Cập nhật nội dung chi tiết về Vị Thuốc Quý Đền Từ Cơm Rượu Và Cách Làm mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cơm rượu nếp ủ lên men không chỉ là món ăn ngon, mà rượu nếp cẩm còn là vị thuốc vô cùng tốt giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Tìm hiểu các tác dụng của rượu nếp đối với sức khỏe và tác dụng trong việc làm đẹp.
Chính bởi vị cay nồng, cơm rượu trở thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian vào ngày này, con người phải ăn những thứ cay, nóng, chua, đắng để giết “sâu bọ” (giun, sán, ký sinh trùng) trong cơ thể.
Cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp, nấu chín thành cơm, lót lá chuối, rải để nguội. Sau đó, dùng men làm rượu giã nhỏ, cho cả hai thứ vào âu (bình thủy tính, sứ…) theo nguyên tắc một lớp men, một lớp cơm xen lẫn, mỗi lớp cỡ 3-4 cm. Ủ 3-4 ngày, hỗn hợp này sẽ ra nước, tức là đến lúc chín, có thể ăn.
Rượu từ lâu đã trở thành đồ uống mang hương vị truyền thống của ẩm thực Việt và là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, được dùng như đồ uống khai vị trong các bữa tiệc, giỗ chạp, liên hoan, trong các dịp lễ tết…
Nguyên liệu làm cơm rượu nếp cẩm
Rượu nếp hay còn gọi là cơm rượu được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.
Chế biến được rượu nếp quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-50 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.
Tác dụng của rượu nếp
Rượu nếp là vị thuốc trong Đông y
Trong đông y nếp cẩm là loại thuốc có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Gạo nếp cẩm nấu xôi là loại thuốc hữu hiệu giúp cho những người yếu bao tử hay bị viêm loét bao tử, khó khăn trong việc tiêu hóa cơm tẻ.
Do hạt nếp có chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên có tác dụng chữa một số bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng… Người thường xuyên ói mửa, có thể lấy một nắm nếp cẩm rang khô, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm., sẽ cho tác dụng tốt.
Cơm rượu nếp cẩm là vị thuốc quý
Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.
Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Do đó, chúng ta ăn cả nước lẫn cái của cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường cũng như tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Rượu nếp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 – 60ml rất tốt.
Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.
Gạo làm rượu nếp rất nhiều chất dinh dưỡng
Rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo. Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1.
Rượu nếp tốt cho tim mạch
Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu nếp cẩm còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột qụy và cao huyết áp.
Tác dụng hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu
Nghiên cứu còn cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu và có thể là liệu pháp thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân không dùng được loại thuốc này. Vì được làm từ gạo nếp nên rượu nếp hay cơm rượu là một món ăn ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Hiện nay, rượu nếp không chỉ thấy bán trong dịp Tết Đoan ngọ mà có những gánh rượu nếp bán rong quanh năm rất đắt khách, nhất là món cơm rượu nếp cẩm.
Rượu nếp có tác dụng làm đẹp
Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Rượu nếp cẩm giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối khi đi ngủ, đảm bảo da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng hơn trước rất nhiều lần. Ngoài ra bạn còn có thê kết hợp giữa nếp cẩm với sữa hoặc trứng gà để làm mặt nạ giúp chăm sóc da trở nên trắng đẹp hơn mỗi ngày.
Tác dụng của rượu nếp với mẹ bầu mới sinh
Nếp cẩm vị ngọt và tính ấm có tác dụng ích khí, bổ huyết, kiện tỳ vị, bồi bổ gan thận, ngưng ho. Chúng đặc biệt tốt những người thiếu máu, hay mắc chứng hồi hộp, hụt hơi… và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.
Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.
Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con.
Canxi, axit folic và vitamin D là những chất quan trọng mà mẹ và bé đều rất cần sau khi sinh. Chúng cũng có dồi dào trong nếp cẩm.
Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Cách sử dụng cơm rượu nếp cho mẹ bầu mới sinh
Mẹ có thể trộn cùng sữa chua để ăn. Sự kết hợp này giúp cho mẹ đẹp da, bổ máu và rất có lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra, nếu mẹ bị suy nhược sau sinh thì nên ăn cách ngày lòng đỏ trứng gà với cốt rượu, đây là bài thuốc chống suy nhược hiệu quả và nhanh chóng giúp mẹ lấy lại được sức khỏe.
Tuy nhiên mẹ không nên cố ép mình ăn mà chỉ ăn khi cảm thấy thích. Nếu mẹ cảm thấy nóng cổ hay có cảm giác khó tiêu thì không nên dùng.
Mẹ cũng nên dùng kèm một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc sau khi dùng cơm rượu nếp cẩm vì chúng kích thích tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Đặc biệt, nếu mẹ sinh mổ thì không nên ăn vì cơm nếp có thể khiến vết mổ lâu lành.
Cách làm rượu nếp ngon tốt cho sức khỏe
Cách làm cơm rượu nếp cẩm
Bước 1: Chọn gạo
– Gạo gì cũng có thể nấu rượu, thậm chí ngô, sắn đều nấu được. Nhưng rượu nếp ngon thì phải dùng nếp cái hoa vàng, không tách cám (gọi là nếp lứt), hoặc nếp cẩm (miền Nam gọi là nếp than).
– Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu không đậm.
Bước 2: Nấu cơm, ủ men
– Muốn rượu ngon thì men phải ngon, men là bí quyết quyết định rượu ngon cỡ nào. Bạn có thể mua men ở các chợ về sử dụng. Cho men vào cối đá, dùng chày miết cho đến khi sờ tay mịn. (Lưu ý: không dùng tay bóp men, rượu sẽ mất ngon).
– Gạo nếp cho ngâm khoảng 12 giờ, sau đó đồ chín như đồ xôi, cơm chín cho ra sàng, để nguội. Tiếp tục cho vào chõ, đồ lần thứ 2. Hạt xôi lúc này căng bóng không nát và bên trong phải mềm. Lại cho ra sàng để nguội.
– Khi cơm nguội hoàn toàn thì trộn men. Rắc men lên mặt cơm. Sau đó trộn đều cơm và men, trộn càng đều thì rượu càng nhanh ngấu và không bị chỗ khô chỗ xác.
– Trộn xong, dùng rổ bằng tre lót bên trong bằng 2 cái lá sen to, mùa đông thì dùng lá ráy, hơ qua lửa (tất cả là 4 lá) hoặc để trên vung nồi cho chín lá, lót xuống đáy rổ rồi đổ cơm lên. Sau cùng lấy 2 cái lá che kín bên trên. Sau đó, bạn cho rổ cơm vào nồi inox và đậy kín lại.
Mách nhỏ: Để rượu nhanh ngấu ta có thể trộn thêm ít đường – 1kg gạo 1 thìa đường, không phải để cho ngọt mà để thúc đẩy quá trình lên men.
Bước 3: Thành phẩm
Rượu nếp cẩm
– Nếu làm rượu nếp để uống thì để chừng 5 ngày – 1 tuần cho ngấu, để chỗ thoáng mát. Phải trông chừng từ ngày thứ 3 trở đi là có nước rượu tiết ra. Lấy chai thủy tinh chưng cất.
– Muốn lấy nhanh nước rượu thì mỗi ngày đem ra nắng phơi khoảng 1 giờ, đừng phơi giữa trưa hoặc chiều.
– Khi nào bạn thấy hạt cơm xác lại, hết nước bên trong thì đem ép cho ra hết nước, bỏ bã.
– Tất cả chỗ rượu cất được đổ lại nồi cho trộn đều lẫn với nhau. Rượu nếp ngọt lịm và rất tốt cho phụ nữ. Nếu cất trong chai thủy tinh khô sạch thì để ở ngoài cũng được 1-2 tháng, còn lâu hơn thì để tủ lạnh. Rượu để lạnh uống ngon nhất, không cần pha chế gì vì nó đã ngọt rồi.
