Top 6 # Xem Nhiều Nhất Video Cách Làm Bánh Cuốn Thanh Trì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Jetstartakeontheworld.com

Làm Bánh Cuốn Thanh Trì Ngon

Đặc trưng của bánh cuốn Thanh Trì, bánh tráng có kĩ thuật từ lâu đời. Bánh rất mỏng, dẻo, dai, mặc dù không có nhân thịt nhưng bánh cuốn Thanh Trì vẫn quyễn rũ người ăn. Khi xem những người Thanh Trì tráng bánh cuốn cảm giác như những nghệ nhân điêu luyện. Người dân Thanh Trì chọn gạo cũng rất kỹ phải là gạo Khang Dân không dẻo quá, cũng không cứng quá để bột mịn mà không nát và phải ngâm và xay ra thành bột nước. Nồi nước để tráng bánh lúc nào cũng sôi 100độC, để bánh chín nhanh và có độ dẻo không bị nát. Khi lấy bánh ra thì được thoa một lớp mỡ hành mỏng và mộc nhĩ ( nấm mèo) băm nhỏ cho bóng bẩy và đẹp mắt.Trước đây thường là bánh không có nhân thịt, nhưng bây giờ các nhà hàng quán nâng cấp nên bánh cuốn Thanh Trì có cả nhân thịt và mộc nhĩ. Bánh được tráng rồi chồng lên nhau nhiều lớp, khi ăn người ta mới bóc ra từng lớp một xếp ra đĩa ăn kèm rau thơm và rau mùi, hành phi thơm lừng có thêm chả quế, và nhúng một đầu tăm tinh dầu cà cuống nữa thì thật là tuyệt.

Nguyên Liệu

Nguyên Liệu làm cho khoảng 6 người ăn

500g gạo Khang Dân

1 muỗng canh đầy bột năng

1000 ml nước ( để xay)

1 muỗng cafe muối

50 gr mộc nhĩ khô ( nấm mèo, xem phần chế biến mộc nhĩ)

200 ml dầu ăn

200 gr hành củ tây ( xem phần cách làm nhân)

300 gr hành khô ( xem phần cách chế biến hành khô)

Đường, giấm, nước mắm, tiêu, ớt quả tươi

Cách Làm

1. Ngâm gạo

500gr gạo Khanh Dân cho vào xô hoặc nồi ngâm khoảng 4-5h đồng hồ

2. Xay bột

Cho gạo đã ngâm vào cối đá xay nhuyễn. Khi xay cho vòi nước rưới đều lên gạo. Nước rưới đều giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn.

Thường ta xay 1-2 lần, bánh cuốn Bà Hanh xay đến 3 lần! Điều này giúp cho tinh bột gạo mịn , mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều, liên kết bánh đẹp hơn.

Hỗn hợp bột được xay đựng vào nồi hoặc chậu, mình có thể cất vào tủ lạnh để bảo quản giúp bánh không bị chua

Pha bột ta cho một muỗng canh bột năng với trộn 1 muỗng cafe muối

Đổ nước vào chung với bột cho tới khi vừa độ sánh để tráng

4.Nồi tráng bánh

Cho nước vào nồi tráng bánh, nấu sôi để lửa lớn, nước sôi rồi bắt đầu đổ bột lên

5. Công đoạn tráng bánh

Đổ bột bánh lên khuôn nhanh và đều tay , điều này giúp tráng bánh mỏng và đều, sau đó đậy nắp lại cho bánh chín. Quá trình này mất khoảng 3 giây. Bánh chín rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào vỉ buồm. Cứ như vậy tráng hết chỗ bột bánh.

Nếu tráng không hết ta có thể để hỗn hợp bột vào tủ lạnh để bảo quản lần sau thay nước và tráng bánh tiếp. Điều này giúp bánh không bị chua.

