Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Làm Bánh Cuốn Sài Gòn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Jetstartakeontheworld.com

Cách Làm Bánh Tráng Cuốn Bơ Sài Gòn Đơn Giản

Nguyên liệu và cách làm bánh tráng cuốn bơ Sài Gòn như thế nào? Bánh tráng là một món ăn vặt được yêu thích của giới trẻ Sài Gòn. Thế nhưng hiện nay, không chỉ ở phạm vi Sài Gòn mà bánh tráng còn trở thành món ăn vặt yêu thích của các bạn trẻ Hà Nội nữa.

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bánh tráng dẻo

Trứng cút: 10 quả

Thịt bò khô dạng sợi: 50g

Xoài xanh: 1/2 quả

Trứng gà ta: 1 quả

Dầu ăn

Muối tôm

Đậu phộng

Hành phi

Tương ớt

Rau răm

2. Cách làm bánh tráng cuốn bơ Sài Gòn đơn giản

Trước hết bạn cần phải luộc trứng cút lên. Cách luộc trứng thì không phải là khó. Để dễ bóc vỏ thì sau khi luộc bạn nên rửa qua bằng nước lạnh. Bóc vỏ trứng và cắt đôi thành khoanh tròn.

Đậu phộng rang chín lên rồi đập dập ra. Chỉ nên đập cho vỡ viên đậu phộng ra thôi chứ không nên đập vụn quá. Xoài xanh rửa thật sạch, gọt vỏ và bào sợi. Rau răm cũng nhặt bỏ phần rễ, rửa sạch và cắt nhỏ ra.

Để có hỗn hợp bơ dầu thì bạn dùng lòng đỏ trứng gà. Thêm nước cốt chanh vòa. Đánh bông hỗn hợp lên. Cho thêm khoảng 2 thìa canh dầu ăn vào và tiếp tục trộn đều lên.

Cho đến khi dầu ăn và trứng đã quện lại với nhau thì bạn lại tiếp tục cho thêm dầu ăn vào hỗn hợp và đánh bông lên tiếp. làm vậy cho đến khi hình thành lên hỗn hợp sốt bơ dầu. Bơ dầu tự làm sẽ thơm hơn, ngon hơn. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng bơ dầu mua sẵn trong siêu thị cũng được.

Lấy một miếng bánh tráng dẻo trải ra mặt phẳng. Trải đều bơ dầu lên bánh tráng, thêm chút thịt bò khô, hành phi, xoài xanh bào sợi, rau răm, trứng cút, muối tôm.

Mỗi thứ cho một chút đủ trải dài một đường theo chiều ngang của miếng bánh tráng. Cuộn bánh tráng tròn lại như gói bánh đa nem. Làm lần lượt cho đến khi hết gia vị hoặc hết bánh tráng.

Khi đã gói xong, việc của bạn chỉ là cắt thành những khúc vừa ăn, rắc thêm đậu phộng lên trên, thêm chút bơ dầu và thưởng thức.

Món bánh tráng cuốn bơ Sài Gòn vẫn giữ được nguyên hương vị của bánh tráng mà còn thêm được vị béo ngậy của bơ dầu sẽ rất ấn tượng với bạn và bạn bè đấy.

Lưu ý nếu bánh tráng quá cứng thì bạn có thể xoa một lớp chanh lên bánh tráng sẽ khiến bánh tráng mềm hơn và chiếc bánh tráng cuốn cũng sẽ ngon hơn.

Bánh Mì Sài Gòn Ở Mỹ

Tại Glover Park, vùng nằm ở tây bắc Washington D.C., một chủ hãng cung cấp suất ăn, người gốc Hà Nội, bà Germaine Swanson, 72 tuổi, từ năm 1978 đến năm 1988, điều hành nhà hàng Germaine nổi tiếng, kể chuyện theo lời thuật của phóng viên Walter Nicholls, tờ Washington Post: “Trước năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, chúng tôi gọi bánh mì kẹp thịt là bánh mì Tây.

Nhưng chỉ những người giàu mới ăn nổi bánh mì Tây nhân bơ, pâté và thịt heo nhập khẩu. Khi Tây rút đi, chúng tôi bắt đầu thêm các thành phần châu Á vào, gia vị và rau mùi như ngò, để hạp khẩu vị hơn”. Để thay cho các loại dưa chuột nhập khẩu mắc tiền, người Việt tạo ra món dưa củ cải và càrốt.

