Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Tạo Website Kinh Doanh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Jetstartakeontheworld.com

Cách Tạo Thư Mục Kinh Doanh Trong Website WordPress

Ở đây, chúng tôi sẽ sử dụng Everest Business Directory – plugin thư mục WordPress cao cấp để chỉ bạn từng bước tạo thư mục kinh doanh trực tuyến trên website WordPress.

Một số tính năng tuyệt vời của danh bạ doanh nghiệp Everest

Nhiều mẫu cho danh sách thư mục với danh sách, lưới, chế độ xem bản đồ

Mẫu tìm kiếm nâng cao chứa 5 mẫu sẵn sàng để sử dụng

Mẫu đệ trình Frontend tùy chỉnh cao

Bảng điều khiển thư mục Frontend nâng cao để chỉnh sửa, xóa thư mục

Được tích hợp với Bản đồ Google nâng cao cho Danh sách thư mục

Lựa chọn địa chỉ thư mục trực tiếp từ Google Maps

Trường tùy chỉnh không giới hạn cho biểu mẫu gửi thư mục hoặc danh sách thư mục

Biểu mẫu đăng nhập sẵn có để gửi thư mục, bảng điều khiển thư mục

Cài đặt và kích hoạt

Nhận plugin Everest Business Directory từ CodeCanyon với mức giá chiết khấu là 10 $. Vì AccessPress Themes đã giảm giá 70% khi bán khuyến mãi.

Tạo thư mục kinh doanh trong website WordPress bằng cách sử dụng Plugin Everest Business Directory

Bạn sẽ đến toàn bộ trang thư mục. Nó chứa danh sách toàn bộ thư mục đã được tạo ở website WordPress. Để thêm thư mục mới, nhấp nút thêm mới hiện.

Thể loại

Thẻ

Cài đặt

Trang cài đặt chứa toàn bộ tùy chọn cấu hình, tùy chỉnh có sẵn trên plugin. Bạn định cấu hình, tùy chỉnh đa phần mọi thứ để tạo thư mục, biểu mẫu gửi, danh sách.

Nó gồm 6 phần phụ khác nhau với bộ cài đặt riêng lẻ.

Cài đặt chung

Từ cài đặt chung, bạn chọn trang nơi bạn muốn đặt danh sách, bảng điều khiển thư mục. Chọn bất kỳ trang nào ở website WordPress để thêm danh sách, bảng điều khiển. Ngoài ra, chỉ định số lượng danh sách bạn muốn hiển thị ở mỗi trang. Số lượng danh sách mặc định ở mỗi trang là 10 nhưng bạn được thay đổi nó thành bất kỳ số nào.

Cài đặt bản đồ

Phần cài đặt bản đồ sẽ đồng ý bạn chỉ định vị trí thư mục doanh nghiệp. Tại đây, bạn cần khóa API Google Maps. Để thêm khóa API, bạn cần tạo dự án từ bảng điều khiển dành cho nhà phát triển Google. Tiếp đó, nhập địa chỉ cơ sở, vĩ độ, kinh độ thư mục doanh nghiệp. Vĩ độ, Kinh độ được lấy từ chúng tôi . Tiếp đó, chỉ định mức thu phóng, chiều rộng, chiều cao bản đồ. Cuối cùng, chọn điểm đánh dấu (mặc định or đặc trưng) để đánh dấu vị trí doanh nghiệp tại bản đồ Google.

Từ phần trường tùy chỉnh, bạn thêm trường bổ sung cho biểu mẫu gửi thư mục, danh sách thư mục. Tạo, thêm nhiều trường tùy chỉnh theo yêu cầu tại danh sách thư mục, biểu mẫu gửi.

Phần biểu mẫu lối vào sẽ gồm tùy chọn cấu hình, tùy chỉnh cho biểu mẫu gửi thư mục lối vào. Nó chứa 4 cài đặt phụ.

Chung

Phần đặt lại này sẽ đồng ý bạn định cấu hình thông báo cho tất cả việc gửi thư mục, thư mục được xuất bản, từ chối thư mục cùng với giao diện, thông báo tùy chỉnh.

Tại đây, bạn thêm, tùy chỉnh trường tùy chỉnh cho biểu mẫu gửi trước. Thêm, cấu hình mọi trường theo yêu cầu.

