Top 6 # Xem Nhiều Nhất Tự Làm Mô Hình Nhà Bằng Giấy Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Jetstartakeontheworld.com

Cách Làm Danbo Bằng Mô Hình Giấy

Robot Danbo là một nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong truyện tranh Nhật Bản. Nó được thiết kế bằng những đường nét góc cạnh xen lẫn những hình khối cơ bản để tạo nên nhân vật với những biểu cảm dại khờ, ngây ngô và cực đáng yêu. Hôm nay, chuyên mục sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm robot Danbo bằng mô hình giấy. Để hoàn thành cách làm danbo bằng mô hình giấy, bạn cần chuẩn bị: Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên, bạn download file mô hình búp bê Dando TẠI ĐÂY.

Bước 2: Bây giờ, bạn cắt ra thành các phần riêng biệt và đánh số trên mỗi phần.

Bước 3: Tiếp đến là gập nếp các phần theo những đường đã đánh dấu.

Bước 4: Bạn tạo thành các cánh tay của robot bằng cách dán mảnh đánh số 16 với nhau.

Bước 5: Sau đó, bạn sử dụng băng keo để dán mảnh thứ 3 lên 2 phía của cánh tay.

Bước 6: Bạn sử dụng mảnh thứ 6 và thứ 7 làm thành 2 hình trụ như thế này.

Bước 7: Đặt 2 hình trụ vừa làm trước mảnh thứ 9, nhưng không được gắn keo nó. Sau đó, bạn cuộn chiều dài của mảnh thứ 9 quanh hình trụ và dán keo ở phần cuối.Bạn lưu ý là không dán keo vào hình trụ để phần hình trụ có thể di chuyển được.

Bước 8: Bạn lắp ráp các bộ phận của cánh tay và khớp chúng lại với nhau bằng cách dán hình trụ vừa làm được ở bước 7 ở giữa 2 mảnh dán trên cánh tay ở bước 5.

Bước 9: Tiếp tục đặt mảnh ghép thứ 10 ở dưới cái lỗ mà bạn vừa cắt ra trên mảnh số 8 mà không sử dụng keo. Bạn sử dụng keo trên nắp trắng và dán mảnh số 11 lên trên đó. Bạn làm tương tự như vậy với 2 lỗ nhỏ khác (sử dụng mảnh 18 và 19).

Bước 10: Bạn dùng keo dán phần thân lại, chúng mình sẽ được hình thế này

Bước 11: Bạn cần phải cẩn thận một chút, bạn phải đảm bảo rằng các vòng tròn có thể dịch chuyển xoay quanh trục giữa.

Bước 12: Bây giờ thì chúng mình có thể gắn các cánh tay lên 2 phía của cở thể. Bạn lưu ý rằng các cánh tay có thể cử động được, không được dán chết 1 chỗ.

Bước 13: Bạn gắn 2 hình trụ với 14 và 15.

Bước 14: Với mảnh 13 làm tương tự với mảnh số 9. Sử dụng các hình trụ bạn vừa mới làm. Nhưng lần này bạn phải làm khớp nối đầu cho robot Danbo

Bước 15: Ở bước này, chúng mình sẽ tiến hành dán phần 12 của bộ mô hình giấy với bộ phận vừa làm được ở bước trước

Bước 16: Bạn dán thân với khớp nối đầu để được hình như bên dưới.

Bước 17: Tiếp tục tiến hành viêc hoàn thiện khối đầu cho robot Danbo, chỉ đơn giản là gắn 6 cạnh của miếng ghép đã được cắt ra từ bước 1.

Bước 18: Sau khi đã có phần đầu thì bạn chỉ cần ghép nó vào thân là chúng mình đã gần hoàn thành mô hình robot Danbo rồi!

Bước 19: Bây giờ, tiếp tục với phần 17 và 5 bạn làm thành hình trụ khác.

Bước 20: Với 2 và phần hình trụ vừa rồi bạn làm tương tự như với khớp nối của cánh tay để làm chân búp bê.

Bước 21: Cuối cùng, bạn gắn phần chân lên thân robot, như thế này này!

Vậy là em robot Danbo đã hoàn thànhrồi, đáng yêu lắm phải không bạn!

