Đề Xuất 3/2023 # Tôm Chua Huế Đậm Đà Phong Vị Huế # Top 9 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Tôm Chua Huế Đậm Đà Phong Vị Huế # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tôm Chua Huế Đậm Đà Phong Vị Huế mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

28/12/2015

TÔM CHUA HUẾ ĐẬM ĐÀ PHONG VỊ HUẾ

“Nhớ ai chịu khó, chịu thương,Để hương vị Huế cứ vương vấn lòng…”

                          (Ca dao)

Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, sẽ là bất công nếu không nhớ đến một món ăn vừa ngon miệng lại cũng dễ “bén duyên” với khách thưởng ẩm: Tôm chua Huế… Thực ra trên khắp dãi đất hình chữ “S”, có khá nhiều địa phương biết làm mắm Tôm chua, tuy về đại thể cũng khá giống nhau nhưng trong tiểu tiết vẫn có nét khác biệt. Chính vì những khác biệt cơ bản mà “Tôm chua Huế” nổi bật trên tất cả, trở thành chọn lựa số một của giới sành ăn…

TÔM CHUA HUẾ – MÓN ĂN TINH TẾ…

Là địa phương có nhiều đầm, phá nên con tôm có một vị trí khá đặc biệt trong bữa cơm gia đình Huế. Tại Huế vào tháng 2 và tháng 10 là mùa của loại tôm đất nhỏ con nhưng tươi ngon đậm đà, từ tháng 3 đến tháng 5 nở rộ loại tôm rằn, tôm sú lớn con, nhiều thịt và cũng ngon không kém, riêng tôm gân quanh năm mùa nào cũng có… Người Huế thường theo mùa mà chọn tôm để chế biến, làm phong phú các thực đơn gia đình và cả trong việc làm mắm Tôm chua.

Tôm chua Huế – Ảnh: nguồn 7monngonmoingay.net

Theo nhiều người, Tôm chua Huế là sự tổng hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự mát lành của con tôm hòa cùng vị cay nồng của gia vị, giữa sắc trắng của cơm nếp, màu vàng nhạt của măng, riềng, tỏi, màu đỏ của ớt và tôm chín với đủ các vị chua, cay, ngọt, bùi…, kết tinh thành một món ăn thể hiện sự tinh tế của người Huế. Có người còn không ngại nghĩ rằng, Tôm chua Huế mang cả sắc “thiền” vào trong sản phẩm khi gom cả núi, rừng, sông, biển, nắng, mưa và cả tấm lòng nhân hậu của người dân xứ Huế… (!).

Những phụ liệu không thể thiếu – Ảnh: nguồn nethue.com.vn

Trong thực tế, Tôm chua Huế chỉ đơn thuần là một loại mắm nên cần phải phối kết với nhiều chất liệu khác để thành một món ăn đúng nghĩa… Loại phối liệu thích hợp nhất là thịt heo ba chỉ luộc chín, xắt mỏng vừa phải, kết hợp với khế chua, trái vả, rau sống, dưa giá… để thành một “tổ hợp” món ăn hài hòa mà cũng rất khoái khẩu. Từ tổ hợp này, khách có thể ăn chung với cơm hay bún, dùng bánh tráng cuốn chắm mắm Tôm chua hoặc đơn giản hơn, chỉ là mắm Tôm chua ăn với cơm nóng vẫn ngon và không hề… lạc điệu.

Trái vả thêm vị chát cho món Tôm chua Huế – Ảnh: nguồn hoala.vn

Dù ăn với cách nào, cái vị chua chua mằn mặn pha lẫn chút vị cay của mắm Tôm chua, cộng với vị chua của khế và dưa giá, vị chát và dòn của trái vả, vị ngòn ngọt hăng hăng của rau sống… sẽ làm cho thịt heo không còn quá béo mà ngọt đậm đà… Nhiều người Huế còn quả quyết tổ hợp món ăn này, nếu được đưa cay với chén rượu trắng làng Chuồn (làng cổ An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế, nằm gần phá Tam Giang, cách thành phố Huế chừng 7km theo hướng Đông Bắc) sẽ tạo nên một dư vị tuyệt hảo, khiến khách thưởng ẩm cứ hít hà khen mãi không thôi…