Từ phần cài đặt phụ bố cục biểu mẫu, bạn chọn bố cục cho biểu mẫu gửi lối vào. Plugin chứa 5 mẫu được thiết kế sẵn. Vì vậy, chọn cái tốt nhất cho website WordPress bạn sở hữu.

Từ phần cài đặt Captcha, bạn định cấu hình, thêm Google reCaptcha tại biểu mẫu đăng nhập cùng đăng nhập bên bạn. Để thêm reCaptcha, hãy tạo khóa website rồi khóa bí mật từ website reCaptcha Google tiếp đó, thêm nhãn tùy chỉnh, thông báo lỗi để gán reCaptcha.

Qua cách này, chúng ta tạo được thư mục kinh doanh ở website WordPress. Thư mục trực tuyến này rất hữu ích để thêm luồng doanh thu khác nhau trên website WordPress. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo loại thư mục website kinh doanh tương tự thì bạn mua plugin rồi làm theo hướng chi tiết này.

Kinh Nghiệm Kinh Doanh Đồ Handmade

Thực tế bạn vẫn có thể kinh doanh trực tuyến mà không cần website, ví dụ lập fanpage trên Facebook để bán hàng chẳng hạn, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, vì sau này rất khó xây dựng thương hiệu nếu bạn không có mảnh đất của riêng mình. Có website bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian trong việc tiếp cận khách hàng, lọc đơn hàng, thiết lập chính sách trước và sau khi bán.

Nếu có nhiều vốn hơn, khoảng trên dưới 40 triệu đồng thì bạn có thể mở hẳn một cửa hàng kinh doanh đồ handmade. Trong đó nặng nhất là phần thuê mặt bằng, mặc dù shop handmade không cần rộng nhưng cũng mất khoảng gần 20 triệu cho khoản này, vì chủ nhà thường bắt đặt cọc từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra còn tiền sắm sửa trang thiết bị trong cửa hàng cũng tốn không ít.

Nguồn hàng đồ handmade

Chúng tôi sẽ có bài viết riêng để chia sẻ với các bạn về các địa điểm mua nguyên liệu làm đồ handmade ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Còn bài viết này chỉ muốn chia sẻ 2 lưu ý khi bạn đi mua sỉ:

– Mua theo túi: Giá mua nguyên liệu theo túi hoặc bao lớn sẽ rẻ hơn rất nhiều khi bạn mua lẻ, ví dụ móc càng cua bán lẻ giá 1.000đ/cái còn mua túi 50 cái chỉ mất 25.000đ mà thôi.

– Làm mẫu nào mua nguyên liệu của mẫu đó: Nhiều bạn đi chợ mua sỉ cứ thấy rẻ là mua về dùng dần cho tiện dù chưa chắc các mẫu sản phẩm của bạn đã dùng đến. Vì vậy trước khi đi nhập hàng bạn cần liệt kê danh sách nguyên liệu của từng mẫu rồi mua đúng theo số lượng định trước, tránh phí phạm.

Khách hàng của bạn là ai?

Không phải ai cũng thích đồ handmade và không phải mẫu đồ handmade nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Ví dụ cùng là vòng tay handmade, khách hàng nam sẽ thích đồ làm từ da, kim loại, màu tối, còn khách hàng nữ lại thích phụ kiện hoa lá, dễ thương, nhiều màu sắc. Mặc dù nói đồ handmade thường rất rẻ nhưng không ít đồ thủ công được làm tinh xảo từ nguyên liệu cao cấp, giá bán sẽ rất cao. Vì vậy trước khi bắt tay vào làm sản phẩm bạn phải biết mình sẽ bán cho ai để điều tra sở thích, khả năng chi tiêu của họ để liệu trước cách trang trí, chi phí và cả phương pháp tiếp cận.

Mở cửa hàng đồ handmade ở đâu?

Cửa hàng kinh doanh đồ handmade không cần có diện tích quá lớn vì đa phần sản phẩm đều khá nhỏ, bạn cũng không nhất thiết phải thuê mặt bằng ở đường lớn mà chỉ nên chọn khu vực đông học sinh, sinh viên hoặc những điểm nhiều khách du lịch qua lại. Với đặc điểm này tiền thuê cửa hàng chỉ khoảng 4 đến 5 triệu mỗi tháng, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí mà vẫn tiếp cận được nhiều khách hàng.

Trang trí cửa hàng thế nào?

