Top 10 # Xem Nhiều Nhất Video Cách Làm Dưa Món Ngày Tết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Jetstartakeontheworld.com

Video Hướng Dẫn Cách Làm Dưa Món Chống Ngán Cho Ngày Tết

Có thể bạn thích công thức này 5 món dưa muối giản đơn chống ngán cho ngày tết Trong mâm cơm ngày tết không thể thiếu những món dưa hành, dưa kiệu…để

Có thể bạn thích công thức này 5 món dưa muối giản đơn chống ngán cho ngày tết

1 – Su hào muối

Su hào muối

Nguyên liệu cho món su hào muối : – 2 củ su hào non, cắt sợi – 2 quả ớt ngọt đỏ hoặc cà sốt, cắt sợi – 2 tép tỏi bằm – 1 muỗng nước mắm – 1 ít nước – Tiêu – 1 muỗng đường nâu – Chanh – Rau răm cắt nhỏ

Cách làm su hào muối : – Cho su hào, ớt ngọt cùng tất cả các gia vị và rau thơm vào tô to, trộn thật đều. Để yên cho thấm gia vị. Sau 10 phút có thể dọn ăn.

2 – Cải bẹ muối :

Cải bẹ muối

Để chuẩn bị sẵn cho món cải bẹ muối các Bạn cần phải chuẩn bị sẵn những nguyên liệu sau : -Dưa cải bẹ: 4 kilogram , rửa thật sạch, để ráo nước (sẽ được 2 kilogram bẹ dưa thành phẩm) – Thái riêng phần lá và phần cuộng – Lấy phần cuộng dưa, thái vát miếng nhỏ vừa ăn (dài khoảng 3,5 cm đến 04cm) – Cho phần cuộng dưa vào một chiếc hộp có nắp đậy.

Các bước muối cải bẹ : – Pha nước mắm chua ngọt vừa ăn để “ghém” rau như sau: Công thức cho 2 kilogram bẹ dưa thành phẩm: – 100 gram đường kính trắng hoặc đường hoa mai càng ngon + 0,1 lít nước mắm ngon + 0,1 lít dấm gạo + 0,2 lít nước ấm + Ớt tươi và tỏi băm nhuyễn lượng vừa phải theo khẩu vị. – Cho phần nước mắm vừa pha chế vào hộp đựng cuộng dưa sao cho nước chấm ngập xâm xấp cuộng dưa là được. – Đậy kín nắp hộp, để khoảng 2 ngày sau là có phần dưa chua ngọt ăn kèm ngon tuyệt.

3 – Cà rốt muối :

Cà rốt muối

Nguyên liệu cần thiết cho cà rốt muối : – ½ (một phần hai) chén giấm trắng – ½ (một phần hai) chén nước – 1 lá quế; – 2 muỗng canh muối; 2 muỗng cà phê mật ong; 2 muỗng cà phê ớt bột; 6 quả ớt chuông xanh, cắt miếng nhỏ, bỏ hạt; 1 củ cà rốt gọt bỏ vỏ và cắt thành hình tròn bánh xe; 1 củ hành tây bóc vỏ và cắt hành hình vòng tròn; 6 củ tỏi, bóc vỏ, tẽ nhánh.

Cách làm cà rốt muối : – Đặt tất cả các thành phần trong chảo và nấu sôi trên lửa vừa. Tiếp tục đun cho đến khi chúng chuyển màu. tắt lửa và để nguội. – Khi đã nguội, cho tất cả vào lọ thủy tinh đậy kín lại, để trong tủ lạnh ăn dần. – Cái này có thể ăn kèm với khoai tây chiên hoặc ăn như món rau ghém. 4- Rau cần muối cải bắp :

Rau cần muối cải bắp

Nguyên liệu cần chuẩn bị sẵn cho món rau cần muối cải bắp : – Rau cần (chọn loại thân có màu xanh đậm thì dưa sẽ giòn hơn), bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá, hành tím, nước muối dưa.