Cơm rượu nếp cái Hoa Vàng
– Nếu bạn ăn cơm rượu thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được (tầm 3 ngày). Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.
GỌI NGAY 0909 945 970 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ GIAO HÀNG HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CHÚNG TÔI ĐANG ĐỢI CUỘC GỌI TỪ BẠN!
Bạn muốn mở đại lý kinh doanh gạo, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?
Bạn đang tìm nhà cung cấp gạo từ thiện cho chùa hay tổ chức từ thiện?
Bạn muốn lựa chọn loại gạo phù hợp với gia đình mình?
Bạn quan tâm giá cả lúa gạo trên thị trường, hay muốn tìm nguồn gạo giá thấp mà chất lượng cao?
Bài Thuốc Từ Tỏi Ngâm Rượu Giúp Cơ Thể Luôn Khỏe Mạnh
Tỏi ngâm rượu là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể dùng rượu tỏi chữa bệnh dạ dày, viêm xoang, rượu tỏi chữa yếu sinh lý, các bệnh xương khớp… Nắm rõ cách ngâm rượu tỏi và cách dùng sẽ giúp bạn sử dụng bài thuốc được an toàn, hiệu quả.
Vì sao nên dùng tỏi ngâm rượu để chữa bệnh?
Không chỉ ở nước ta mà từ lâu, tỏi đã được người dân nhiều nước khác nhau trên thế giới sử dụng để chữa bệnh. Chúng ta có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dùng tỏi ngâm rượu để chữa bệnh được cho là phương pháp mang lại tác dụng tối ưu nhất. Trước khi đi tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì, chúng ta hãy đi tìm xuất xứ của bài thuốc này. Vậy nó có nguồn gốc từ đâu?
1. Nguồn gốc của rượu tỏi
Đây là bài thuốc là bắt nguồn từ đất nước Ai Cập. Điều này được xác nhận chính bởi chính tổ chức y tế thế giới (WHO). Bởi vào những năm 70 của thế kỷ XX, Ai Cập là một đất nước nghèo nàn, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhưng khi được kiểm tra thì sức khỏe của người dân nơi đây lại tốt, tuổi thọ trung bình của người dân cũng ở mức tương đối cao.
Để tìm hiểu vấn đề này, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đích thân cử chuyên gia đến Ai Cập tiến hành nghiên cứu. Trải qua một thời gian tìm hiểu và thăm dò, họ đã phát hiện ra rằng trong mỗi gia đình ở đây đều có một hũ rượu ngâm tỏi. Chính họ cũng thừa nhận rằng họ có thể dùng rượu tỏi trị trào ngược dạ dày, rượu tỏi chữa bệnh trĩ… Từ đó, những cuộc thí nghiệm và nghiên cứu về công dụng của rượu tỏi được tiến hành. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, trong rượu tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có thể chữa được rất nhiều bệnh lý khác nhau.
2. Thành phần dinh dưỡng trong tỏi
Trong thành phần của tỏi chứa các hoạt chất acillin, ajoen, liallyl sunfid… Đây đều là những chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau, có tác dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn virus… Vì thế, tỏi còn được gọi bởi cái tên là chất kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều các dưỡng chất khác như vitamin, canxi, mangan, photpho… Do đó, ăn tỏi thường xuyên cũng sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, gia tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng sẽ được cải thiện.
Cũng theo Y học cổ truyền, tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ôn, hơi độc, được dùng để giải nhiệt, sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, trừ phong, hạch ở cổ, tiêu đờm… Vì vậy, từ lâu mà nó cũng đã được dân gian áp dụng để chữa nhiều bệnh lý. Từ những lý do trên mà ta thấy, dùng rượu tỏi để chữa bệnh là điều hoàn toàn có cơ sở.
Tỏi ngâm rượu có tác dụng gì?