Đồ handmade đề cao sự sáng tạo và hướng đến giới trẻ là chủ yếu, vì vậy phong cách trang trí của cửa hàng cũng phải tươi mới, độc đáo thì sẽ dễ thu hút được khách hàng hơn. Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết Bí quyết trang trí và quản lý cửa hàng kinh doanh đồ handmade để các bạn tham khảo. Tuy nhiên bạn cần phải nhớ một số điều lưu ý sau khi bắt tay vào thực hiện:

– Chia khu vực rõ ràng, không để lẫn lộn các loại sản phẩm với nhau

– Đồ vật trang trí trong cửa hàng phải sắp xếp hợp lý, không quá dày đặc

– Không dùng ánh sáng mạnh

– Không gian thoáng để khách hàng dễ tìm kiếm sản phẩm

Kinh Nghiệm Làm Kem Để Kinh Doanh

Kinh doanh kem (Ice cream) bao gồm nhập khẩu kem từ một nhà sản xuất trong nước hoặc nước ngoài và tự làm kem/ sản xuất kem bỏ sỉ hoặc mở cửa hàng kem. Trong bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc tự sản xuất kem để kinh doanh vì là nhà sản xuất bạn sẽ có thể tạo nên mùi vị, cấu trúc kem, giá thành kem mong muốn và biết được sản phẩm của mình sẽ phục vụ cho đối tượng khách hàng nào. Và chúng tôi cũng chỉ tập trung vào quy mô sản xuất nhỏ, lẻ nhưng có khả năng nhân rộng thành nhiều quán, hoặc nhượng quyền thương hiệu với mức đầu tư thấp và đối tượng khách hàng ăn kem là những người có thu nhập trung bình khá vì đại bộ phận người dân Việt Nam muốn có sản phẩm kem ngon, được ăn nhiều và giá thành tương tối thấp.

Yếu tố nào cần có cho người kinh doanh kem

Nếu bạn là người thích một món tráng miệng lạnh, có ngọt, có béo trong những ngày hè nóng bức hoặc trong những buổi hội họp cùng gia đình, bạn bè hoặc đơn giản là ăn để xả hết buồn phiền trong cuộc sống và những stress trong công việc thì đó là yếu tố cần để bạn tiếp cận với các sản phẩm kem lạnh (ice cream). Vì ta ăn nhiều kem ta mới biết kem thế nào là ngon, thế nào là không ngon, kem thế nào là dẻo mịn, thế nào là hấp dẫn (mùi, vị, cách trang trí,…). Và khách hàng là người ăn kem cũng vậy, họ cũng muốn được thưởng thức kem ngon về cấu trúc, mùi vị. Với đối tượng khách hàng là người đi làm trở lên, họ càng khắt khe về chất lượng kem làm ra. Kem có ngon, khách hàng ăn một lần sẽ quay lại, thậm chí sẽ dẫn theo người thân, người yêu, bạn bè, đối tác, khách hàng đến để cùng thưởng thức hoặc chí ít họ sẽ review tốt hoặc chỉ cho ai đó quán kem của bạn. Còn kem không ngon thì đúng là thảm hoạ, thật khó để khách hàng quay lại dù sau đó kem bạn làm có ngon. Có câu: “tiếng lành đồn xa”, theo thời gian, quán kem, thương hiệu kem bạn xây dựng sẽ được nhiều người biết tới.

Người làm kem ngoài biết đánh giá vị kem, cấu trúc kem do mình hoặc ai đó làm ra, nhưng còn phải biết sáng tạo, tạo ra cái riêng cho thương hiệu, quán kem của mình để ai ăn một lần đều nhớ mãi. Khách hàng dù có ở xa, dù có bận trăm công ngàn việc nhưng chỉ cần họ có dịp là phải ghé đến quán kem của bạn để thưởng thức hoặc trong một buổi tiệc, buổi gặp mặt nào đó đều phải nghĩ đến quán kem của bạn đầu tiên do cái chất riêng của kem bạn làm ra. Cái riêng đó có thể vì kem của bạn rất dẻo hoặc kem của bạn nhanh tan trong miệng hoặc mùi vị tươi mới hoặc đơn giản vì rẻ nhưng vẫn ngon mà mỗi đối tượng khách hàng đang nghĩ về kem của bạn. Sự sáng tạo, chiến lược kinh doanh và mong muốn thay đổi để phát triển là một yếu tố quan trọng để giữ chân khác hàng trong vô vàn các loại kem, các quán kem hiện nay.