Tại Falls Church, tìm mua bánh mì kẹp thịt thật dễ dàng. Virginia là nơi mà cộng đồng người Việt đông thứ năm ở Mỹ, với dân số hơn 37.000 người. Vào những ngày cuối tuần, trung tâm Eden, một thương xá của người Việt ở Seven Corners, đông ken người xếp hàng mua bánh mì Sài Gòn bán tại tầng tám, Walter Nicholls cho biết.

Nhưng với người Mỹ, bê nguyên xi bánh mì thịt nguội ở Sài Gòn sang không thể ăn khách. Do đó không lấy gì làm ngạc nhiên khi những tiệm bánh mì ngon biết chăm chút đến toàn bộ các yếu tố trong ổ bánh.

Lý Lai, 38 tuổi, chủ hiệu thức ăn Sông Quê ở trung tâm Eden, cho biết: “Tất cả chỉ là nhờ gia vị thôi. Bánh mì phải thiệt mới. Dưa chua không được quá chua, hoặc quá ngọt, và phải được xắt thật mỏng, không thì chúng sẽ làm cho bánh mì bị nhão”. Pâté của bà cũng thật ngon. Bà nói: “Nhiều người làm pâté với quá nhiều mỡ heo, nên người ta ăn riết cũng ớn”.

Walter Nicholls nói ông thích bánh mì Sông Quê, nhưng khi cắn tới miếng bánh thứ ba của tiệm Như Lan, ông biết rằng ông đã gặp đúng cái sở thích của mình, ông sẽ quay lại đó. Lúc đó ông mới hỏi người chủ tiệm tên Liễu về bánh mì của bà. “Đầu tiên, tôi thay đổi toàn bộ gia vị”, bà Liễu, 58 tuổi, cho biết tất cả bí quyết cạnh tranh của mình. Cửa hiệu Như Lan mở từ năm 1987, bà Liễu mua lại của người chị của mình chừng hơn ba năm nay. Chị em bà cũng là người gốc Cần Thơ, cái nơi mà Walter Nicholls ăn món bánh mì kẹp thịt đầu tiên trong đời.

Ở một phương trời khác, Calgary, Canada, cũng đang diễn ra cuộc chiến tranh “tàu ngầm”. Tiệm Beef Sate Vietnamese Sub (Bánh mì bò satế Việt Nam) của bà Thi Thi đang chinh phục đông đảo người mê bánh mì. Cách đây 18 năm một cửa hiệu không thể nào nhỏ hơn của bà Thi Thi mở ở khu Chinatown, rồi nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

Kim Anh Vietnamese Submarines được kể là bánh mì mùa hè bá cháy, với bánh mì Beef Satay Sub giá 4,5 đô Canada. Ở đây, thịt bò xắt mỏng và mềm, gia vị đậm đà, rau tươi giòn.

Nhưng nói gì thì nói, phóng viên Janet vẫn bình chọn cho bánh mì Thi Thi là số 1, bán giá 5,25 đô Canada. Bánh mì ở đây gia vị không đậm như bánh mì các quán trên – cho tới khi bạn cắn vào một miếng ớt Chile. Lát thịt bò thơm lựng, hương vị khác biệt, rau giòn hơn, và nước mắm ngon và ngọt hơn. Đáng nói là không có miếng bánh nào bị nhão khi ăn từ đầu đến cuối.

Trong khi đó, ở New York, theo phóng viên Julia Moskin của tờ New York Times, số người Việt không đông bằng Houston, Washington và San Gabriel Valley ở California, và phải mất một thời gian dài để bánh mì kẹp thịt xuất hiện và khẳng định vị thế của nó. Giờ đây có thể tìm mua bánh mì khắp nơi ở New York, từ khu Chinatown, đến Manhattan, Brooklyn và Queens. Có khoảng 12 cửa hiệu bánh mì được ghi vào bản đồ ẩm thực của tờ New York Times. Nhiều hiệu bánh mang những cái tên rất hoài hương như Ăn Chơi, Bánh Mì Sài Gòn, Nhà Tôi, Thanh Đa, v.v.

Ở Chicago, tiệm được nhiều người biết đến như là vua bánh mì Chicago là Ba Lẹ Bakery – một cái tên cũng rất Sài Gòn. Nơi đây, một ổ bánh mì lớn bán với giá, theo tờ Grub Street Chicago, cực rẻ 2,95 USD. Một tiệm khác lại nổi tiếng với món pâté gan là Phở Xe Lửa, ngoài món phở nổi tiếng, còn có hàng loại bánh mì, hầu hết giá dưới 5 USD. Ngoài ra còn phải kể đến bánh mì ở tiệm Phở Xe Tăng và Như Lan Bakery & Sandwiches.