1. Rượu tỏi có tác dụng chữa bệnh viêm khớp
Theo nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa chất oxy hóa do vậy mà nó được dùng nhiều trong việc điều trị viêm khớp. Đặc biệt là với những người già, việc xoa bóp bằng rượu tỏi vừa có tác dụng giảm đau và vừa điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh công dụng trên, thành phần selen có trong tỏi giúp ngăn chặn những phản ứng viêm cho cơ thể.
Trong mỗi gia đình, cần có bình ngâm rượu tỏi nhất là trong mùa đông và đặc biệt trong nhà có người già. Rượu tỏi giúp giảm đau và điều trị viêm khớp nhẹ nhàng nhất là trong thời tiết giao mùa.
2. Rượu tỏi giúp điều trị bệnh hô hấp
Ngoài điều trị viêm họng nói riêng, ngâm rượu tỏi còn giúp điều trị bệnh hô hấp hiệu quả như viêm xoang. Với đặc tính và công dung như trên thì bạn nên dùng rượu tỏi để đạt được hiệu quả.
3. Rượu tỏi giúp bảo vệ tim mạch
Những thành phần trong tỏi và rượu giúp điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường. Đồng thời nó còn giúp phòng ngừa nguy cơ bị xơ vữa động mạch hiệu quả.
Một số chất có trong tỏi như Phitoncid, hoạt tính màu vàng có khả năng đánh tan chất béo, giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng máu nhiễm mỡ. Không chỉ vậy những người bị hở van tim cũng nên sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh hở van tim hiệu quả hơn.
4. Rượu tỏi giúp hỗ trợ đường tiêu hóa
Nhắc đến công dụng của tỏi thì không thể không kể đến nó tốt cho đường tiêu hóa. Cụ thể tỏi có chứa nhiều axit amin có khả năng lên men tự nhiên. Do đó tỏi có khả năng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Những người hay gặp phải những biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, ợ chua hoặc bị viêm loét dạ dày thì nên uống rượu tỏi để giảm thiểu tình trạng này.
Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi ngay tại nhà
Trong tỏi có nhiều chất rất có lợi cho sức khỏe. Việc sử dụng rượu tỏi giúp tăng cường đề kháng cũng như chữa được một số bệnh.
1. Nguyên liệu:
Tỏi: 300 gr (Ngoài tỏi Lý Sơn, tỏi đen, bạn có thể dùng các loại tỏi thông thường để ngâm rượu)
Rượu gạo (loại 40 – 42 độ): 600 ml
Chum sành hoặc hũ/chai thủy tinh sạch
2. Cách sơ chế như sau:
– Tỏi mua về rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, bạn bóc vỏ và xắt lát mỏng. Sở dĩ như vậy vì tỏi khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao.
– Bạn xếp tỏi vào chum sành hoặc hũ sạch (loại có nắp đậy). Tiếp theo, bạn cho rượu gạo vào sao cho đúng theo tỉ lệ 1 phần tỏi ngâm cùng 2 phần rượu. Tức là 300 gr tỏi ngâm cùng 600 ml rượu gạo.
– Sau khi đã đổ rượu vào ngâm, bạn đậy kín nắp và để chum sành hoặc hũ rượu ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 25 độ C). Thời gian ngâm rượu là 2 tuần. Sau khi ngâm đủ thời gian trên thì bạn mới lấy rượu đã ngâm ra dùng.
3. Cách bảo quản:
Rượu tỏi khi ngâm xong bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng khoảng dưới 25 độ C.
Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Rượu ngâm sử dụng lâu được nhưng sẽ bị mất những công dụng của nó, thời gian lý tưởng là sử dụng trong khoảng thời gian 1 năm.
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng tỏi ngâm rượu
Tỏi có tác dụng rất thần kì cũng như điều trị được các bệnh lí, nhưng chúng ta cũng cần thận trọng khi sử dụng nó:
Những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phẫu thuật không nên dùng rượu tỏi vì nó sẽ ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu.
