--- Bài mới hơn ---
Hướng Dẫn Lập Bảng Chấm Công Trên Excel Vô Cùng Đơn Giản
Mẫu Bảng Chấm Công Và Hướng Dẫn Cách Lập Theo Thông Tư 133
Cách Tạo Khung Bìa Trong Word 2007 2010 2013…2016…
Cách Tạo Trang Bìa Đẹp Trong Word 2022
Cách Chụp Ảnh Ngoại Cảnh Đẹp Và Chất Nhất Chỉ Với #11 Tuyệt Chiêu
Mục đích của Bảng chấm công
Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, … để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.
Tải về: Bảng mẫu chấm công hàng ngày (file excel)
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép bảng chấm công
– Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.
– Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,…) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 (tức là từ ngày 1 đến ngày 31) theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cách trình bày bảng chấm công
Bảng chấm công nhân viên hàng ngày được trình bày trên file excel để tiện cho việc phân loại các ô, các mục một cách rõ ràng, chính xác, công bằng. Khi trình bày Bảng chấm công hàng ngày, các bạn cần chú ý các yếu tố cần thiết sau đây:
Tên đơn vị chấm công: Ghi ở dòng đầu tiên từ cột thứ 2 (Cột B)
Tên bảng: “BẢNG CHẤM CÔNG” – được ghi ở dòng thứ 3 và căn sao cho nằm giữa bố cục với bảng chấm công bên dưới. Trình bày bằng chữ in hoa bôi đậm, cơ chữ to hơn những dòng chữ khác trong toàn trang excel. Phía dưới là tháng và năm chấm công cũng được căn giữa cân đối.
Nội dung bảng chấm công: Bao gồm: STT, Họ tên nhân viên, Chức vụ, Các ngày trong tháng, Tổng số ngày, Các ngày nghỉ (Không lương, nghỉ lễ, nghỉ phép).
Phía dưới bảng cần ghi rõ Ngày, tháng, năm hoàn thành bảng chấm công với đầy đủ các thông tin
Các chữ ký: Bao gồm: Chữ ký của người chấm công, người phụ trách bộ phận và Ban giám đốc.
Phần cuối bảng chấm công cần ghi rõ các ký hiệu của các dạng ngày nghỉ (Được ghi rõ trong file đính kèm).
Phương pháp chấm công
Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
– Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,… thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Cần chú ý 2 trường hợp:
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
– Chấm công theo giờ:
Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
– Chấm công nghỉ bù:
Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.
Tải mẫu bảng chấm công file word, file excel
Tải mẫu bảng chấm công bằng file excel
Download: Bảng mẫu chấm công hàng ngày
Download: Bảng chấm công 2022
Tải mẫu bảng chấm công bằng file word
Download: Bảng chấm công file word
Download: Bảng chấm công làm thêm giờ mẫu 01b LĐTL Thông tư 133
Download: Bảng chấm công làm thêm giờ mẫu 01b LĐTL Thông tư 200
--- Bài cũ hơn ---
Tạo Usb Cài Windows Không Cần Phần Mền, Không Cần Format Usb
Hướng Dẫn Chi Tiết Đăng Ký Miễn Phí Tài Khoản Thanh Toán Paypal
Cách Đăng Ký Paypal Thành Công 100% Giao Diện Mới.
Làm Thế Nào Để Có Một Website Chuyên Nghiệp
Bỏ Túi Ngay 9 Thủ Thuật Microsoft Outlook — Chia Sẻ Hay