Tôm chua thành phẩm bán trên thị trường – Ảnh: nguồn dahasa.vn

Thường mỗi khi có dịp đón tiếp khách phương xa hay bạn bè cố tri, trong bữa cơm hạnh ngộ của người Huế bao giờ cũng có mặt món Tôm chua truyền thống… Trước đây, mỗi khi có giỗ, tiệc…, các gia đình Huế thường tự tay làm lấy mắm Tôm chua. Ngày nay việc làm Tôm chua đã trở thành nghề kiếm cơm của nhiều người nên khi cần thiết người Huế chỉ việc ra chợ, vấn đề còn lại là chọn địa chỉ uy tín… Riêng những người cẩn thận vẫn thích tự tay làm món này để bảo đảm vệ sinh và chất lượng, nhưng biết đâu trong sâu thẳm vẫn là ý thức gìn vàng giữ ngọc, duy trì truyền thống của các mệ, các chị từ thuở xa xưa…

THỬ TÌM HIỂU CÁCH LÀM MẮM TÔM CHUA HUẾ

Trong thực tế, tuy tôm nào cũng có thể làm mắm nhưng người Huế không thích loại tôm biển to mập mà chỉ ưng ý với các loại tôm nước lợ, tôm sông, tôm đồng… Tuy các công đoạn làm mắm Tôm chua Huế không quá cầu kỳ nhưng để có món ăn mang đậm màu sắc, truyền thống Huế đòi hỏi người làm phải gởi vào đó cả tâm tình cùng sự chăm chú cẩn trọng, các bước thực hiện cũng “tuần tự nhi tiến” theo đúng công thức được truyền lại từ bao đời…

Cở tôm lý tưởng để làm mắm Tôm chua – Ảnh: nguồn giacavattu.com.vn

Theo kinh nghiệm của nhiều người Huế, những loại tôm có màu vỏ đậm như tôm đất, tôm rằn khi làm mắm sẽ cho màu đỏ đẹp, còn tôm bạc có màu vỏ nhạt chỉ cho màu hồng nhạt không mấy bắt mắt; Tôm rằn khi chín tuy cho màu đỏ đẹp nhất, mắm thơm và ngon nhưng do vỏ dai nên có người không chuộng bằng tôm đất; Tôm lớn ăn không ngon bằng tôm nhỏ bởi tôm nhỏ vỏ mềm, khi làm mắm sẽ mau thấm… Quan trọng nhất là tôm để làm mắm phải còn tươi sống, nếu được tôm ở vùng phá Tam Giang hay đầm Cầu Hai thì càng tuyệt, bởi sẽ cho thành phẩm ngon hơn…

Ngâm tôm trong rượu trắng – Ảnh: nguồn dulichhue365.com

Tôm làm mắm phải vừa con, lớn quá hay nhỏ quá cũng đều kém ngon; người Huế thường chọn loại tôm trồng trộng khoảng bằng ngón tay út. Tôm mua về, đầu tiên phải cắt bỏ phần râu và gai, trường hợp tôm lớn quá phải cắt bỏ luôn phần đầu và lấy bỏ phần chỉ đen trên lưng tôm. Tiếp đến ngâm trong nước pha muối hoặc phèn chua chừng 5, 7 phút để rửa sạch và khử mùi tanh, sau đó tráng lại bằng rượu hoặc ngâm tiếp trong rượu trắng cho đến khi con tôm ửng đỏ, lúc này rượu cũng bay hết mùi (sau 10 – 15 phút hoặc hơn) thì vớt ra để ráo. Rượu khi ngấm vào tôm cũng sẽ tham gia vào quá trình lên men, giúp tôm mau chín và tăng mùi thơm của mắm sau này.

Chuẩn bị cho công đoạn cuối – Ảnh: nguồn phununet.com

Tôm sau xử lý sẽ được trộn chung với hỗn hợp gồm cơm hoặc cơm nếp, măng vòi (phần non), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng gọt bỏ phần vỏ rồi xắt rối hoặc thái chỉ, ớt trái xắt lát dài (hoặc xắt sợi), muối, một ít ớt bột Huế theo tỷ lệ vừa phải. Sau đó xếp vào thẩu thủy tinh hoặc hủ men, vại sành…, lấy vài thanh tre cài chặt để tôm được chín đều. Trong quá trình lên men, tôm sẽ tự tiết ra chất nước, hòa cùng với cơm hoặc cơm nếp sẽ thành một dung dịch sền sệt… Ngày nay có thể do muốn có nhiều nước và nước trong hơn, nhiều người cũng làm theo cách tương tự nhưng thắng nước mắm (như cách làm dưa món) rồi đổ dung dịch này vào thẩu hoặc hủ, vại cho ngập hết phần tôm, đậy kín nắp (lúc này, việc cài thanh tre còn giúp tôm không bị nổi lên).