Cách làm rau cần muối cải bắp : – Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa thật sạch, cắt khúc khoảng 5cm. – Bắp cải thái sợi. – Rau răm xắt nhỏ. – Hành lá cắt khúc. – Ớt tươi thái vát. – Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa. 5- Rau muống muối :

Rau muống muối

Nguyên liệu cho món rau muống muối : – Gồm rau muống là chủ đạo, các thành phần kèm theo là đường, dấm, muối, ớt, tỏi.

Hoàng Dũng

Tổng hợp & BT: Cẩm Vân (NauNgon.com)

Dưa Món: Cách Làm Dưa Món Ngon Lành Chống Ngán Ngày Tết

Dưa món là một trong những nét ẩm thực rất đặc trưng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh các món dưa món ngày Tết được bày bán trên thị thường, người Việt thường có truyền thống tự tay làm dưa món để đãi gia đình và người thân. Dưa món với vị chua ngọt đặc trưng, sẽ là món chống ngán cho bữa tiệc đầy thịt thà, dầu mỡ vào những ngày đầu năm.

Cách làm các loại dưa món cho ngày Tết.

Đổi mới không khí ngày Tết, thay vì để các bà các mẹ chuẩn bị, hãy thử tự làm dưa món để cả nhà phải xuýt xoa về độ đảm đang với 10 cách làm dưa món ngày Tết này nào.

1. Dưa món – chua ngọt, giải ngán, không thể thiếu cho ngày đầu năm.

Khi bày bánh chưng, bánh tét lên bàn tiệc, sẽ rất thiếu sót nếu thiếu dĩa dưa món chua ngọt ăn kèm. Dưa món với sự kết hợp của dưa leo, củ cải trắng và cà rốt, cùng với nước mắm được nấu chua ngọt, rau củ ngấm đều đậm vị, dọn ăn kèm cùng bánh chưng, bánh tét có vị bùi béo, tạo nên hương vị đặc trưng chỉ có vào ngày Tết.

Cách làm dưa món không khó, nếu không có nắng, nên sấy rau củ trong lò nướng. Dưa món ngon nằm ở bước phơi khô rau củ, vừa giúp bảo quản dưa món lâu, vừa tạo độ giòn, sựt sựt, không chỉ bánh tét, bánh chưng, mà kết hợp cùng các món xào cũng ngon không kém.

2. Dưa giá – giòn giòn, bắt mắt cho bữa cơm Tất Niên.

Dưa giá là dưa món đặc trưng và cơ bản nhất của ngày Tết Việt. Dưa giá thường ăn kèm cùng các món kho, giúp giải ngán khi ăn nhiều dầu mỡ, làm bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.

Xem và lưu cách làm chi tiết:

Để hủ dưa giá để lâu không hư, bí quyết nằm ở việc khử trùng hũ đựng đúng cách. Dưa giá đúng chuẩn sẽ có độ giòn, màu sắc thanh mát với màu trắng của giá, xanh của hẹ, cam của cà rốt, mang vị chua nhẹ, ăn kèm các món kho thì chuẩn bài ngày Tết.

3. Dưa bắp cải – đổi vị, lạ miệng cho thực đơn ngày Tết.

Dưa bắp cải có độ giòn đặc trưng của bắp cải, thêm vị the the của rau răm, rất lạ miệng, thay đổi cho các món dưa món ngày Tết quen thuộc. Dưa bắp cải mà ăn kèm thịt luộc nữa thì ngon chuẩn bài, bởi vị ngọt giòn, kết hợp cùng vị thịt béo ngậy, cho bữa tiệc tất niên đãi khách khi đến nhà.

Bắp cải là món rau quen thuộc dùng để nấu canh, hay làm gỏi, nhưng bắp cải mà đem đi ngâm giấm, thì khá mới lạ bởi vị giòn giòn của bắp cải và cà rốt, kết hợp cùng rau răm hơi cay the, ăn kèm các món ngon ngày Tết nào cũng đều thích hợp.