Không nên dùng rượu tỏi cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Những người mắc bệnh gan hay thân hay tiểu đường cũng cần phải cân nhắc khi sử dụng.
Những người cao tuổi, hay thường gặp các bệnh tiêu chảy cũng nên hạn chế dùng rượu tỏi này. Nếu muốn sử dụng cần phải có sự cân nhắc kĩ lưỡng cũng như sự tư vấn của bác sĩ.
Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi màu xanh
1. Cách ngâm rượu tỏi màu xanh
Để tỏi ngâm rượu không bị xanh, hãy chọn củ tỏi đã già, không dùng tỏi non, tỏi đã bị mốc hoặc mọc mầm.
Dùng rượu để rửa sơ qua. Lưu ý là bạn sử dụng loại rượu nào để ngâm thì hãy dùng rượu đó để rửa.
Trước khi cho tỏi vào bình, đem chúng bỏ vào chảo và bắc lên bếp. Bạn sao tỏi với ngọn lửa nhỏ, cứ đảo đều tay trong khoảng 3 – 4 phút thì tắt bếp. Tuy nhiên, cần phải thật cẩn thận, đừng để cho chúng bị cháy. Sau đó cho tỏi vào bình và ngâm như thường.
2. Rượu tỏi màu xanh có dùng được không?
Nhiều người vẫn thường e ngại và sợ không dám dùng rượu tỏi khi chúng bị chuyển sang màu xanh. Vậy rượu tỏi màu xanh có dùng được không? Theo các chuyên gia, rượu tỏi bị chuyển sang màu xanh là điều bình thường. Vì bạn sử dụng tỏi non để ngâm rượu nên chúng mới bị xanh, nó không gây ra tác hại gì đối với sức khỏe. Do đó, nếu vẫn còn băn khoăn rượu tỏi màu xanh có dùng được không thì câu trả lời là có.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
cách ngâm rượu tỏi mật ong
cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp
cách ngâm rượu tỏi không bị xanh
rượu tỏi ngâm lâu có uống được không
tác hại của rượu tỏi
lưu ý khi dùng rượu tỏi
cách uống rượu tỏi như thế nào
tỏi ngâm rượu chữa bệnh cao huyết áp
Bí Quyết Làm Cơm Rượu Từ Gạo Lức, Muối Mè
Như bạn cũng đã biết, nếp lứt được nhiều nghiên cứu khẳng định có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch. Nếp lứt còn được bổ sung vào thực đơn giảm cân, kết hợp lên men làm thành món cơm rượu – món ngon bài thuốc vô cùng độc đáo.
Cách làm cơm rượu ngon từ gạo nếp lứt với muối mè là sự kết hợp sáng tạo giữa các nguyên liệu khá quen thuộc với chúng ta, tuy vậy không phải ai cũng biết. Món ăn này không chỉ mang lại hương vị mới lạ, còn là bài thuốc giúp hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý trong Đông y.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cơm rượu nếp lứt với mèCách làm cơm rượu ngon từ gạo nếp lứt và mè cho phần ăn 4 người, cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:
10 trái dừa tươi
1kg gạo nếp lứt.
0.5 gram muối ăn – khoảng 1 nhúm nhỏ trên 1 thìa cà phê.
100 gram mè đã được rang.
200 gram đậu xanh.
Từ 2 đến 3 viên men ngọt làm cơm rượu.
50 ml nước đường.
Điều thú vị làm nên hương vị độc đáo trong cách làm cơm rượu ngon từ nếp lứt muối mè là có sử dụng thêm nước dừa tươi. Nguyên liệu này giúp tăng thêm vị béo ngậy, hương thơm nồng khó quên của món cơm rượu quen thuộc. Đặc biệt, chính các thành phần này sẽ giúp cơm rượu trở nên dễ ăn hơn.