By: kheotay.com.vn

Cách Làm Mô Hình Nhà Bằng Giấy Carton Đơn Giản

Cách làm nhà mô hình như sau

Trước tiên, bạn sẽ phải dùng thước và bút đo đạc thiết kế mô hình nhà trên giấy cát-tông như bên dưới. Lưu ý, các ô chữ nhật ngang có 2 đường chéo là vị trí cửa sổ, các ô chữ nhật dọc là vị trí cửa ra vào, 2 phần tam giác nhọn phía trên là phần chóp trước và sau để dựng mái nhà, 2 phần có chóp nhọn sẽ là mặt trước và mặt sau ngôi nhà trong đó mặt có cửa ra vào là mặt chính diện, 2 phần không có chóp nhọn sẽ là 2 mặt bên của ngôi nhà.

Đo và đánh dấu

Đánh dấu vị trí cách đầu bên trái của bìa cát tông 6 cm.

Từ vị trí vừa đánh dấu, bạn đánh dấu vị trí tiếp theo cách đó 1 đoạn 8 cm.

Tiếp theo, bạn đánh dấu vị trí cách vị trí vừa đánh dấu 6 cm.

Sau đó, bạn đánh dấu vị trí cách vị trí vừa đánh dấu 8 cm.

Từ các vị trí đánh dấu, bạn dùng ê ke đặt vuông góc và kẻ các đường song song thẳng xuống một đoạn gần hết chiều rộng giấy. Sau khi kẻ đường đánh dấu bạn kẻ thêm một đường cách đường vừa kẻ vài mm.

Bạn đánh dấu vị trí trên các đường đã kẻ cách đầu phía trên 6 cm để xác định chiều cao 6 cm của ngôi nhà.

Sau đó, bạn kẻ đường thẳng nối các điểm vừa đánh dấu. (0:54)

Bạn đánh dấu các trung điểm ở phía trước 2 ô nhỏ (2 ô này là mặt trước và mặt sau ngôi nhà).

Sau đó, từ vị trí vừa đánh dấu, bạn tiếp tục kẻ các đường thẳng xuống. (1:06)

Bạn đánh dấu trên 2 đường vừa kẻ tại vị trí cách đường ngang kẻ ở bước 3 (đường đánh dấu chiểu cao của ngôi nhà) một khoảng 2 cm để đánh dấu chiều cao của mái nhà.

Từ điểm vừa đánh dấu, bạn nối điểm đó với 2 giao điểm gần nhất để làm thành hình tam giác làm chóp để dựng mái nhà.

Bạn đánh dấu chiều cao của cửa ra vào và cửa sổ cách đường ngang trên cùng của ngôi nhà 2 cm. (1:33)

Bạn nối các đường vừa kẻ với nhau.

Vẽ cửa sổ ở 2 mặt bên và cửa ra vào ở mặt trước. (2:08)

Bạn dùng kéo cắt theo đường viền để được mô hình giấy ngôi nhà như bên dưới.

Bạn dùng dao rọc giấy tạo nếp nhẹ ở các cạnh ngôi nhà, bạn cắt các ô cửa sổ ra, còn cửa ra vào bạn cắt 2 cạnh ra để lại 1 cạnh dài.

Bạn phết keo lên mặt ngoài của mảnh giấy nhỏ nhất.

Sau đó, bạn dán lại thành hình ngôi nhà. (3:15)

Ướm ngôi nhà lên một mảnh bìa cát tông cứng để cắt thành nền ngôi nhà, sau đó bạn dùng keo sữa và gắn ngôi nhà lên mảnh bìa đó.

Bây giờ, bạn lấy một mảnh giấy cát-tông hình chữ nhật có lớp phía trong mấp mô như kiểu gợn sóng, sau đó gập đôi để làm mái nhà.

Nếu cầu kì hơn thì bạn có thể làm mô hình nhà 2 tầng như hình phía dưới. Đơn giản chỉ là bạn sẽ vẽ thêm một tầng nữa ở công đoạn làm mô hình giấy!

Cụ thể:

Bạn vẽ mô hình nhà 2 tầng với tầng 2 tương tự tầng 1 đã thiết kế ở trên. Hai hình tam giác làm chóp để lợp mái ở phía trên tầng thứ 2.

Sau đó, bạn dùng dao rọc giấy cắt hình ngôi nhà ra, cắt các ô cửa sổ, dọc 2 cạnh của các cửa chính và để lại 1 cạnh dài của cửa ra vào đó, gập nếp các cạnh ngôi nhà, sau đó dùng keo sữa gắn lại thành hình ngôi nhà tương tự như trên.