Người không có kiến thức trong ngành kem thì làm sao để tạo ra món kem ngon như mong muốn?

Không ai sinh ra để biết hết một điều gì đó, nhưng mỗi lần va vấp, mỗi lần được nhận xét và tự chúng ta tìm hiểu là những lần chúng ta tiến bộ. Việc làm kem cũng vậy, mỗi lần ta làm rồi ăn thử, cho một người nào đó ăn thử sẽ là những lần ta đúc kết kinh nghiệm lại cho bản thân. Cho nên để làm được kem ngon thì phải chịu khó mày mò làm kem. Trong thế giới mà công cụ tìm kiếm quá phát triển, chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều thông tin, tất nhiên sẽ có thông tin đúng, thông tin sai, thông tin phù hợp, thông tin chưa phù hợp. Và có thể chúng ta cũng không có thời gian hoặc công cụ để kiểm chứng hết mọi thông tin nhưng chí ít, khi ta muốn làm kem đạt được tiêu chí nào mà ta muốn thì ta cũng phải tìm hiểu qua thông tin trên mạng, sách báo, các công ty cung cấp nguyên liệu, máy móc trong ngành kem hoặc những người đã từng làm kem,… Sau những lần ta chắt lọc được thông tin, ta phải là người làm kem để kiểm chứng có đúng với những gì ta học được, và tự ta thay đổi những yếu tố ảnh hưởng để xem kết quả đạt được là gì. Như vậy, việc ta làm kem cũng không khác gì chúng ta đi học khi còn là học sinh, sinh viên. Thầy cô chỉ là người đóng vai trò hướng dẫn còn học sinh phát triển như thế nào là do quá trình học tập, nghiên cứu, thực hành. Bởi thế nếu một ai đó nói với bạn chỉ cần bỏ ra 10 triệu, 50 triệu để học làm kem ngon thì bạn nên cân nhắc thật kỹ. Nếu bỏ ra số tiền lớn mà chỉ có bạn mới làm được kem ngon thì rất đáng để bỏ, nhưng nếu bỏ ra một số tiền để ta giống như những người khác thì phải xem lại. Người làm kem cũng như một đầu bếp, anh ta sẽ có những bí quyết riêng về cách tẩm, ướp nguyên liệu, cách chọn nguyên liệu, cách nấu, cách canh lửa, nêm nếm,…Vì thế, ta học để biết cách làm kem thì rất dễ, dường như thông tin trên mạng đều sẵn có, nhưng để trở thành người làm kem chuyên nghiệp, hiểu được nguyên liệu, cách vận hành máy móc sao cho phù hợp, cách chọn nguyên liệu và máy móc, thiết kế một quy trình làm kem quy mô nhỏ để ta có thể tự do thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với tiềm lực tài chính, chiến lược kinh doanh thì dường như rất khó.

Đầu tư nhỏ nhưng phải hợp lý

Nếu ai đó nói với bạn phải dùng máy làm kem Ý đắt tiền, nguyên liệu từ châu Âu và học các khoá làm kem của người nước ngoài thì mới làm kem ra đúng chuẩn vị, ngon thì bạn nên quên đi; hoặc ai đó nói với bạn là làm kem phải sử dụng nguyên liệu này với thương hiệu này, không được sử dụng nguyên liệu kia, phải làm theo cách này, không được làm theo cách kia, kem thành phẩm phải là như thế này, nếu không là thất bại thì bạn cũng quên nó đi. Nếu xét về thuật ngữ kem (ice cream) theo khía cạnh khoa học, “kem là một tổ chức phức tạp, bao gồm protein, chất béo, chất tan, tinh thể đá, các tế bào khí là các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của kem”, còn nói theo nghĩa dân gian, “kem gồm có sữa, đường, nước được đánh xốp lên để tạo thành kem”, thì bản chất của bất kỳ kem nào, dù có thay đổi, biến tấu như thế nào thì cũng như vậy. Vì thế, việc hiểu được bản chất của kem sẽ giúp ta có cái nhìn thấu hiểu hơn đối với các sản phẩm kem trên thị trường. Những loại kem có thể kể đến là kem ký, kem ốc quế, kem tươi, kem cứng, kem Ý (Gelato), kem Mỹ, kem đá, kem sữa chua, kem cuộn,…Mỗi loại kem sẽ có sự khác biệt hoặc nhiều hoặc ít về cấu trúc, cũng như phương pháp để làm thành sản phẩm, nhưng đừng bó buộc chúng ta vào một phạm vi hẹp của kem vì có thể chính bạn có thể tạo nên một loại kem mới hoặc ít nhất là có gì đó khác biệt với phần còn lại của thế giới kem vô cùng đa dạng.