Là một miếng cói hình cái mâm được đan đẹp mắt, khi bánh để mâm thì phải bỏ mỡ vào để khỏi bị dính, nhưng mỡ vào bánh thì khi ăn sẽ không ngon. Vĩ buồm có tác dụng chống dính vì nó làm từ cói, cói có công năng giữ ẩm có thể hút nước mà không bị dính. Nhờ có vĩ buồm nên khi ăn bánh không bị mỡ, bị ngấy. Điều này khác biệt với bánh tráng trên mâm nhôm)

7. Nhân Bánh

Mộc nhĩ khô ngâm nở rửa sạch thái và băm nhuyễn rồi xào với hành

Hành tây củ to thái nhỏ, phi trước.

Thịt vai xay nhỏ

Thịt ướm với gia vị đun chín

Cho hành tây thái nhỏ cùng với mộc nhĩ và gia vị, đun chín và trỗn hỗn hợp này cùng với thịt.

Bỏ tiêu và gia vị vào vừa ăn. Như vậy ta có hỗn hợp nhân bánh cực ngon (xem them cách làm nhân ngon)

8. Bỏ nhân cuộn bánh

Lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh trải đều nhân trên chiếc bánh mới tráng, gập chéo hoặc gập đôi cuộn lại thành chiếc bánh như bánh đa nem. Sau đó gắp ra đĩa.

9. Phần hành phi

Cắt hành lá cho nhuyễn rồi cho vào một tô chịu được nhiệt độ nóng, cho nửa muỗng cafe muối, nửa muỗng cafe đường. Đun nóng 200ml dầu ăn xong đổ vào tô hành lá cắt nhuyễn quậy đều, muối và đường giúp mỡ hành có màu xanh đẹp hơn. ( Bánh này là bánh tráng không có nhân)

Mỡ hành xong rồi có màu xanh đẹp như vậy.

10. Hành khô

Hành củ tím bóc võ, cắt lát xong phi vàng. Trong lúc phi đổ chảo nhiều dầu sao cho dầu sôi già, lúc đó cho hành vào phi. Khi hành có màu vàng nhạt đổ ra rổ thưa để ráo dầu, đổ ra cất vào lọ hoặc túi nilon kín để cho hành không bị íu, dòn tan.

11. Nước chấm

Cách pha nước mắm bánh cuốn :

-100gr nước ấm ( đã nấu sôi )

-30gr đường

-30gr nước mắm ngon

-Tỏi ớt băm nhỏ

-Bột ớt tiêu vườn

Pha nước, đường, giấm và nước mắm cho các gia vị hoà tan khi ăn cho thêm tỏi ớt tuỳ sở thích và chút tiêu. Nếu nước mắm của bạn mặn thì phải cho thêm đường vào nước nha.

12. Bày ra đĩa

Bánh tráng xong xếp chồng lên nhau để như nem, rắc hành phi lên bánh và bày ra đĩa.

13.Thưởng thức

Bánh cuốn Thanh Trì ăn kèm với rau thơm, rau mùi và chả quế với nước mắm chua ngọt dịu nhẹ nhàng, thơm ngon của hành.

Ngoài ra bạn có thể ăn kèm với nem sả với nước xốt tương ớt tự làm

Mục Sở Thị Quá Trình Làm Bánh Cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh trì là một trong những món ăn dân dã nổi tiếng là đặc sản Kinh kì từ lâu đời. Mới đây, món ăn này có mặt trong thực đơn Quốc yến chào mừng Tổng thống Donald Trump khiến người dân khá bất ngờ.

Clip: Cận cảnh quá trình làm bánh cuốn Thanh Trì

Người Hà Thành vốn cầu kì trong ăn uống, các món ăn thường được chế biến rất công phu nhưng bánh cuốn Thanh Trì thì ngược lại. Từ nguyên liệu đến công đoạn làm bánh cũng vô cùng giản dị, dân dã.

Theo người dân làng Thanh Trì (Hoàng Mai – Hà Nội) bánh ngon bởi gạo, vì đây là nguyên liệu chính để làm nên món bánh cuốn nức tiếng Kinh kỳ. Bánh cuốn được làm từ gạo tẻ để bánh cuốn được dai và có mùi thơm.