Ở California, nơi có đông người Việt, tiệm bánh mì đã mở ra từ rất sớm và nhiều, nhưng đáng nói gần đây nhất là tại Los Angeles, bánh mì trở nên lưu động với hãng xe thức ăn lưu động Nom Nom Truck hồi đầu tháng chín vừa qua, gồm baguette sandwich và Viet taco. Tháng chín là lúc sinh viên ULCA tựu trường.

Chiếc xe này được sở hữu và điều hành bởi ba thanh niên tốt nghiệp đại học ULCA, đang trong lứa tuổi 20, David Stankunas, Marisa Chien và Jennifer Green. Họ dự định đậu xe tại khu Westside, nơi họ thường lui tới thời sinh viên. Stankunas, một doanh nhân lai Việt, 27 tuổi, nói rằng ông hết sức muốn mở một nhà hàng riêng, nhưng lại lo về vốn.

Khi loại xe Kogi xuất hiện ở thành phố chuyên bán món BBQ, Stankunas đổi ngay kiểu kinh doanh của mình. Tên Nom Nom của hãng có gốc từ ngôn ngữ internet biểu đạt sự thèm thuồng khi nghe nói về món ăn ngon nào đó.

Cách Làm Phở Cuốn, Nem Cua Bể Hải Phòng, Chả Giò Sài Gòn

Thực đơn:

A. Thành phần – nguyên vật liệu của món phở cuốn

+ Nguyên vật liệu – nhân phở cuốn

Bò phi lê, phi lê, tẩm gia vị: 200 gr

Hành tây cắt sợi, 100 gr

Cà rốt cắt sợi: 100 gr

Gía sống rửa sạch: 50 gr

Hạt nêm: 5 gr

Tiêu trắng xay: 3 gr

Cây sả bằm nhuyễn: 5 gr

+ Nước chấm – công thức 1

Nước mắm Hồng Hạnh 40 độ đạm 650 ml: 30 ml

Bột ngọt: 20 gr

Đường cát trắng: 100 gr

giấm tinh luyện: 50 ml

Nước suối: 200 ml

Tỏi băm bằm nhuyễn: 30 gr

Ớt sừng đỏ bằm nhuyễn: 20 gr

Đu đủ xanh cắt lát mỏng vừa ăn: 50 gr

Cà rốt cắt lát mỏng vừa ăn: 50 gr

Củ su hào: cắt lát mỏng vừa ăn 50 gr

+ Nước chấm – công thức 2

Xốt tương ngọt Hoisin 50 ml

Bơ đậu phộng nắp đỏ (Crown) 510 gr: 30 gr

Nước suối: 200 ml

Hạt nêm: 3 gr

Tương ớt: 20 ml

Dầu ăn Cái Lân 20 ml

Củ tỏi bằm nhuyễn: 20 gr

Cây sả bằm nhuyễn: 30 gr

Mè trắng rang thơm: 20 gr

Đậu phộng: rang thơm: 50 gr

Ớt sừng đỏ bằm nhuyễn: 20 gr

+ Rau ăn kèm

B. Các bước thực hiện món phở cuốn

+ Sơ chế

Thịt bò cắt sợi nhỏ ướp hạt nêm, tiêu, nước mắm, 1 ít sả băm, đem áp chảo vừa chín tới.

Các loại rau rửa sạch, để ráo, nhặt lấy lá tươi không dập nát, ngâm trong nước đá lạnh để đảm bảo rau luôn được tươi ngon

Hành tây, cà rốt cắt sợi nhuyễn, giá xào sơ nêm thêm 5 gr hạt nêm, 5 gr tiêu, 5 gr sả băm

+ Chế biến

Xào nhân phở cuốn

Cho 10 ml dầu ăn vào chảo nóng, cho hành tây, cà rốt đã cắt sợi vào xào sơ và tắt bếp

Cuốn phở cuốn

Trải bánh ướt lên mặt phẳng sạch, sau đó cho các loại rau vào, bao gồm húng quế, húng lủi…sắp xếp thành 1 lớp mỏng, sau đó cho nhân lên và cuộn đều lại. Cố định bánh đã cuốn bằng dụng cụ bọc thức ăn và cho vào đĩa.