Với kinh nghiệm từng trải, chúng tôi đã từng nghĩ rằng làm kem là phải đầu tư một hệ thống kem chuyên nghiệp tầm cỡ nhà máy, phải có hệ thống mang tính tự động hoá và phải sử dụng những nguyên liệu công nghiệp mà được công bố trên nhãn thành phần của các thương hiệu kem lớn nên tôi đã loay hoay tìm kiếm, và cũng cố gắng làm sao mô phỏng theo quy mô sản xuất công nghiệp để làm kem ra với chất lượng cao nhất. Nhưng khi đi vào bản chất công nghệ và quy trình sản xuất, ở quy mô sản xuất nhỏ và sản lượng nhỏ, thì chỉ cần đạt được một số kỹ thuật cần thiết là có thể đạt được 80-90% chất lượng so với quy mô lớn. Điều quan trọng, chúng tôi muốn nói tới trong sản xuất quy mô nhỏ để mang lại chất lượng kem tốt nhất là phải có tác phong sản xuất công nghiệp để chất lượng các mẻ kem làm ra gần đồng đều nhất thì việc làm kem, sản xuất kem mới bền vững và chiếm trọn niềm tin của khách hàng khi ăn kem ta làm. Tác phong làm kem công nghiệp thể hiện ở chỗ lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, sử dụng cùng một nguồn nguyên liệu cho tất cả các mẻ kem, cân đong đo đếm đều phải có dụng cụ đo sao cho chính xác nhất, các bước thực hiện tuần tự hợp lý, thanh – tiệt trùng phải đạt tới thông số yêu cầu để giữ kem tránh bị hư hỏng trong bảo quản, bảo quản kem ở nhiệt độ đông ổn định và còn một số vấn đề khác.

Nhìn vào bức tranh chung này có thể thiết kế một quy trình làm kem quy mô nhỏ hiệu quả. Một thiết bị nấu cùng với nhiệt kế và đồng hồ là yêu cầu để thanh – tiệt trùng nguyên liệu, một chiếc cân kỹ thuật chính xác tới một số thập phân, một máy làm kem để làm lạnh và đánh xốp kem, vài tủ đông để cấp đông và trữ kem. Tuỳ vào độ mới của thiết bị, có thể may mắn ta có được một máy làm kem cũ nhưng còn xài tốt, sự linh hoạt trong sản xuất và tài chính mà ta có thể điều chỉnh, thiết kế qui trình sản xuất, máy móc sao cho phù hợp. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn có thể sử dụng 100 triệu để mua máy móc thiết bị và sản xuất được kem và bỏ cho các quán. Một quy trình thật sự là tối thiểu nhưng quan trọng là hiệu quả, khả thi, có khả năng thu hồi vốn nhanh và triển khai được sản phẩm tới người tiêu dùng. Người thành công là người biết sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả.

Chọn nguyên liệu và ứng dụng hiệu quả là một những cách tạo nên sản phẩm kem khác biệt

Trong vô vàn nguyên liệu làm kem, vô vàn lời mời chào sản phẩm, vô vàn thương hiệu trong và ngoài nước thì ta làm thế nào chọn được nguyên liệu làm kem tốt và phù hợp. Đứng ở vai trò người mới bắt đầu sản xuất kem, tôi cũng không thể trả lời được câu hỏi này. Nhưng tôi sẽ thử chọn người hiểu rõ về nguyên liệu của họ nhất, nói đúng nhất về những điều tôi đang gặp phải trong làm kem và cũng có những tư vấn hợp lý để tôi phát triển sản phẩm. Tất nhiên tôi phải kiểm chứng những gì người đó nói bằng cách thử những nguyên liệu họ chào. Nếu như mới làm kem, bạn đừng nên ngại thử các nguyên liệu mới, mỗi người tư vấn đều có cái đúng cái hay và ta cứ chào đón với mục đích học được kình nghiệm làm kem từ họ. Khi đã làm kem chuyên nghiệp, có định hướng về sản phẩm và thị trường, ta sàng lọc lại nhà cung cấp vẫn chưa muộn.