4. Củ cải ngâm nước mắm – đậm đà, chống ngán cho bữa tiệc gia đình.

Củ cải ngâm nước mắm với củ cải trắng được phơi 1-2 nắng, miếng cải ngâm giòn giòn, sựt sựt, thấm đậm nước mắm chua ngọt. Củ cải ngâm là dưa món chua ngọt đặc trưng của Tết miền Bắc, thường ăn kèm bánh chưng, bánh tét, hay cơm nóng đều ngon và bắt vị.

Cách làm dưa món mặn muốn ngon, nên chọn loại củ cải không quá non hay quá già, và nên chọn củ còn tươi. Củ cải ngâm nước mắm ngon lành còn quyết định ở nước mắm ngâm, tuy hơi cầu kỳ, nhưng thành quả lại rất xứng đáng, giúp món bánh chưng, bánh tét ngày Tết không còn ngậy khi dùng đến.

5. Củ kiệu – trắng giòn, tròn vị cho ngày Tất Niên.

Nhắc đến ngày Tết, là nghĩ ngay đến củ kiệu ngâm chua ngọt, nếu Tết miền Bắc có củ cải ngâm mắm thì Tết miền Nam có củ kiệu ngâm chua ngọt. Củ kiệu ngâm với vẻ ngoài trắng giòn, thường được bày kèm tôm khô trên bàn để đãi khách ngày Tết.

Củ kiểu ngâm chua ngọt thành phẩm phải không bị hăng và đắng, củ kiệu vẫn giữ được màu trắng, không ngả vàng, và có độ giòn ngọt nhẹ, có thể dùng ngay sau 1-2 ngày mà không phải chờ lâu. Bên cạnh tôm khô, củ kiệu ngâm cũng có thể dọn lên bàn ăn kèm cùng đồ xào hay món kho cũng rất hấp dẫn.

6. Cà pháo muối xổi – đậm đà, chóng ngán cho bữa cơm đãi khách.

Cà pháo muối xổi là món dưa món đặc trưng của Tết miền Bắc, cà có màu sắc bắt mắt, vị chua ngọt đặc trưng, cho dù để lâu vẫn không yểu và mềm. Cà pháo muối xổi có vị mằn mặn, không cần ăn kèm các món cầu kỳ, chỉ riêng cơm trắng thôi là đã hết veo nồi cơm rồi.

Cách làm dưa món mặn này, thành phẩm muốn ngon, cần chọn trái cà pháo vừa, không non cũng không già. Thành phẩm cà pháo muối xổi không bị thâm, màu sắc bắt mắt, bảo quản trong tủ lạnh cả tuần đem ra ăn vẫn ngon, không bị mềm và quá chua, chống ngán rất hiệu quả khi ăn quá nhiều đồ béo và dầu mỡ.

7. Hành ngâm chua ngọt – màu sắc bắt mắt, hương vị khó cưỡng.

Nhắc đến hành tím, nhiều người sẽ hơi e ngại vì độ hăng và mùi của nó. Tuy nhiên với món dưa món chua ngọt này, hành ngâm lại có độ giòn, vị chua cay mặn ngọt có đủ, mùi hăng khó chịu ban đầu cũng mất đi, là món dưa món ngày Tết rất được yêu thích.

Xem và lưu cách làm chi tiết:

Hành tím ngâm khoảng 1 đến 3 tuần là có thể ăn, tùy theo độ chua ngọt của khẩu vị cả nhà. Với cách làm hành tím ngâm chua ngọt này, hành tím vẫn giữ được màu tím bắt mắt, vị chua ngọt, và độ giòn tự nhiên, bày lên bàn tiệc sẽ thu hút ánh nhìn của cả nhà.

8. Dưa cải chua – Chua chua, ngọt ngọt, chuẩn vị mời cả nhà.

Dưa cải chua là món dưa chua quen thuộc, không chỉ ngày Tết, mà còn xuất hiện hầu hết trong các bữa cơm gia đình mỗi ngày. Dưa cải chua có thể dùng nấu canh, hay xào cùng thịt, chiên cơm, đều rất hấp dẫn, là món dưa món đặc trưng của ngày Tết.