Cách làm cơm rượu ngon từ nếp lứt kết hợp muối mèBước 1:
Ngâm nếp lứt qua đêm để gạo mềm ra. Cách làm cơm rượu gạo nếp lứt khác với các loại gạo khác ở thời gian ngâm nước. Nếp lứt càng ngâm lâu, càng nảy nở và giải phóng nhiều enzyme có lợi. Hơn nữa, loại gạo này rất cứng nên cần ngâm lâu trong nước sạch.
Đậu xanh chỉ cần ngâm nước trong vài tiếng để mềm. Với dừa tươi thì cắt ngang, chắt riêng phần nước và giữ trái. Rang mè cho đến khi ngả qua màu vàng, đồng thời tán nhuyễn men cơm rượu thành bột mịn.
Bước 2:
Khi cơm còn ấm ấm, bắt đầu rải đều men lên và trộn nhẹ nhàng. Cách làm cơm rượu ngon thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào công đoạn này. Vì nếu bạn để cơm còn quá nóng, nhiệt độ cao sẽ làm men chết, còn nhiệt độ thấp sẽ vô hiệu hóa tính năng của men.
Bước 3:
Hỗn hợp cơm trộn men làm cơm rượu chia thành các phần để cho vào trái dừa, lấy nước đường rưới nhẹ lên trên. Sau đó, đậy nắp dừa, bắt đầu ủ khoảng 3 ngày để lên men.
Bước 4:
Món ăn thành công nếu các hạt cơm rượu tơi, rời nhau chứ không bám dính. Với cách làm cơm rượu ngon từ gạo nếp lứt và nước dừa tươi lạ vị này, bạn có thể chắt riêng phần nước cơm rượu ra đong vào chai thủy tinh bảo quản dùng lâu, hoặc đổ vào chén để tận hưởng ngay.
Ăn cơm rượu nếp lứt muối mè có tác dụng gì đến sức khỏe?Thành phẩm cơm rượu nếp lứt nấu với nước dừa tươi, còn có sự góp phần của mè, sẽ mang hương thơm thoang thoảng và nồng nàn, vô cùng quyến rũ. Màu nước cơm rượu nâu nhạt, hạt cơm thì tròn, đều, ăn vào tê tê đầu lưỡi, ngọt nhẹ, không gắt cũng không quá cay. Được chế biến với phương pháp ủ lên men làm cơm rượu truyền thống, món ăn này mang nhiều công dụng vô cùng hữu ích đối với sức khỏe người sử dụng.
Hẳn chúng ta đều biết, công dụng của cơm rượu là tăng cường kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, ăn cơm rượu làm đẹp da, giảm cân, ít khi gây béo. Khi sử dụng nguyên liệu từ nếp lứt, ngay cả khi kết hợp với các nguyên liệu khác, món ăn này vẫn là bài thuốc giúp dự báo và phòng ngừa các bệnh lý về tiểu đường, hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh về thiếu máu, thiếu sắt rất hiệu quả. Đặc biệt, với những bạn nào muốn giảm cân bằng cơm rượu, có thể tham khảo công thức thực hiện món ăn này để bổ sung vào thực đơn giảm cân của mình, dùng với liều lượng hợp lý sẽ cho kết quả như mong đợi.
Đặt hàng và tư vấn: 0394 377 057
Cách Ngâm Bình Rượu Ngâm Rắn Hổ Mang Từ Thầy Thuốc Đông Y Và Công Dụng Của Nó Với Sức Khỏe
Rắn hổ mang một loại rắn cực độc nhưng là một vị thuốc quý trong đông y được ghi nhận có tác dụng tốt tới sức khỏe con người. Hiện nay những bình rượu ngâm rắn hổ mang đẹp rất được thượng khách quý trọng, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang giá trị đam mê, thỏa mãn niềm yêu thích rượu quý.
Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về rượu rắn hổ mang, cách ngâm, tác dụng, cách sử sụng… chúng tôi xin trích dẫn một số tài liệu về vị thuốc rượu rắn quý này.