Tiến hành làm nước chấm theo công thức nước chấm ở phía trên

– Công thức 1: cho nước, nước mắm, đường, bột ngọt, giấm, nấu tan đường để nguội sau đó cho tỏi băm, ớt băm và cà rốt, củ su hào, đu đủ vào

– Cong thức 2: cho tương Hoisin, bơ đậu phộng, nước, nước mắm, quậy tan gia vị

– Sau đó xào thơm tỏi, sả băm, mè, rồi cho gia vị đã pha vào nấu quậy đều, nếm vừa ăn, lược qua rây bỏ xác. Để nguội cho ra chén và cho đậu phộng giã nhỏ với ít ớt, tỏi băm lên trên mặt

Ra món: cắt phở cuốn thành miếng vừa ăn

C. Trình bày món phở cuốn

Trình bày món ăn bên trong vành đĩa cho gọn gàng, sạch, nước chấm và rau để riêng

Khẩu phần 1 người: 80 – 100 gr

Công cụ dụng cụ: đĩa từ 20 – 26 cm

Nhiệt độ: từ 30 độ C trở lên

D. Yêu cầu thành phẩm

Cuốn tròn đẹp, chắc, không bị bể, vị ngon vừa ăn, trang trí hài hòa.

E. Kiến thức mở rộng

Khi cuốn phải cuốn chặt tay để nhân không bị bung ra khi cắt bánh

Bảo quản tốt để bánh không bị khô

Có thể thay thế thịt bò bằng các loại thịt khác, rau cũng có thể thay thế

Lưu ý: phải bọc lại sau khi cuốn để giữ bánh không bị khô và để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước chấm có thể sử dụng cho các món nướng hoặc món có kèm nước chấm

A. Thành phần – nguyên vật liệu của món nem cua bể Hải Phòng

+ Xử lý thịt cua

Thịt cua lột sẵn trụng nước sôi pha rượu, gừng: 300 gr

Rượu nếp Hà Nội: 30 ml

Củ gừng: 20 gr

+ Nguyên vật liệu – nhân nem

+ Gia vị – nhân nem

Tiêu đen xay: 5 gr

Bột ngọt: 5 gr

Đường cát trắng: 5 gr

Hạt nêm: 5 gr

Nước mắm Hồng Hạnh 40 độ đạm 650 ml: 5 ml

+ Nguyên vật liệu – nước chấm

Nước mắm Hồng Hạnh 40 độ đạm 650 ml: 30 ml

Bột ngọt: 20 gr

Đường cát trắng: 100 gr

giấm tinh luyện: 50 ml

Nước suối: 200 ml

Củ tỏi bằm nhuyễn: 20 gr

Ớt sừng đỏ: 40 gr

Trái đu đủ xanh cắt lát mỏng vừa ăn: 100 gr

Cà rốt cắt lát mỏng vừa ăn: 50 gr

Củ su hào cắt lát mỏng vừa ăn: 50 gr

+ Nguyên vật liệu cuốn – rau ăn kèm

Bánh tráng Hà Nội Đường kính 22 cm, bánh tròn không mẻ góc: 2 bịch

Tía tô Bắc rửa sạch: 50 gr

Tía tô Nam rửa sạch: 40 gr

Húng lủi rửa sạch: 40 gr

Rau xà lách búp Đà Lạt rửa sạch: 50 gr

Lá kinh giới rửa sạch: 50 gr

Bún tươi: 500 gr

+ Nguyên liệu chiên

B. Các bước thực hiện món nem cua bể Hải Phòng

+ Sơ chế

Tôm đất rửa sạch, lột vỏ, bỏ chỉ sống lưng, cắt hạt lựu nhỏ

Thịt cua trụng qua nước sôi có pha rượu và gừng

Su hào, đu đủ xanh, cà rốt thái lát nhỏ ngâm trong nước

Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo xếp vào khay

Nấm mèo, miến dong ngâm nước cho mềm sau đó vớt ra rửa sạch, cắt khúc

Hành tím băm nhỏ, vắt hết nước

+ Chế biến

Trộn nhân

Trộn thịt xay, thịt cua, tôm với hành tím bằm, nấm mèo, miến dong, giá, nêm gia vị đường, tiêu, bột ngọt theo định lượng phía trên, 1 quả trứng gà, trộn đều

Cuốn nem cua bể

– Sử dụng 2 tấm bánh tráng xếp chồng lên nhau, thoa một lớp nước vừa đủ, cho nhân bánh vào phía cuối và cố định nhân thành hình vuông, định lượng nhân trong 1 cuốn bằng 120 gr, sau đó gấp các mép lại theo góc vuông, cuốn đều bánh tráng 2 mặt. Sử dụng nước để cố định các mép bánh. Sau đó xếp gọn vào đĩa. Ngoài sử dụng nước, có thể sử dụng nước vôi hoặc nước dừa để làm bánh mềm ra và dễ dàng khi cuốn.

Làm nước chấm nem cua bể

Cho nước mắm, đường, giấm, nước, bột ngọt theo định lượng phía trên vào nấu sôi. Sau đó để nguội, cho tỏi và ớt đã băm, su hào, cà rốt, đu đủ vào

Chiên nem cua bể: chiên ngập dầu ở nhiệt độ từ 80 độ C

Trong quá trình chiên, lưu ý đảo đều để nem chín vàng đều

C. Trình bày món nem cua bể Hải Phòng

Khẩu phần 1 người: chả 80 – 100 gr, bún 50 gr, rau ăn kèm 50 gr

Công cụ dụng cụ: đĩa từ 24 – 26 cm

Nhiệt độ: 65 độ C

Xếp nem vào đĩa gọn gàng, rau ăn kèm cho ra đĩa nhỏ, bún và nước chấm cho ra chén riêng

D. Yêu cầu thành phẩm

Nem giòn, màu vàng cánh gián đẹp, không thấm dầu bên trong

E. Kiến thức mở rộng

Có thể sử dụng bánh tráng khác để thay thế hoặc nhân bên trong theo yêu cầu vào sở thích.

Hình dáng có thể thay đổi nếu thích

Lưu ý: khi chiên bảo đảm nem được giòn và có màu sắc hấp dẫn

A. Thành phần – nguyên vật liệu của món chả giò Sài Gòn

+ Nguyên vật liệu – nhân chả giò

Nạc dăm xay: 200gr

Tôm đất bóc vỏ, cắt hạt lựu: 100gr

Thịt cua lột sẵn đã xử lý: 100gr

Miến dong Bắc ngâm mềm, cắt khúc 1-2cm: 50gr

Nấm mèo đen ngâm, rửa sạch, thái sợi: 50gr

Khoai môn bào sợi, 50gr

Cà rốt bào sợi: 50gr

Củ sắn bằm nhuyễn, vắt ráo nước: 100gr

Hành lá cắt nhỏ: 50gr

Lá húng quế cắt nhỏ: 30gr

Hành tím cắt nhỏ, vắt ráo nước: 20gr

+ Gia vị – nhân chả giò

Hạt nêm 10gr

Bột ngọt: 5gr

Nước mắm Hồng Hạnh 40 độ đạm 650ml: 5ml

Đường cát trắng: 5gr

Tiêu trắng xay: 5gr

+ Nước chấm

+ Rau ăn kèm

B. Các bước thực hiện món chả giò Sài Gòn

+ Sơ chế

Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo xếp vào khay

Khoai môn bào vỏ, rửa sạch, sau đó cắt chỉ

Các nguyên vật liệu sơ chế theo quy cách phía trên

+ Chế biến

Nhân chả giò Sài Gòn

Trộn đều khoai môn, thịt heo xay, tôm, húng quế cắt nhỏ, nêm hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường theo định lượng phía trên

Tiến hành cuốn chả giò Sài Gòn

Sử dụng 2 tấm bánh tráng, 1 tấm gấp đôi để phần nhân không làm ướt bánh, sau đó cho nhân vào, định lượng nhân trong nem là 10gr, gấp đều các mép lại,sau đó cuốn tròn đến hết bánh, sử dụng nước để cố định mép bánh không bị bung khi chiên. Chiên vàng rồi xếp vào đĩa

Tiến hành làm nước chấm chả giò

Cho nước mắm, đường, bột ngọt, nấu tan đường để nguội, cho 30ml nước cốt chanh tươi, 20gr tỏi bằm, 20gr ớt sừng, cà rốt chì, quậy đều lên

Chiên chả giò

– Chiên ngập dầu ở nhiệt độ từ 80 độ C. Trong quá trình chiên, lưu ý đảo đều để bánh chín vàng đều, và đảm bảo về màu sắc. Có thể sử dụng vợt để chiên giúp chả được chín đều và không bị dính vào chảo