Trộn thêm đu đủ xanh xắt sợi – Ảnh: nguồn – Ảnh: nguồn dulichhue365.com

Đem thẩu tôm phơi nắng chừng 3 ngày, tiếp đến để vào nơi thoáng mát chừng 4 – 5 ngày nữa, khi thấy hủ tôm hóa màu đỏ au và có mùi thơm là mắm đã chín tới. Lúc này để mắm tôm ngon hơn, có người còn trộn thêm vào hỗn hợp mắm tôm một ít mật ong, đu đủ xanh xắt sợi hoặc xắt mỏng đã cho héo bớt nước, để thêm chừng 2 – 3 ngày là có thể ăn được. Khi ăn, cần pha thêm một ít đường, bột ngọt, ít giọt chanh hoặc thơm (khóm) giả nhỏ hoặc xay nhuyển vào chén mắm, sản phẩm sẽ ngon hơn rất nhiều…

● ● ●

Do vị trí thiết thân và cả trang trọng trong bữa cơm gia đình Huế, thật khó để xếp Tôm chua Huế vào loại món ăn dân dã dẫu biết rằng cũng không thể liệt chúng vào hàng cao lương, mỹ vị… Tôm chua Huế trải qua bao đời vẫn là một ẩn số thú vị, một món ăn gần gũi mà dung dị thể hiện sự tinh tế của con người Huế…

Cầu Trường Tiền Huế – Ảnh: nguồn songhuongfood.com

Việc làm mắm Tôm chua Huế xem ra cũng không quá khó, chỉ cần một chút tỉ mẩn cộng với sự khéo léo thì ai cũng có thể tự tay làm được món Tôm chua mang đậm phong cách Huế. Khi mùa Xuân sắp trở về trên quê hương mang theo nhiều hương sắc mới lạ của đất trời, nên chăng các Bạn gái hay các Bà nội trợ thử tra tay đưa chút phong vị Huế vào bữa cơm gia đình trong những ngày đầu Xuân, như một lời cầu chúc Năm mới nhiều niềm vui và hy vọng…

Mai Kim Thành    

Cách Làm Bánh Bột Lọc Trần Nhân Tôm Thịt Đậm Đà Hương Vị Huế

Bánh bột lọc trần nhân tôm thịt theo hương vị Huế là món ăn ngon, có thể nói là đặc sản của nền ẩm thực xứ kinh kỳ. Mỗi lần có dịp đi từ Bắc vào Nam đi ngang xứ Huế Tôi không quên ăn một dĩa bánh bột lọc, tràn đầy hương vị quê hương. Giờ đây tuy ít có dịp đi ngang đó nhưng tôi đã học được cách làm bánh bột lọc trần nhân tôm thịt từ một người gốc Huế truyền lại. 6 món ngon mỗi ngày xin truyền lại cho các bạn bí kíp trên. Đảm bảo nếu các bạn làm theo sẽ thành công món này.

Bước 1: Làm nhân

Trong cách làm bánh bột lọc trần nhân tôm thịt thì phần nhân rất quan trọng quyết định hương vị đặc biệt của món ăn nên các bạn phải hết sức lưu ý nha:

– Thịt ba chỉ băm nhuyễn cùng với mộc nhĩ. Ướp vào thịt theo công thức sau: 3 muỗng hành hương băm+ ½ muỗng cà phê muối+ ½ muỗng cà phê đường + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê nước mắm.

– Tôm tươi lột bỏ vỏ đầu, cắt bỏ đuôi cũng ướp gia vị theo công thức vừa ướp thịt.

– Hành khô bóc vỏ ngoài sau đó chia làm 2 phần:

+ Phần 1: Xắt thành từng lát mỏng rồi cho vào chảo phi vàng.