Cách ngâm bình rượu rắn hổ mang chuẩn hương vị
Đối với bình rượu ngâm rắn hổ mang được chia thành các loại như ngâm rắn hổ mang chúa, ngâm rắn hổ mang tươi, ngâm rắn hổ mang khô và mỗi loại cần thực hiện theo những yêu cầu khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Cách chế biến rắn hổ mang trước khi ngâm bảo vệ sức khỏe
Khi ngâm rắn hổ mang dù là rắn hổ mang chúa hay rắn hổ mang cỡ trung thì việc loại bỏ nọc độc của rắn là điều quan trọng nhất để bảo vệ tính mạng của người sử dụng bởi nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm.
Lưu ý: Nếu không có kinh nghiệm tốt nhất không tùy ý ngâm loại rượu rắn này.
Trước hết cần lựa chọn 3 con của các loại rắn khỏe mạnh còn mật vì mật rắn có ý nghĩa lớn trong ngâm rượu. Rắn được mổ loại bỏ hết lục phủ ngũ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa 35 – 40 % rượu. Dùng rượu rửa sạch rắn và sau đó ngâm rắn đã làm sạch vào dung dịch gừng tươi, rượu đế để khử mùi tanh. Chú ý, cần dùng 500g gừng tươi rửa sạch, giã nát, thêm 0,5l rượu 35 – 40% ngâm rắn trong 30 phút, cuối cùng bỏ rắn ra và để khô.
Cho rắn khô vào bình ngâm rượu với dung tích phù hợp, đổ rượu từ 30 – 40% ngập rắn. Thời gian ngâm lần đầu là 30 ngày và sau đó tiếp tục ngâm lần 2 và lần 3. Lần 2 ngâm 20 ngày và lần 3 ngâm 15 ngày.
Đó là các cách làm bình rượu ngâm rắn hổ mang mà các gia đình khi ngâm rượu rắn cần chú ý. Hãy đặc biệt chú ý loại bỏ nọc độc của rắn để không gặp phải những tai nạn đáng tiếc khi sử dụng.
Đối với các bình rượu rắn hổ mang chúa có tác dụng đặc biệt tích cực cho bệnh xương khớp và điều này đã được chứng minh qua những nhận định y học.
Song song với điều đó, rắn hổ mang chúa cũng có tác dụng giúp giảm đau, giảm viêm khớp, ngăn ngừa và khắc phục những tổn thương sẵn có của xương khớp. Cao rắn hổ mang chúa chứa Saponozit, Protit và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, D, vitamin nhóm B (như B1, B2, B6…), Folic axít, Canxi, Sắt, Magie và Kẽm… giúp ích lớn trong việc nuôi dưỡng sụn khớp, bảo vệ và làm bền vững dây chằng.
Rượu rắn hổ mang thường được dùng trong các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm và rượu rắn phát huy được tốt tác dụng của chúng đối với việc khắc phục những tình trạng bệnh này.
Tuy nhiên, khi sử dụng các bình rượu ngâm rắn hổ mang chúa các gia đình cần chú ý tới những điểm sau:
– Những người mắc các chứng tăng huyết áp, tim mạch hay bệnh gout chú ý không nên sử dụng rượu rắn.
Khi mua bình rượu rắn hổ mang các gia đình cũng thường phân vân về giá 1 bình rượu rắn bao nhiêu. Gía 1 bình rượu rắn không cố định, chúng tùy thuộc vào loại rắn, trọng lượng của con rắn ngâm trong bình. Khi mua bình rượu ngâm rắn các gia đình nên lựa chọn địa chỉ uy tín để có được các dòng sản phẩm chất lượng, hàng thật an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.
Khuyến cáo: Ngoài sử dụng rượu rắn hổ mang có thể dùng rượu nhung hươu, rượu đông trùng hạ thảo, rượu sâm ngọc linh cũng có tác dụng tương tự như rượu rắn, một số trường hợp tác dụng tốt hơn vừa an toàn, hiệu quả không lo biến chứng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vị Thuốc Quý Đền Từ Cơm Rượu Và Cách Làm trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!