Chọn nguyên liệu cho kem và ứng dụng nó là cả một nghệ thuật và sự đúc kết kinh nghiệm, không phải cứ chọn nguyên liệu đắt tiền, có tiếng là cho sản phẩm kem chất lượng và ngon. Có rất nhiều nguyên liệu như trái cây mà ở Việt Nam ta có thể dễ dàng tìm được nhưng giá thành lại rẻ, tươi ngon, hoặc có những công ty sản xuất nguyên liệu kem trong nước, họ có đội ngũ nghiên cứu để tạo ra sản phẩm, nguyên liệu cho kem chất lượng, giá thành hợp lý mà ta có thể dễ dàng tìm được. Điều quan trọng là ta phải biết ta muốn kem ta làm có phẩm chất gì để tìm nguyên liệu phù hợp và ta cũng có thể thay đổi, điều chỉnh hàm lượng, thành phần cũng như cách xử lý nguyên liệu để mang lại kết quả mong muốn.

Một thị trường kem cạnh tranh thì cơ hội nào cho những người làm kem mới

Thị trường kem Việt Nam vỗn dĩ đã rất cạnh tranh từ khi ở Việt Nam có những người bán kem dạo quanh khắp các phố phường chứ không hẳn bây giờ mới có sự cạnh tranh. Khi xưa nhu cầu ít, những nhà sản xuất kem ít nhưng vẫn có cạnh tranh. Hiện nay, nhu cầu ăn kem nhiều, các nhà sản xuất kem cũng ra nhiều, cốt để phục vụ cho người ăn kem quá nhiều trên thị trường. Và cũng không ít nhiều nhà sản xuất kem đã phải đóng cửa do kinh doanh thua lỗ, nhưng cũng không ít những nhà sản xuất kem ra đời với những sản phẩm mới. Còn những công ty, nhà sản xuất kem có tiếng lâu đời tiếp tục phát triển và cho ra nhiều dòng sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Không những những nhà sản xuất kem trong nước, ta còn thấy được các nhà thương mại nhập kem từ nước ngoài, hầu hết trong số kem nhập là phục vụ cho đối tượng thị trường từ thu nhập khá trở lên. Như vậy, ta thấy được một điều, có sự phát triển từ sản phẩm bình dân lên sản chất lượng, cao cấp hơn, thật vậy, nhu cầu ăn kem ngon, chất lượng của người dân đặc biệt ở các thành phố lớn, địa điểm du lịch, văn hoá đã tăng lên rất nhiều. Ngày xưa, chúng ta ăn để no do kinh tế còn khó khăn, ngày nay chúng ta vẫn ăn để no, đủ chất dinh dưỡng nhưng cũng để thưởng thức. Người ăn kem cũng vậy, họ liên tục đòi hỏi các sản phẩm kem ngày càng ngon, chất lượng, hấp dẫn dù cho giá thành có cao hơn vì có thể thấy, túi tiền của người tiêu dùng cũng to hơn đáng kể, khẩu vị cũng ngày càng đổi mới theo hướng thích được ăn ngon hơn.

Bài chia sẻ này có thể không đầy đủ và bao quát hết bức tranh của thị trường kem ở Việt Nam và cũng không được dẫn chứng bằng số liệu thực tế có thống kê chuyên nghiệp, nhưng phần nào cũng cho thấy kem là món tráng miệng đang càng ngày càng phổ biến và phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Qua đây, các tác giả cũng hi vọng càng ngày càng có nhiều sản phẩm kem ngon, chất lượng giá thành phù hợp để mọi người trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể tìm ăn mà không cần đi đâu xa. Và đặc biệt càng ngày càng có nhiều nhà sản xuất kem làm ra các sản phẩm kem chất lượng, ngon và mới lạ, đáp ứng được các nhu cầu của người ăn kem.

Hướng Dẫn Tạo Cửa Hàng Kinh Doanh Online Trên Zalo

Hướng dẫn tạo cửa hàng kinh doanh online trên Zalo

Hiện nay, những ứng dụng chat, nhắn tin miễn phí như Zalo, Viber, Facebook Messenger trở thành phương tiện giao lưu quen thuộc với mọi người. Bên cạnh đó, việc “chăm chỉ” cập nhật thêm nhiều những tính năng mới cũng là lý do khiến lượng người sử dụng những ứng dụng này ngày một tăng lên.