Muốn dưa cải chua ngon, nên chọn mua những cây cải có lá không quá già cũng không quá non để giúp món dưa cải không bị quá xơ hoặc bị đắng. Vẫn không quên khử trùng bình ngâm, để cải chua lên men tốt, và có thể giữ lâu được. Dưa cải chua làm xong có thể ăn ngay sau 2 ngày. Dưa cải chua nhà làm nên an toàn, và vị chua mặn cũng gia giảm tùy theo khẩu vị gia đình.

9. Kim chi dưa leo – mới lạ, chống ngán chuẩn vị Hàn.

Kim chi dưa leo với vị giòn giòn, không hăng, thấm đều gia vị tạo nên vị chua cay mặn ngọt rất lạ miệng. Điểm đặc biệt của kim chi dưa leo nằm ở chỗ, không cần phải đợi lâu, có thể dùng kim chi dưa leo ngay sau khi làm xong, rất tiết kiệm thời gian cho bữa tiệc Tết với gia đình.

Xem và lưu cách làm chi tiết:

Nguyên liệu và cách làm kim chi dưa leo tuy hơi cầu kỳ, nhưng vị ngon của dưa leo muối lại khá lạ miệng, vị cay cay nhẹ của kim chi dưa leo sẽ át đi vị béo ngậy của đồ ăn dầu mỡ, ăn kèm cơm nóng lại rất đưa cơm. Vậy là không cần phải nấu nhiều món thượng hạng, bàn tiệc ngày Tết đãi khách cũng đã rất hấp dẫn.

10. Dưa rau muống – chua ngọt, quen thuộc cho bữa cơm nhà ngày Tết.

Rau muống là món rau quen thuộc đặc trưng của ẩm thực Việt. Dưa rau muống cũng là món dưa món rất quen thuộc của ngày Tết, với độ giòn của rau muống, kết hợp mùi thơm của tỏi và màu sắc bắt mắt của cà rốt, thoạt nhìn thôi đã rất hấp dẫn rồi.

Cách làm dưa rau muống cũng rất đơn giản. Điểm đặc biệt của dưa rau muống là chỉ dùng phần cọng, sau đó mang đi trụng sơ để giữ màu xanh. Xếp xen kẽ rau muống, cà rốt, tỏi, sau đó đổ nước giấm pha chua ngọt vào. Không cần ngâm quá lâu, dưa rau muống có thể ăn sau 1-2 ngày. Dưa rau muống ăn kèm các món kho hay đồ xào đều rất ngon, không chỉ là món ăn kèm chống ngán, mà còn là món ngon thu hút khẩu vị của mọi người.

Mong rằng với 10 cách làm dưa món ngày Tết này, bạn sẽ không còn đắng đo tìm kiếm nguồn dưa món đảm bảo, mà có thể tự tay làm các món dưa món cho cả nhà, vừa có thể mạnh miệng ăn nhiều, vừa hợp khẩu vị gia đình nữa đấy.

Cách Làm Món Dưa Kiệu Chua Ngọt Ngon Ngày Tết

Món củ kiệu ngâm có vị chua thanh quyện lẫn vị ngọt dịu, ăn giòn sẽ giúp bữa ăn của gia đình bạn ngon hơn và đỡ ngán. Món này sẽ rất “đắt” vào các bữa tiệc nhiều thịt, nhất là trong dịp Tết.

Nguyên liệu:

1 kg củ kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)

1/2 kg đường

Giấm nuôi

Cục phèn chua (bằng một lóng tay)

1 muỗng cà phê muối

1củ tỏi lột vỏ

Bạn nên chọn loại kiệu Huế, tuy làm lâu nhưng lại giòn và ngon hơn kiệu lá hay kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh. Kiệu trâu có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như kiệu Huế. Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng.

Cách làm:

Kiệu rửa sạch đất, trộn 1/2 chén muối (hoặc tro bếp), đổ nước xâm xấp, ngâm kiệu từ tối đến sáng (12 tiếng) và đem rửa sạch nhiều lần. Ngâm tiếp vào nước phèn chua rồi phơi nắng một giờ (trong nước phèn chua) và xả sạch nhiều lần.

Đem kiệu cắt chân và lá gọn gàng.

* Cách 1:

Ngâm kiệu trong nước đường: Muốn món kiệu giòn và để được lâu bạn cho đường vào trộn sao cho đường thấm kiệu rồi để 7 – 14 ngày. Khi đó món kiệu sẽ chua tự nhiên, rất giòn, trong và để lâu không bị chua đậm hay hóa rượu. Sau đó nấu giấm nuôi nấu sôi để thật nguội cho một ít kiệu đã ướp đường vào ngâm.

Lưu ý: Trong quá trình ướp kiệu thỉnh thoảng ta rưới nước đường lên kiệu và đậy kín, để thật vệ sinh. Cách này sẽ tốn nhiều thời gian trong suốt quá trình làm.

* Cách 2:

Nấu hỗn hợp giấm đường ngâm kiệu: Nấu 1 chén giấm + 1 chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối nấu tan đường, tắt bếp, để thật nguội.

Sau đó xếp kiệu vào keo.

Chế giấm đường vào, để khoảng 2 tuần là có thể dùng được.

Lưu ý: Dùng bao nylon sạch, bỏ vào một chút nước, cột bao lại, bỏ lên trên kiệu để tránh trường hợp kiệu bung lên không ngập trong nước. Khoảng 2 tuần sau, nước kiệu sẽ ra. Vì thế nhìn vào kiệu sẽ trong và đẹp.

Nếu các bạn muốn hũ kiệu thật đẹp thì nên thay 2 lần nước kiệu: Lần đầu: Nấu 1 chén giấm + 1 chén đường đầy +1/4 muỗng cà phê muối nấu tan, để thật nguội, ngâm kiệu khoảng một tuần. Sau đó đổ nước đi và thay thế bằng lần nước thứ 2 (1 chén giấm +1 chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối) rồi ngâm thêm một tuần nữa là có thể dùng được).

Theo VnExpress

Nguyên liệu:

1 kg củ kiệu ngon

300g muối

150g đường

1 lít giấm

1 muỗng canh vôi trắng

1 muỗng cà phê phèn chua.

Thực hiện:

Kiệu chọn loại ngon, cắt bỏ phần rễ và lá (chỉ cắt bỏ một phần, phần còn lại sau khi ngâm sẽ cắt tiếp).

Hòa 150g muối + ½ lít dấm, ngâm kiệu trong khoảng 1 ngày. Vớt ra tiếp tục cắt sát phần gốc rễ nhưng đừng chạm thịt (vì chạm thịt kiệu dễ bị úng), vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước.

Phèn chua đốt trên lửa cho phồng (nhằm giải độc) rồi hòa tan trong 2 lít nước ấm, để nguội. Cho kiệu vào ngâm 1 ngày, (kiệu lúc này rất dễ làm sạch, nên chỉ việc dùng tay chà xát nhẹ, phần vỏ đen bên ngoài sẽ tự bong). Vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước, kiệu sẽ rất trắng và sạch.

Hòa vôi trắng với 2 lít nước lọc, lấy nước trong. Cho kiệu vào ngâm 3 giờ nữa. Vớt kiệu để ráo nước, rồi mang phơi ngoài nắng, chỗ thoáng gió cho khô và hơi héo. Xếp kiệu vào trong hũ thủy tinh hay hũ nhựa cho thật chặt.

Nấu 2 lít nước + 150g muối + 150g đường + ½ lít giấm cho sôi, để nguội. Đổ nước giấm đường đầy hũ. Ngâm kiệu trong khoảng từ 7 – 10 ngày là dùng được.

Cách làm củ kiệu chua ngọt ngon và không hăng cho ngày tết

Không khí Tết đã đến gần, trong thực đơn của gia đình bạn không thể thiếu món Dưa kiệu, một trong những món ăn có thể dùng chung với thịt chân giò, cá rán, thịt quay…

Chúng tôi sẽ mách bạn cách làm Dưa kiệu thật đơn giản.

Nguyên liệu:

1 kg củ kiệu

200 g đường

1/2 lít giấm

1 bát muối trắng

Nguyên liệu khác: 1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.

10 quả ớt đỏ tươi

Cách làm:

Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.

Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.

Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.

Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.

Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.

Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.

Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.

Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.

Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.

Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.

Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.

Để sau 10 ngày là dùng được.

Nếu bạn dùng món này trong thời gian dài, có thể nấu nước đường và giấm mới, sau đó cho vào kiệu để tránh không bị chua và đóng váng trên bề mặt.

Các công đoạn làm kiệu hơi mất thời gian nhưng món kiệu của bạn sẽ thơm ngon và giòn hơn những cách làm thông thường.

Cách Làm Dưa Món Ngon Ngày Tết Cho Mẹ Trổ Tài

Củ kiệu – 100g

Cà rốt – 200g

Đu đủ – 300g

Hành tím – 100g

Su hào – 200g

Ớt trái – 30g

Nước mắm – 0,5l

Đường – 500g

Bột ngọt – 2 thìa nhỏ

Muối – 2 thìa nhỏ

Bí quyết làm dưa món ngon

Đặc biệt, củ kiệu bạn nên chọn củ có thân nở, đuôi mảnh và có thắt eo ở giữa. Củ to, tròn chứa nhiều nước thì không nên chọn. Vì sau khi ngâm, kiệu sẽ rất mau mềm và mất đi độ giòn, ngon.

Cách làm dưa món ngon

Củ kiệu: cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi để ráo.

Hành tím: chọn củ còn nguyên vẹn, bóc bỏ hết vỏ khô bên ngoài rồi cho ra rổ.

Ớt trái: rửa sạch, ngắt bỏ cuống, rồi để ráo.

Đu đủ, cà rốt, su hào bạn đem đi gọt vỏ, rồi rửa sạch với nước lạnh. Tiếp đến, bạn cắt đu đủ, cà rốt, su hào thành từng miếng vừa ăn hoặc tỉa thành hoa hay cắt hình răng cưa cho đẹp mắt.

Bạn chuẩn bị một thau nước muối sạch. Sau đó, cho toàn bộ các rau củ vừa chuẩn bị ở bước 1 vào ngâm trong khoảng 20 phút.

Sau khi ngâm được 20 phút, bạn vớt các rau củ ra vắt hết nước muối rồi xả lại với nước sạch nhiều lần và để ráo. Vậy là chúng ta vừa loại bỏ bớt vị hăng có trong các rau củ đã chuẩn bị rồi đấy. Như vậy, dứa món của chúng ta sau làm xong sẽ có vị ngon hơn.

Cà rốt, đu đủ, su hòa, hành, ớt, củ kiệu bạn đem đi phơi nắng (khoảng 20 giờ đồng hồ) cho rau củ được giòn, ngon. Đến khi thấy các nguyên liệu của chúng ta đã khô và teo lại thì có thể đem đi muối.

0,5l nước mắm bạn đem đi đun sôi với 500g đường. Sau đó, bạn tắt bếp và cho 2 thìa bột ngọt vào khuấy đều rồi để nguội.

Rau củ sau khi phơi khô, bạn sắp vào thẩu đựng. Hoặc để kỹ hơn, bạn hãy chần rau củ qua nước sôi để loại bỏ bớt bụi bẩn bám vào khi phơi. Sau đó, để ra rổ cho ráo rồi sắp vào thẩu.

Tiếp đến, bạn đỗ hỗn hợp nước mắm vào. Dùng miếng gạc chèn lên trên để rau củ ngập hoàn toàn trong nước ngâm. Sau đó, đậy nắp lại và đợi thêm khoảng 2 – 3 ngày sau là có thể thưởng thức.