+ Phần 2: Băm nhuyễn để xào làm nhân bánh.

– Ta cho vào chảo 1 muỗng dầu ăn, cho phần hành băm nhuyễn vào xào thơm, cho thịt băm vào, xào gần chín, tiếp tục cho tôm vào, khi tôm ngả sang màu đỏ gạch thì tắt bếp (chúng ta chú ý xào thịt tới khi thịt khô nước thì mới được nha các bạn).

Bước 2 : Nhào bột

– Cho khoảng 200g bột năng và 50g bột sắn dây, nửa thìa muối và đổ khoảng 250ml nước sôi vào một cái thau sạch, dùng đũa khuấy đều, để hòa tan bột tạo thành hỗn hợp sền sệt.

– Tiếp tục đổ số bột còn lại, và bắt đầu trộn lại, chúng ta nên sử dụng bao tay cách nhiệt, vì lúc này bột rất nóng, khi bột dần nguội chúng ta nhào bột thật kỹ. Nhào khoảng 20 phút cho bột thật mịn không còn dính tay thì cho bột nghỉ và dùng khăn phủ lên trên tránh cho bột bị khô.

Bước 3: Nặn bánh

– Sau 20 phút ta lấy bột ra và nhào lại 1 chút rồi lấy từng cục bột se tròn tròn dài dài khoảng chừng ngón tay cái, cắt 1 miếng nhỏ rồi dùng dụng cụ cán bột cán mỏng ra và cho 1 con tôm và một ít thịt bằm đã xào chín mới nãy vào, cuối cùng gấp mép lại. Bỏ riêng ra 1 cái đĩa chờ luộc.

Mách nhỏ: Ở cách làm bánh bột lọc trần nhân tôm thịt này khi gập mép bánh ta chú ý gập từ hai phía, dính các mép bánh lại với nhau, dùng ngón tay nặn giống hình vân của miệng sò cho bắt mắt. Nhưng nhớ phải gấp kín nếu không khi luộc bánh sẽ bị bể nước vào nhân ăn sẽ mất ngon.

Bước 4: Luộc bánh

– Bắc 1 nồi nước lên bếp rồi nêm thêm 1 thìa dầu ăn, ½ thìa muối vào nồi nước luộc bánh bật lửa vừa, đun đến khi nước sôi thì thả bánh vào, quan sát khi nào bánh nổi lên trên thì ta tiếp tục đun thêm khoảng 3 phút nữa cho bánh ngả sang màu trong, ta vớt bánh ra cho vào thau nước lạnh mục đích là làm cho bánh dai hơn.

– Xếp bánh ra dĩa, phi hành lá rắt lên cho tăng thêm sự hấp dẫn của bánh.

Bước 5 : Đối với cách làm bánh bột lọc trần nhân tôm thịt đậm đà hương vị Huế thì phần pha chế nước chấm cũng khá quan trọng, chúng ta nên pha theo tỉ lệ 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 8 thìa nước lọc, nước cốt ½ quả canh, ớt cắt khoanh, cho lên bếp đun hơi nóng. Tùy theo sở thích của mỗi người ăn mặn hay nhạt, ăn cay hay không mà ta có thể tùy ý điều chỉnh thành phần cho phù hợp.

Cách Nấu Bún Bò Huế Ngon Đậm Hương Vị Huế

Để có những tô bún bò Huế ngon đúng điệu cho cả nhà thưởng thức, người nấu bún bò huế phải bỏ nhiều công sức và tỉ mỉ với các bước sau:

Cách thắng dầu màu cho món bún bò Huế:

– Ớt bột Huế: 50 gr

– Hành tím băm nhuyễn: 1 thìa

– Dầu ăn: 50 ml

Đặt chảo chống dính lên bếp và đun dầu ăn thật nóng, sau đó tắt bếp, bỏ hành tím băm nhuyễn vào và dùng đũa đảo đều. Khi hành tím chuyển dàn sang màu kem thì bỏ ớt bột vào. Tới lúc chảo nguội thì lọc bỏ phần xác ớt bột ra để riêng.

Tiêu chí: Để đánh giá quá trình thắng dầu màu có đúng chuẩn hay không người ta dựa vào màu của dầu. Dầu có màu đỏ tươi của ớt bột và hành tím băm nhuyễn, ớt không bị cháy là thành công!