Phết 1 lớp keo lên mặt ngoài ngôi nhà. (5:02)

Bạn tô màu nâu lên một tờ bìa khác hoặc bạn lấy tờ bìa màu nâu cắt thành các dải nhỏ.

Tiếp tục tô màu lên mái nhà, tường nhà và nền nhà.

Bạn dùng keo sữa gắn các dải giấy màu nâu đã cắt viền quanh cửa sổ.

Bây giờ, tiếp tục cắt các mảnh giấy màu nâu rộng 1 cm, dài bằng nửa phần cửa sổ, sau đó gắn lên 2 bên của cửa sổ làm cánh cửa.

Vậy là mô hình nhà cơ bản đã xong. Để làm cho ngôi nhà thêm sinh động thì chúng mình sẽ làm thêm cây cỏ xung quanh ngôi nhà. Để làm cây cỏ, bạn phết keo xung quanh cạnh bên dưới của ngôi nhà và gắn các hình cỏ rêu nhân tạo lên.

Cuối cùng, bạn phết keo sữa lên các cạnh trên cùng và gắn mái nhà lên.

Email: thungcartonvinhphu@gmail.com

Mr. Hải: 0906 310 680 – Ms. Hạnh: 0905 005 466 (HOTLINE)

VP: 29 Đường Thạnh Xuân 46, Khu Phố 3, P. Thạnh Xuân, Q. 12

Tự Thiết Kế Mô Hình Aquaponics Tại Nhà

Mô hình Rau Xanh Cá Sạch Aquaponics thường được các gia đình nhà phố lắp trên sân thượng thoáng mát và đón năng sáng tốt  hoặc các khoảng đất trống quanh nhà.

Cụ thể với sân thượng rộng 10 – 15m2, bạn có thể lắp hệ Aquaponics 6 khay rau 100L và bồn cá 750L gồm các vật tư cơ bản như sau:

06 khay rau 100l bằng nhựa nguyên sinh không nhiễm kim loại nặng có khả năng chịu tia cực tím và có độ bền dẻo chịu nắng cao.

12 bao đất sét nung ở 1,300 độ C tại Việt Nam (không phải đá Trung Quốc).

Bồn cá 750l bằng nhựa nguyên sinh không nhiễm kim loại nặng có khả năng chịu tia cực tím và có độ bền dẻo chịu nắng cao.

Phi điều tiết nước 50l bằng nhựa nguyên sinh không nhiễm kim loại nặng có khả năng chịu tia cực tím và có độ bền dẻo chịu nắng cao.

Máy bơm nước giúp hệ thống tuần hoàn khép kín.

Máy sục ôxy bồn cá có tích điện phòng trường hợp cúp điện vẫn đảm bảo cá sống bình thường.

Hệ thống lọc vi sinh đảm bảo hồ cá luôn sạch sẻ, trong suốt không bị tắc nghẽn trong quá trình sử dụng.

Giàn leo bao phủ toàn bộ giàn rau.

Các vật tư như sắt, ống nhựa, công lắp ráp và quá trình bảo hành bảo trì.

Ngoài ra, bạn nên có bộ kiểm tra độ pH, và tùy vào mức độ pH đang có sẵn trong bể nước, bạn hãy dùng bộ kiểm tra để điều chỉnh mức pH phù hợp cho loại cá nuôi (độ pH phù hợp cho hệ Aquaponics là 6.5 – 7.5).

Sau khi hoàn thành hệ thống, cho nước và cá vào bể xong, bạn có thể gieo hạt rau của quả cho hệ Aquaponics của mình. Thường sau một (01) tháng hệ sinh thái sẽ cân bằng và ổn định nhờ sự tương tác giữa năm (05) yếu tố chính đó là: cá, vi sinh vật, cây, nước, không khí và ba (03) điều kiện hỗ trợ: ánh sáng, thức ăn cho cá và năng lượng điện.

Hình trên: xà lách, cải trong hệ Rau Xanh Cá Sạch Aquaponics

Vai trò của cá và cây trồng

Hình trên: Sơ đồ hoạt động của hệ Aquaponics.

Hình trên: các khay rau xà lách, rau muống, rau cải trên hệ RXCS Aquaponics

Thư viện hình ảnh, clip thực tế RXCS Aquaponics.

Kênh Youtube RXCS Aquaponics.

Facebook RXCS Aquaponics.

Liên hệ công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ Aquaponics.