– Chiên lần 1: để làm chín thực phẩm

– Chiên lần 2: khi sử dụng sẽ chiên lại để bánh có độ giòn đặc trưng

Ra món

C. Trình bày món chả giò Sài Gòn

Món ăn bên trong vành đĩa gọn gàng, sạch, nước chấm và rau để riêng

Khẩu phần 1 người: chả giò 80-100gr, rau ăn kèm 100gr

Công cụ dụng cụ: đĩa từ 24-26cm

Nhiệt độ 65 độ C

D. Yêu cầu thành phẩm

Màu sắc vàng cánh gián, giòn, không bị bung mép, ráo dầu, vị vừa ăn

E. Kiến thức mở rộng

Có thể cuốn nhân chả giò thành nhiều hình dạng khác nếu thích, nhân có thể thay thế để lạ hơn

Lưu ý: cuốn đều, chắc, canh nhiệt độ dầu để chả giò có màu sắc hấp dẫn, giữ độ giòn lâu

877 views

8 Cách Làm Nước Chấm Gỏi Cuốn Sài Gòn, Tương Chắm Ăn Gỏi Cuốn Bằng Tương Đen, Tương Hột

Chi tiết cách làm nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn theo công thức bí truyền cực ngon và đậm đà. Trong nền ẩm thực Việt, có rất nhiều món ăn dùng kèm với nước chấm. Nước chấm giúp gia giảm thêm hương vị cho món ăn, với một số món gỏi, trộn thì nước chấm có thể xem như là linh hồn của món ăn.

Nước chấm trong ẩm thực việt rất đa dạng, mỗi món ăn dùng một loại nước chấm khác nhau, không món nào đụng hàng món nào. Ví dụ như khi ăn vịt thì phải có nước mắm gừng, gỏi cuốn phải ăn kèm tương đậu, bánh xèo miền trung phải ăn kèm tương bơ đậu phụng,…

Trong số các món ăn kể trên thì gỏi cuốn là món khá cầu kì và nhiều loại nước chấm. Vì lý do đó, hôm nay Massageishealthy xin phép được chia sẻ 8 cách làm nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn, tương chắm ăn gỏi cuốn bằng tương đen, tương hột để chấm kèm với gỏi cuốn cực ngon.

1. Cách làm nước chấm gỏi cuốn bằng tương đen, tương hột

Tương đen dùng ăn phở không phải là loại dùng chấm gỏi cuốn này, vì tương đen đó là nước tương nấu với bột, đường. Tương đen để chấm gỏi cuốn được làm từ tương hột. Các làm nước chấm gỏi cuốn này khá công phu, do vậy các bạn nên chuẩn bị nhiều một chút, để khi cần có thể lấy ra ăn ngay. Tương đen thành phẩm sẽ có vị mặn ngọt vừa ăn, béo béo của đậu.

Nguyên liệu làm

500g tương đen:

1.5 thìa súp bơ đậu phộng.

2 thìa súp đường trắng.

1/2 thìa cà phê giấm.

1 thìa súp tỏi băm.

1 thìa súp hành tím băm.

1/2 thìa súp ớt băm.

2 thìa súp đậu phộng.

1 thìa súp dầu ăn.

Cách pha chế như sau

Tương hột các bạn vớt lấy phần hột và xay nhuyễn với 50ml nước lọc. Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng, thì cho hành, tỏi vào phi cho dậy mùi. Lúc này cho phần tương hột đã xay + bơ đậu phộng + đường vào và ngoáy cho các nguyên liệu hòa quyện, sánh mịn.

Nếu phần tương trong chảo quá đặc thì các bạn cho nước thêm vào, vừa cho vừa ngoáy để hỗn hợp mịn, không bị vữa, tách nước. Khi hỗn hợp sánh, quấy nặng tay thì các bạn nhắc xuống, đổ giấm vào khi hỗn hợp còn ấm ấm. Khi ăn thì múc ra chén, thêm đậu phộng giã giập và ớt tươi vào.

2. Cách làm mắm nêm ăn gỏi cuốn ngon

Mắm nêm là một trong những loại mắm thơm ngon hấp dẫn, ngoài dùng để ăn gỏi cuốn, mắm nêm có thể dùng ăn bánh căn, bánh xèo, bò nhúng dấm.

Tuy nhiên mắm nêm các bạn phải biết chế biến thì mắm mới không bị hôi, dễ ăn. Mắm ngon, thành phẩm thì phải có vị chua chua ngọt ngọt của nước cốt thơm, vị mặn và thơm, mùi mắm không quá nồng gắt.

Nguyên liệu:

110gr mắm nêm.

70gr đường trắng.

1 thìa súp thơm.

40ml nước ép thơm.

1/2 thìa súp tỏi băm.

1/2 thìa súp sả băm.

1/2 thìa súp ớt băm.

Cách làm:

Đầu tiên, các bạn các bạn múc mắm bỏ vào tô, sau đó cho một ít nước sôi vào, ngoáy đều cho mắm tan ra. Tiếp theo các bạn đổ mắm qua rây để loại bỏ phần cặn mắm.

Sau đó các bạn cho thêm đường, 110ml nước lọc vào quậy tan đường thì bỏ lên bếp nấu cho sôi lăn tăn. Mắm sôi các bạn cho thêm phần nước ép thơm + sả + tỏi băm vào rồi đổ ra chén. Vậy là đã có một chén mắm thơm ngon rồi ạ.

Lưu ý là nếu bạn nào dùng mắm nêm pha sẵn, không cần rây và bỏ thêm tỏi, sả vì phần mắm đó đã được nêm nếm vừa rồi, chỉ bỏ thêm nước cốt thơm cho mắm loãng, dễ chấm. Vì sau khi nấu mắm xong có cho thêm nước cốt thơm, nên các bạn lưu ý nêm đường từ từ, tùy theo tình trạng ngọt hay chua của trái cây mà chúng ta gia giảm.

3. Cách pha nước mắm chanh tỏi ớt chấm gỏi cuốn, bánh tráng cuốn

Một trong số những loại nước chấm không thể không kể đến trong bài viết này, đó chính là nước mắm chanh ớt tỏi. Đây là một loại nước chấm “toàn dân”, dù bạn ở đâu trên đất nước Việt nam này thì bạn cũng biết và đã từng ăn qua.

Nguyên liệu:

70ml nước mắm.

60gr đường cát vàng.

40ml nước cốt chanh.

1/2 thìa súp tỏi băm.

1/2 thìa súp ớt băm.

Cách làm nước chấm chanh tỏi ớt:

Đầu tiên, các bạn pha một chén nước chanh đường khoảng 80ml, nên pha bằng nước ấm thì đường sẽ dễ tan hơn, tiếp theo các bạn cho thêm tỏi, ớt băm vào để tạo độ cay. Chén nước chấm bây giờ sẽ chua chua, ngọt ngọt, cay cay.

Lúc này các bạn đổ từ từ nước mắm vào, vừa cho mắm vừa nêm nếm. Mỗi loại nước mắm khác nhau sẽ có vị mặn khác đó. Đổ nước mắm và ngoáy đến khi chén nước chấm có màu nâu cánh gián, ăn đầy đủ vị ngọt, chua, mặn, cay là thành công rồi đấy ạ. Lúc này các bạn thả thêm vài lát ớt, để chén mắm thêm phần bắt mắt.

4. Cách làm nước tương bơ đậu phộng ăn gỏi cuốn

Ở miền Trung nắng gió, nơi nghề nuôi trồng đậu phộng phát triển thì việc dùng dầu đậu phộng, tương đậu phộng vô cùng phổ biến. Trong bài viết hôm nay, Massageishealthy xin giới thiệu cho bạn công thức pha nước tương bơ đậu phộng, một loại biến thể từ tương chấm đậu phụng của người miền trung.

Thành phẩm của món này sẽ có vị mằn mặn, ngọt ngọt và béo béo, thơm nức mùi đậu phộng. Món này có thể dùng cho món chay được, vì vậy ngại gì không làm nhiều một chút, để dành chấm, cuốn bánh tráng trong ngày rằm sắp tới nè.

Nguyên liệu:

50ml nước tương.

45gr bơ đậu phộng.

1/2 thìa súp ớt băm.

Cách làm:

Bắc chảo lên bếp mở lửa riu riu, cho 45gr bơ đậu phộng + 50ml nước tương đậu nành vào nồi. Dùng thìa khuấy đều để bơ đậu phộng và nước tương hòa với nhau thành một hỗn hợp sánh mịn.

B. Công thức làm mắm nêm, tương chấm gỏi cuốn, nem nướng cực ngon

Gỏi cuốn là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Một trong những điều làm nên vị ngon và hấp dẫn cho món ăn này chính là nước chấm. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm tương chấm gỏi cuốn tuyệt ngon cho bữa cơm gia đình thêm hoàn hảo.

5. Cách làm tương chấm gỏi cuốn ngon như nhà hàng

Nguyên liệu Nguyên liệu để làm đồ chua Cách làm tương chấm gỏi cuốn

– Tương hột đem xay nhuyễn, đổ vào 1 cát bát to. Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm thật nhuyễn.

– Đun nóng chảo, cho 1 muỗng canh dầu vào để phi thơm tỏi và hành, cho thêm tương vào, đảo đều và vặn nhỏ lửa.

– Tương sôi, bạn có đậu phộng, đường và tương ớt vào, đảo đểu cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

– Khi thấy hỗn hợp sánh lại thì cho vào 1 ít giấm, đảo đều và nếm thấy vừa miệng thì tắt bếp.

– Làm đồ chua: Củ cải trắng, cà rốt gọt, rửa sạch rồi thái thành những sợi nhỏ vừa ăn. Trộn đường và giấm vào 1 cái bát với tỉ lệ 1:2, cho cà rốt và củ cải đã thái vào ngâm khoảng 3 tiếng.

– Đổ hỗn hợp tương ra bát, thêm đậu phộng và đồ chua lên trên là hoàn thành món ăn.

6. Cách làm nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn ngon đúng điệu

Nguyên liệu Cách làm nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn

– Tương hột cho vào máy xay rồi xay thật nhuyễn. Đậu xanh cho vào nước ngâm khoảng 20 phút cho mềm ra rồi đem hấp chín, xay nhuyễn. Me bỏ hột, cho vào xay nhuyễn cùng 10ml nước. Đậu phộng rang chín, giã nhỏ. Ớt, tỏi băm nhỏ.

– Đun nóng chảo, cho dầu ăn để phi thơm tỏi. Tiếp tục cho tương, đậu xanh, nước dừa xiêm, me dầm, đường ớt vào. Vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và đổ ra bát. Rắc đậu phộng rang lên trên.

Thành phẩm thu được là bát nước chấm sền sệt, thơm mùi me chua, tương hột, đậu phộng tạo nên sự hài hòa và quyến rũ, khiến bữa ăn của gia đình trở nên ngon miệng hơn rất nhiều!

7. Cách làm mắm nêm chấm gỏi cuốn thơm ngon đậm đà

Nguyên liệu Cách thực hiện mắm nêm chấm gỏi cuốn

– Dứa làm sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem xay thật nhuyễn. Sả, tỏi, ớt đem băm nhỏ.

– Cho mắm nêm vào bát, thêm tỏi, ớt, sả, đường và dứa xay vào trộn đều.

– Cuối cùng, cho nước cốt chanh vào đánh bông đều hỗn hợp lên là được.

8. Cách làm tương chấm nem nướng chuẩn vị cực đã

Nguyên liệu

1/2 bát gạo nếp.

Tôm tươi 15g.

Thịt lợn băm 150g.

100g gan lợn.

Đậu phộng rang 10g.

1 thìa cà phê hành tím.

1 muỗng canh dầu điều.

Các gia vị: đường, nước mắm, muối.

Công thức làm tương chấm nem nướng Bước 1: Chế biến gạo nếp

– Gạo nếp rửa sạch, ngâm trong nước lạnh 2-3 tiếng đồng hồ.

– Vớt ra rồi cho vào nồi, thêm 1 cốc nước lọc, cho lên bếp rồi đun sôi.

– Khuấy đều để gạo không bị cháy, đun cho đến khi gạp chín mềm thì dùng thìa tán nhuyễn mịn gạo.

Bước 2: Chế biến tôm, thịt lợn, gan lợn

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ đen ở lưng. Lấy thịt đem giã thật nhỏ. Thịt lợn và gan lợn rửa sạch rồi băm nhỏ.

– Đun nóng chảo, thêm chút dầu điều, cho hành tím vào phi thơm. Cho thêm tôm vào xào đều khoảng vài phút thì cho gan lợn và thịt lợn vào đảo cùng. Đảo đều tay cho đến khi các nguyên liệu chín hết thì tắt bếp.

Bước 3: Làm nước chấm

– Đổ hỗn hợp gồm tôm, gan, thịt lợn vào máy xay để xay cho thật mịn và thu được hỗn hợp đồng nhất. Đổ hỗn hợp vào chảo, thêm cháo nếp vào cùng với tương đậu rồi khấy nhẹ tay.

– Tiếp tục thêm 1 thìa canh nước mắm, đường, 1 thìa cà phê muối rồi trộn đều. Đun khoảng 10-20 phút vừa khuấy đều cho đến khi thu được hỗn hợp đặc sánh thì tắt bếp.

– Cho nước chấm ra bát, thêm đậu phộng lên trên, trộn đều rồi thưởng thức.