– Tỏi: 1 thìa băm nhuyễn

– Sả: 5 củ băm nhuyễn

– Thơm (dứa): 1 trái băm nhuyễn

– Đường cát: 2 thìa

– Muối ăn: 1 muỗng

– Dầu phộng: 50 gr

Hướng dẫn cách làm:

Đun nóng dầu trong chảo chống dính, sau đó bỏ tỏi và sả băm nhuyễn vào phi cho thơm, vặn lửa hơi nhỏ. Tiếp đến bỏ trái thơm băm nhuyễn vào. Dùng đũa đảo đều tay khoảng 5 phút thì bỏ đường cát và muối ăn vào. Tiếp tục đảo đều và cho ớt sừng đỏ vào (tận dụng thêm phần xác ớt bột ở công đoạn thắng dầu màu). Đảo đều thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.

Tiêu chí: Sau khi công đoạn xào ớt hoàn thành phải có được một hỗn hợp dầu ớt keo và dẻo.

Chuẩn bị rau sống và các loại ăn kèm

– Giá đỗ sống

– Bắp chuối bào

– Rau thơm

– Xà lách

– Cải con

– Rau muống bào sợi

– Hành tây: Thái mỏng vào ngâm nước đá cho bớt hăng

– Chanh, ớt

– Nước mắm nguyên chất (nước mắm nhĩ)

Cách nấu bún bò Huế và những bước chuẩn bị

– Chân giò heo: 1 kg chân giò trước

– Bò bắp (bắp hoa sẽ ngon hơn): 700 gr

– Muối hột: 1 chén

– Mắm ruốc Huế: 100 gr

– Mía lau: 1 cây

– Sả: 5 củ

– Gừng già: 1 củ

– Hành tím: 50 gr

– Muối hầm: 50 gr

– Tiêu xay: 2 thìa cà phê

– Nước mắm ngon (nước mắm nhĩ): 1 chén

– Bún tươi sợi to: 4 kg

– Huyết (bò hoặc heo): 100 gr

– Chả Huế 20 cái hoặc 250 gr chả lụa

Sơ chế nguyên liệu chuẩn bị nấu bún bò huế:

– Chân giò heo sau khi mua ngoài chợ hoặc siêu thị về phải cạo sạch lông và gỡ bỏ phần móng bên ngoài, sau đó rửa sạch. Cho chén muối hột vào một chiếc thau, nước đổ ngập chân giò heo, cho chân giò heo và phần thịt bò đã rửa sạch vào ngâm khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. – Mía lau bóc sạch lớp vỏ bên ngoài, chặt thành từng khúc có chiều dài khoảng 3 đốt tay. Chẻ làm tư các khúc mia này rồi bỏ vào nồi đun với 3 lít nước trong khoảng 30 phút sau đó vớt mía ra.

– Nấu bún bò Huế quan trọng nhất là nước lèo. Đun một lít nước lạnh trong một nồi riêng. Bỏ mắm ruốc vào khuấy đều. Khi nước sôi sẽ nổi rất nhiều bọt. Vớt hết bọt ra và chờ mùi trong nồi chuyển từ mùi mắm đậm đặc sang thơm mắm dịu thì tắt bếp. Nhấc nồi xuống, để nguội và lóng nước trong.

– Củ sả rửa sạch, đập dập cho chẻ làm hai, sau đó bó lại với nhau bằng dây lạt.

– Hành tím và gừng già để nguyên vỏ đem đi nướng lửa than cho cháy sém phần bỏ bên ngoài, sau đó lột vỏ và đập dập.

– Huyết thái ra thành từng khúc lớn hơn ngón chân cái một tẹo.

– Chả lụa cắt làm 2 rồi thái thành từng lát mỏng. (Với chả gói lá chuối thì chỉ cần lột vỏ là được)

– Chân giò sau khi ngâm muối đem rửa lại nước lạnh nhiều lần cho sạch. Đem chặt ra thành từng khúc khoảng 1.5-2cm sao cho vừa miệng ăn.

– Đặt nồi nước hầm mía lên bếp và đun sôi, thả miếng thịt bò vào. Nếu thấy ít nước thì có thể đun nước sôi trong ấm rồi rót vào. Khi nước bắt đầu sôi sẽ xuất hiện bọt. Dùng vá vớt hết bọt.

– Khi phần thịt bò đã chín thì vớt ra đĩa. Sau khi thấy phần chân giò chín và hơi mềm thì vớt ra để tránh bị nhừ, không ngon. Cho 1 thìa muối, nước mắm vào và nêm nếm cho vừa ăn. Sau cùng, bỏ huyết và cho dầu ớt vào. Vặn nhỏ lửa lại để giữ nóng cho nồi nước bún bò Huế.

Những lưu ý khi nấu bún bò Huế

– Luôn luôn vớt bọt cho nước luôn được trong và bớt đậm mùi thịt.

– Chân giò heo phải nhỏ sạch lông để đảm bảo thẩm mỹ và an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Thịt bò nên hầm trước cho mềm

– Thịt giò heo nên đun tới khi hơi mềm rồi vớt ra để tránh bị rục.

Cách thưởng thức món bún bò Huế

– Lấy một nồi nước đun cho sôi để trụng bún. Trụng bún bằng vợt sau đó bỏ ra tô.

– Lấy thịt giò bỏ vào vợt trụng trong nồi nước bún, sau đó đổ ra tô, xếp thịt bò bắp và chả đã cắt lên.

– Múc nước bún bò vào tô sao cho ngập phần bún và thịt.

– Bỏ hành tây và rau thơm thái nhỏ lên trên, sau đó rắc tiêu.

– Có thể trụng bắp chuối và rau muống để thưởng thức.

– Một chút chua chua của chanh, chút cay cay của ớt và sa tế sẽ làm món ăn thêm hấp dẫn hơn. Thông thường người Huế hay cắn nguyên trái ớt để thưởng thức món bún bò.

Cách Làm Tôm Chua Ngon Đúng Vị Đặc Sản Của Huế

Tôm chua là món ăn nổi tiếng của xứ Huế, nếu ai đã từng ăn thì chắc hẳn sẽ không quên được vị chua ngọt và mùi thơm rất đặc trưng của nó. chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm tôm chua ngon như đặc sẳn của người Huế.

Cách làm tôm chua

Cách nấu bún bò Huế cực ngon

Cách làm thịt luộc chấm tôm chua đậm đà chấm hương vị Huế

Nguyên liệu để làm tôm chua ngon

Tôm tươi , tốt nhất nên tìm mua tôm sống

Rượu mạnh ( 45 trở lên)

Củ giềng, nước mắm ngon

Đường

Hướng dẫn cách làm tôm chua ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tôm khi mua về rửa thật sạch, cắt bỏ dây và gai tôm đi, ngâm trong rượu trắng.

Giềng rửa sạch thái chỉ

Bước 2: Ngâm tôm chua

Cho đường, mắm vào nồi đun sôi lên, cần canh lửa để không bị cháy đường. Đun trong khoảng 5 phút là được. Sau đó để nguội

Chúng ta xếp tôm vào lọ, đổ hết cả phần rượu trắng ướp tôm, sau đó đổ hỗn hợp đường mắm đã nguội vào. Dùng thanh tre ép cho tôm không nổi lên trên. Sau đó đậy kín lại, nếu như trời nắng chúng ta có thể mang tôm ra phơi. Để ủ như thế khoảng 2 tuần

Bước 3: Thêm các nguyên liệu cần thiết cho tôm chua ngon

Khi tôm đã ủ được 2 tuần, lúc này chúng ta quan sát thấy tôm đã chuyển sang màu đỏ và mắm có mùi thơm.

Thái sợi cà rốt và đu đủ xanh để héo bớt, sau đó cho vào lọ tôm. Chúng ta cũng có thể giã thêm tỏi ớt để cho vào lọ tôm. Chúng ta để như vậy thêm khoảng 2-3 ngày là có thể ăn được.

Tôm chua có thể ăn kèm với bún, hay dùng để chấm thịt luộc thì ngon không gì bắng. Chỉ với một chút tỉ mỉ cộng với sự khéo tay bạn đã có thể tự làm cho mình một hũ tôm chua ngon như chính người Huế vậy.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo những món ăn ngon ở Huế khi đi du lịch cũng rất thú vị.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tôm Chua Huế Đậm Đà Phong Vị Huế trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!