Lưu Ý Quan Trọng Khi Làm Mô Hình Nhà Bằng Giấy Bạn Nên Biết

Lên kế hoạch làm mô hình nhà

Lên kế hoạch trước khi thực hiện làm mô hình bạn cần phải xác định rõ mục tiêu. Mục tiêu làm mô hình phải thể hiện hết những gì mà bạn muốn truyền tải đến người xem.

Tuy nhiên muốn thể hiện được hết mọi khía cạnh đòi hỏi phải có điều kiện tài chính. Nếu không có đủ ngân sách bạn nên chọn một khía cạnh nổi bật và thể hiện một cách tốt nhất.

Ví dụ như, nếu thiết kế mô hình trong giai đoạn đầu bạn nên thể hiện hình thức tổng thể và bố trí thiết kế. Tập trung trong giai đoạn đầu người xem sẽ hiểu hơn về dự án của bạn. Các phần khác như màu sắc, vật liệu thì bạn có thể giải thích qua bản vẽ, hình ảnh và các ô màu.

Lựa chọn mô hình của ngôi nhà

Khi thực tế trong khâu lựa chọn bạn sẽ chủ động về thời gian, vật liệu và phương tiện. Tất cả đều được chuẩn bị sẵn để bạn tiến hành làm mô hình. Tốt nhất, không nên cố gắng để thể hiện mọi chi tiết của mô hình bạn sẽ khó có thể thực hiện được.

Một số người không thể hoàn thiện mô hình mặc dù kỹ năng của họ rất tốt. Lý do rất đơn giản, bởi sự nhiệt tình đã vượt quá nguồn lực cho phép. Những phần quan trọng khác hoàn thành trong vội vã hoặc không có đủ thời gian để thực hiện.

Chủ đầu tư không nên qua loa hoặc bỏ lỡ công đoạn chọn mô hình khiến thành quả su cùng không được hoàn chỉn. Hoặc mô hình hoàn thiện quá to, quá nhỏ so với không gian bố trí.

Phần chân là một phần quan trọng trong việc làm mô hình vì thế bạn không nên bỏ qua. Đây là một phần quan trọng bởi nó vừa có chức năng nâng đỡ mô hình vừa có tác dụng trang trí.

Cân nhắc về tỷ lệ khi làm mô hình ngôi nhà bằng giấy

Khi thể hiện mô hình với diện tích lớn thì bạn nên chọn quy mô nhỏ, tỷ lệ nên chọn loại 1:500 hoặc 1:2000. Đây là tỷ lệ hợp lý để tránh làm mô hình có kích cỡ quá lớn. Với mô hình hiển thị quy mô dự án tổng thể là chung cư thì nên cân nhắc giữa hai tỷ lệ 1:200 hoặc 1:100. Hai tỷ lệ này sẽ giúp bạn thể hiện được cửa sổ, cửa ra vào và cả phần ban công…

Mô hình thể hiện một khu vực trong nhà nên chọn tỷ lệ 1:50 hoặc 1:20. Mô hình dùng để thể hiện nội thất trong nhà nên chọn tỷ lệ 1:20. Gợi ý cho bạn khi chọn tỷ lệ làm mô hình hợp lý đó là chọn phù hợp với bản vẽ kiến trúc thông dụng. Tỷ lệ ăn khớp sẽ giúp người xem hình dung được quy mô của ngôi nhà, tiện cho việc ứng dụng vật liệu.

Một số tỷ lệ mô hình nên hạn chế sử dụng như: 1:40, 1:80, 1:300…

Chọn màu sắc và mục đích sử dụng của mô hình

Khâu lựa chọn màu sắc của mô hình bạn nên cân nhắc như sau:

Mô hình ở dạng ý tưởng hoặc mô hình quy hoạch nên chọn màu đơn sắc tiện cho việc thi công, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Mô hình kiến trúc nên thể hiện đầy đủ màu sắc để người xem có thể hình dung hình ảnh sản phẩm sau khi được hoàn thiện.

Vật liệu làm mô hình ngôi nhà bằng giấy thì lựa chọn như sau:

Mô hình đơn sắc thường nên làm từ giấy bìa, mút xốp, gỗ Balsa, foam… Những loại có thể cắt bằng một lưỡi dao hoặc dính bằng các loại keo thông thường thì bạn nên sử dụng.

Mô hình đơn sắc chi tiết thì nên làm từ vật liệu cao cấp.

Mô hình kiến trúc có đủ màu sắc nên chọn vật liệu mica hoặc nhựa bởi chất liệu này không bị ảnh hưởng bởi hóa chất của sơn.