Người dân Thanh Trì thường chọn loại gạo khang dân nổi tiếng thơm ngon nhất đất Bắc. Gạo được ngâm 3 tiếng đồng hồ rồi được vo sạch, để ráo nước rồi sau đó đem xay nhuyễn thành bột nước trắng ngần.

Nghiền gạo thành bột nước trắng ngần. Bột này được để ngoài khoảng 2 tiếng thì bánh được tráng sẽ ngon hơn là vừa nghiền xong thì tráng. Đây là một trong những kinh nghiệm nhỏ của người làm bánh khiến cho bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng khắp vùng.

Theo anh Nghĩa (Thanh Trì, Hà Nội) – người có gần 40 năm kinh nghiệm làm bánh chia sẻ: ”Nhà tôi làm bánh cuốn được ba đời rồi, từ thời bà nội tôi. Hồi tôi 15 tuổi đã làm bánh giỏi rồi, thanh niên tầm đó ở làng ai cũng biết làm cả, nhưng giờ thì bỏ nghề hết. Trong làng giờ có 2 – 3 nhà làm, cả phường Thanh Trì chắc còn khoảng 20 hộ còn giữ nghề gia truyền này”.

Theo anh Nghĩa, bánh cuốn Thang Trì ngon bởi nó được làm thủ công bằng tay và phải chọn được loại gạo ngon để làm bánh. Đặc biệt bánh khi tráng phải thật mỏng. Bánh tráng càng mỏng bánh càng ngon, đây cũng là sự khác biệt làm nên tay nghề của người làm bánh.

Ngày xưa chưa có bếp điện các gia đình phải tráng bánh bằng bếp củi. Sau khi khoa học phát triển thì người dân đã sử dụng bếp điện nên việc tráng bánh thuận tiện hơn

Tráng bánh là công đoạn quan trọng nhất quyết định ở việc bánh có ngon hay không. Bánh được tráng thật mỏng làm sao để không bị rách bánh, bánh để trong nồi lâu sẽ bị hỏng, nát, dính trên mặt vung sẽ không ăn được.

Anh Nghĩa phải trực bếp liên tục tay không ngừng nghỉ tráng bánh cho đều.

Chưng hành là một trong những công đoạn không thể thiếu của bánh cuốn chay truyền thống. Hành tươi chưng lên với mỡ để quết lên lớp bánh cuốn có vị thơm và ngậy.

Bánh cuốn ngon còn bởi vị thơm của hành.

Những lớp bánh cuốn chay truyền thống được xếp chồng tầng tầng lớp lớp, mỗi chồng bánh này nặng khoảng 5-6 kg. Trung bình mỗi ngày anh Nghĩa sản xuất khoảng 20kg bán cuốn bán cho các cửa hàng trên phố.

Quy trình làm bánh cuốn đơn giản nhưng nó đã trở thành món ăn dân giã nổi tiếng khắp cả nước. Du khách nước ngoài khi đến Hà Nội đều tìm đến bánh cuốn Thanh Trì.

Bánh cuốn sau khi được trình bày lên đĩa

Bánh Cuốn Thanh Trì – Món Ngon Trứ Danh Của Hà Nội

Luôn nằm trong danh sách 10 món ngon nhất định phải thử khi đến Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì với hương vị tự nhiên được lưu truyền bao đời nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân thủ đô.

Cách thức chế biến bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì có nguồn gốc từ phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là món ăn nổi tiếng không chỉ riêng với người Hà Nội mà còn trở thành nguồn cảm hứng ở trong cả thi ca:

Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng,

Thanh Trì cảnh đẹp, người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

Khác với các loại bánh cuốn thông thường mà các bạn hay ăn ở ngoài, Bánh cuốn Thanh Trì được chế biến theo một cách đặc biệt và thưởng thức cũng rất khác biệt. Gạo để làm nên món bánh cuốn nhất định phải là gạo Khang dân với đặc điểm không quá dẻo, cũng không quá mềm để làm ra được một loại bột mịn nhưng nát. Gạo sau đó sẽ được đem đi ngâm trong khoảng từ 2 – 3 tiếng trước khi đi xay thành bột. Bột này sau đó sẽ được đem đi vào cùng với nước theo một tỉ lệ phù hợp. Tiếp theo là đến công đoạn tráng bánh. Bánh cuốn sẽ được tráng ở bên trên một lớp vải trắng, được bọc ở trong một nồi nước đun sôi đúng chuẩn 100 độ. Khi bánh đã chín, người chế biến sẽ dùng một cây đũa tre, từ từ nhấc những lớp bánh mỏng tang, màu trắng trong. Sau đó bánh sẽ được thoa thêm một lớp mỡ của hành tím rồi xếp lại.

Công đoạn làm bánh nghe thì có vẻ dễ dàng những phải thực sự thuần thục thì mới có thể thực hiện được. Khi tráng bánh phải biết tráng làm sao để lớp bánh mỏng đều, không bị dày quá cũng không bị mỏng quá. Khi dùng cây đũa tre để nhấc bay, cũng phải thật khéo léo để lớp bánh không bị đứt, hay rách ra ngoài. Tất cả đều phải nhờ đến sự nhuần nhuyễn, được tôi luyện qua thời gian của người dân nơi đây.

Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở bánh cuốn Thanh Trì khác biệt so với những loại bánh cuốn khác là bánh không hề có nhân bên trong. Bánh ở đây 100% từ bột gạo, vì thế mà bánh có một màu trắng đặc trưng, theo từng lớp từng lớp, khi ăn vào sẽ cảm thấy rõ được hương vị bột gạo thanh thanh, đúng chuẩn.

Bánh cuốn Thanh Trì đúng điệu sẽ được ăn kèm cùng với đậu rán, chả quế, giò lụa và thật nhiều hành phi rắc lên bên trên. Phần nước chấm của bánh cuốn được pha một cách cầu kì, là sự kết hợp của nước mắm, dấm nếp, tinh dầu cà cuống, 1, 2 lát ớt tươi, hành phi. 

Bánh cuốn Thanh Trì ăn ở đâu ngon?

Xưa kia, bánh cuốn Thanh Trì thường được đem đi bán rong với hình ảnh những người phụ nữ đội thúng ở trên đầu. Chỉ cần có khách gọi là người bán hàng sẽ bỏ thúng xuống, lật dở từng lớp bánh cuốn một cách nhẹ nhàng rồi để ra đĩa, cách bánh làm đôi rồi xếp chồng lên nhau.

Tuy nhiên, do sự thay đổi của thị trường, những hàng bánh cuốn đi bán rong cũng dần dần mất đi. Một trong những địa chỉ nổi tiếng bán bánh cuốn Thanh Trì tại Hà Nội là cửa hàng Bánh cuốn Bà Hoành ở số 66 Tô Hiến Thành. Đây là một cửa hàng bánh cuốn hiếm hoi vẫn giữ được hương vị bánh cuốn Thanh Trì truyền thống. Bánh ở đây trắng tinh, chay và không có nhân, nếu ai không ăn quen sẽ thấy hơi nhạt nhẽo. Phần nước chấm ở đây đặc trưng có phần nâu đậm, khác với những quán khác, ăn kèm với những miếng chả nóng hổi.

Bánh cuốn Thanh Trì với hương vị dân dã tự nhiên được lưu truyền bao đời nay đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống của người Hà Nội. Và có lẽ với những người con Hà thành đi xa thì đây cũng là một hương vị đầy nhung nhớ.

Nguồn: Vntrip

Thuyết Minh Về Một Sản Phẩm Mang Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc (Bánh Cuốn Thanh Trì)

Thanh Trì vốn là một huyện ngoại thành Hà Nội, nay thuộc quận Hoàng Mai. Món bánh cuốn là đặc sản của mảnh đất Thanh Trì và đã đi vào thơ ca lưu truyền cùng năm tháng:

“Thanh Trì có bánh cuốn ngon, Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng Thanh Trì cảnh đẹp, người đông Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh”.

Người dân Thanh Trì đã kỳ công giữ gìn món ăn truyền thống qua bao thế hệ. Gạo được chọn làm bánh cuốn thường là gạo khang dân bởi không nát cũng không quá dẻo. Gạo được ngâm nước từ 2g – 3g rồi mang đi xay nhuyễn.

Nếu bạn được xem một người thợ tráng bánh cuốn Thanh Trì sẽ có cảm giác công việc đó trở thành nghệ thuật. Bột gạo sau khi xay xong, được hòa với lượng nước vừa đủ, người tráng bánh múc lượng bột theo “ngữ tay” đã định, thoa đều lên miếng vải trắng tinh, bọc miệng nồi nước sôi bốc hơi nghi ngút.

Khi bánh chín, họ dùng một chiếc đũa tre luồn nhẹ phía dưới, nhấc lớp bánh mỏng tang ra khay, thoa một lớp mỡ hành rồi thoăn thoắt xếp bánh thành từng lớp vào thúng.

Có một điều khá đặc biệt khiến bánh cuốn Thanh Trì khác với các loại bánh cuốn ở nơi khác, đó là bánh thường không có nhân. Chỉ là bánh mỏng tang tráng qua mỡ hành, người ăn có thể ăn kèm thêm với đậu phụ, chả Ước Lễ, kèm thêm chút rau thơm là đủ.

Một trong những điều tạo nên hương vị khó quên của món bánh cuốn Thanh Trì là nước chấm. Người bán thường pha nước chấm từ nước mắm ngon, giấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, rải thêm chút hành khô phi vàng, đặc biệt hơn nữa thêm giọt tinh dầu cà cuống thì quả là “tuyệt đỉnh”.

Cách thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì cũng thật bình dị. Người bán thường đội thúng bánh trên đầu, hoặc chở sau xe đạp, đi dạo bán trên phố Hà Nội.

Người muốn mua chỉ cần gọi lại, người bán sẽ hạ thúng bánh xuống, cẩn thận tách từng lớp bánh cuốn mỏng tang sao cho không bị rách nát. Xếp bánh gọn gàng trên chiếc đĩa con, chỉ một nhát kéo, người bán cắt bánh thật nhanh gọn.

Tất cả được bày trên chiếc mẹt con lót lá chuối đẹp như một bức tranh. Từng lớp bánh cuốn trắng nõn, mềm mại, điểm những cọng hành lá vàng, nâu được phi mỡ trông thật bắt mắt. Nước chấm sóng sánh vàng nhạt điểm vài lát ớt đỏ tươi, rau thơm kinh giới xanh nõn, đậu rán giòn, chả Ước Lễ vàng ruộm…

Người ăn cứ thế nhẩn nha chấm từng miếng bánh cuốn mỏng tang vào thứ nước chấm vị thanh nhẹ, thơm mùi tinh dầu cà cuống, ăn kèm các thức khác, thi thoảng ngắt cọng rau thơm nhấm nháp…. Tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị vừa thanh tao lại vừa bình dị.

Không chỉ bán rong, các bà các chị bán bánh cuốn Thanh Trì thường chọn một chỗ ngồi cố định trên một góc phố, nép dưới mái hiên nào đó. Những người yêu thích món ăn này thường có những địa điểm “ruột” để tới thưởng thức mỗi khi “lên cơn thèm”. Bánh cuốn Thanh Trì là thức quà chỉ có vào buổi sáng. Cứ quãng quá trưa là các bà, các chị đã xếp gọn thúng hàng để trở về nhà chuẩn bị cho một mẻ bánh mới.

Tới Hà Nội, ngồi thưởng thức đĩa bánh cuốn Thanh Trì ngay trên hè phố trong khung cảnh yên bình khi TP vừa thức giấc, mỗi người sẽ cảm nhận được sự đặc biệt của thức quà bình dị nơi đây…

Vy Oanh chúng tôi