Mới đây, ứng dụng Zalo đã update thêm tính năng Zalo Shop. Thông qua tài khoản Offical Account, người dùng có thể đăng tải hình ảnh sản phẩm và trực tiếp trao đổi mua bán ngay trên điện thoại của mình. Tính năng này đã mang tới cho người dùng Zalo, nhất là với những ai đang sở hữu cửa hàng kinh doanh có thể thuận tiện hơn trong việc đăng tải sản phẩm, quản lý hoặc người mua có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm dễ dàng.

Cách tạo Zalo Official Account đăng tải sản phẩm miễn phí

Bước 1:

Trước hết, chúng ta cần tạo tài khoản Official Account trên Zalo theo đường link bên dưới.

Tạo tài khoản Official Account Zalo

Tiếp đến, chúng ta cần đăng nhập tài khoản Zalo bằng cách sử dụng số điện thoại, mật khẩu hoặc quét mã QR trên điện thoại.

Bước 2:

Sau khi đăng nhập, người dùng sẽ thấy giao diện Zalo Official Account yêu cầu truy xuất thông tin của tài khoản Zalo cá nhân. Nhấn Cho phép.

Bước 3:

Sang giao diện mới, nhấn Tạo Official Account mới.

Bước 4:

Tiếp theo, chúng ta sẽ chọn loại tài khoản Official Account phù hợp với nhu cầu và muc tiêu kinh doanh của từng người.

Ở đây, chúng ta sẽ tích Chọn hình thức Tài khoản dịch vụ, rồi nhấn Tiếp tục nhập thông tin bên dưới. Lưu ý, sau khi hoàn tất thao tác đăng ký chúng ta sẽ không thể thay đổi.

Bước 5:

Tiếp đến, bạn sẽ điền các thông tin cho tài khoản Official Account, gồm:

Tên Official Account: tên tài khoản có độ dài dưới 40 ký tự,

Thông tin mô tả: đoạn mô tả trên 20 ký tự về cửa hàng kinh doanh của bạn.

Chọn ảnh bìa và ảnh đại diện: Ảnh bìa kích thước 320×350, ảnh địa diện là 150×150.

Thông tin liên hệ: điền thông tin họ tên, số liên lạc cho công việc mua bán.

Khi đã chắc chắn về các thông tin, nhấn chọn Gửi thông tin đăng ký.

Bước 6:

Quá trình đăng ký thông tin hoàn tất và xuất hiện thông báo Tài khoản Official Account đã được tạo thành công, nhấn nút Đóng để hoàn tất.

Bước 7:

Bước 8:

Tại đây, giao diện quản lý sẽ gồm nội dung, sản phẩm, tin nhắn, lượt theo dõi sản phẩm. Nhấn chọn vào mục Cửa hàng bên trên.

Bước 9:

Bước 10:

Trạng thái: Hiện.

Ảnh: sử dụng kích thước 150×150.

Nhấn Đồng ý các thông tin đã điền.

Bước 11:

Bước 12:

Trong giao diện này, chúng ta sẽ điền thông tin cần thiết cho sản phẩm:

Tên sản phẩm: điền tên chính xác của sản phẩm đối đa 200 ký tự.

Giá sản phẩm: nhập đúng cấu trúc VND, ví dụ 500000 không nhập 500.

Mô tả sản phẩm: mô tả chung, khái quát cho sản phẩm để người xem được biết.

Ảnh sản phẩm: tối đa 10 ảnh, mỗi ảnh tối đa 1 MB với kích thước 500×500.

Bước 13:

Bước 14:

Bạn sẽ được yêu cầu quét mã QR lần nữa. Xuất hiện giao diện Thông tin sản phẩm. Kéo xuống mục Cửa hàng, tích chọn vào mục Hiển thị.

Bước 15:

Xuất hiện thông báo mới, nhấn chọn Đồng ý.

Thông báo cập nhật thành công. Nhấn Đóng.

Bước 16:

Trên giao diện Zalo điện thoại, bạn sẽ thấy tên shop của mình xuất hiện. Nhấn chọn Vào shop để xem cửa hàng mới đã tạo với sản phẩm đã đăng lên.

Bước 17:

Chúng ta có thể gửi sản phẩm cho bạn bè khi nhấn chọn vào biểu tượng Share trên giao diện.

Bước 18: