Cập nhật nội dung chi tiết về Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu) mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài văn thuyết minh về món ăn dân tộc ngày tết
Bài thuyết minh về thịt kho tàu
Ngày Tết có vô số những món ăn, bánh kẹo trái cây rất ngon. Đối với những món mặn em rất thích thịt kho tàu đậm đà hương vị miền Nam trong những ngày tết nguyên đán.
Tên gọi thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được nhiều gia đình miền Nam chế biến trong bữa cơm gia đình, ưu điểm là thịt giữ được lâu dùng trong nhiều ngày.
Sau khi hoàn thành sơ chế thịt hãy ướp thịt với gia vị như muối, đường, tỏi, hành tím, ớt, nước mắm… chờ trong 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt mới ngon. Trứng vịt cho vào nồi nước luộc chín, bỏ vỏ. Chuẩn bị một cái nồi, cho nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào làm nóng, thịt cho vào nồi xào nhẹ, thêm một ít nước màu và nước mắm vào giúp tạo độ mặn mà cho món thịt kho tàu, đợi khi nào nước sôi lên hãy cho nước dừa rồi trộn đều. Lúc này để ngọn lửa vừa và quan sát khi thịt mềm cho trứng vịt vào nồi, vặn nhỏ lửa và đợi trong khoảng 1- 2 tiếng thịt sẽ chín hoàn toàn.
Món thịt kho tàu thường có trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, với món thịt kho tàu dùng kèm cơm với dưa kiệu ăn nhiều mà không có cảm giác ngán. Thịt kho tàu chắc chắn là món ăn ngon ngày Tết của nhiều gia đình Việt.
Bài thuyết minh về món củ kiệu
Đối với những người Việt Nam Tết là thời gian quý báu để quay về với những giá trị gia đình và truyền thống, ẩm thực cũng vậy, củ kiệu là món ăn truyền thống ngày Tết của nhiều thế hệ gia đình Việt. Thấy củ kiệu là thấy Tết đang về.
Cũng như Tết phải có bánh chưng bánh giầy, củ kiệu cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình ngày Tết. Củ kiệu làm không khó nhưng mỗi vùng miền lại có một hương vị riêng. Để có củ kiệu ngon, công đoạn chọn kiệu và ngâm kiệu cực kỳ quan trọng, kiệu nên chọn loại thân vừa phải, đuôi nhỏ và không chọn kiệu trâu vì thân to chứa nhiều nước, khi ăn sẽ bị ngấm nước ăn sẽ không ngon. Kiện sau khi được chọn, rửa sạch, cắt củ, bỏ lá. Để món củ kiệu ngon không thể thiếu các loại củ quả khác đó là cà rốt, củ cải, đu đủ sống,… tất cả đều chọn lựa kĩ, sau đó gọt vỏ, rửa với nước sạch, cà rốt thái sợi, đu đủ thì thái cắt thành từng khúc. Riêng với phần kiệu cho vào nước pha 1 muỗng cà phê phèn chua, ngâm 5 phút, sau đó vớt tất cả ra rổ và mang phơi nắng. Phơi nắng là công đoạn cũng rất quan trọng, nếu phơi quá lâu củ sẽ mất nước, khô héo còn nếu phơi chưa đủ nắng ăn cũng không ngon.
Khi hoàn thành công đoạn phơi nắng là đến lúc pha nước ngâm, chuẩn bị nước mấm, dấm, đường, muối, tất cả trộn đều sau đó cho vào hủ, đừng quên cắt vài lát ớt để món củ kiệu thêm hương vị. Món củ kiệu đã được hoàn thành, bạn và gia đình có thể dùng ngay hoặc chờ sau vài ngày.
Trong cuộc sống hiện đại những món ăn nhiều hương vị xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không sao thơm ngon bằng món củ kiệu tự làm, Tết không thể thiếu vắng đi những hủ củ kiệu chua ngọt trong bữa ăn gia đình. Những con người xa quê dù không phải ngày lễ Tết nhìn món củ kiểu cảm thấy nhớ nhung một không khí sum họp của những ngày Tết quê hương.
Bài văn thuyết minh món canh chua cá lóc
Cá lóc hay còn gọi là cá quả được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nổi tiếng nhất là món canh chua cá lóc của Nam Bộ với hương vị đặc trưng riêng mà ai ăn cũng phải thích thú.
Món canh chua cá lóc Nam Bộ không như vùng khác khi có hương vị đặc trưng chua ngọt. Món ăn này cân bằng khi vị chua không gắt mà chua dịu nhẹ, người ăn có cảm giác thoải mái, vị ngọt nhẹ, sự kết hợp độc đáo nên mang đến vị đặc trưng cho món canh chua cá lóc.
Món ăn chế biến dễ dàng với các nguyên liệu dễ mua mà giá rẻ, khi chế biến phải đòi hỏi tay nghề của người nấu mới mang lại món canh chua cá lóc ngon đúng vị. Canh chua cá lóc xuất hiện nhiều trong các bữa cơm gia đình, nếu trong các ngày hè nắng nóng mà có bát canh chua cá lóc giải nhiệt ngon gì sánh bằng.
Quá trình chế biến bắt đầu bằng cách làm sạch cá lóc, ướp cá với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt. Chuẩn bị các loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà rửa sạch, xắt thành khúc, cà chua xắt theo múi, dứa, ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, nhớ bỏ hạt. Sau đó cho me nấu với một bát nước để me tan. Rau sống nhặt sạch, giá đỗ nhặt sạch, rửa với nước rồi để ráo, còn các loại rau khác ngắt lấy phần non và rửa sạch cùng với nước sau đó để ráo nước.
Chuẩn bị một cái nồi lớn, hãy cho lượng nước vừa đủ vào, đổ nước me vào đun sôi, đến khi nước sôi cho cá lóc vào nấu, thêm vào trong nồi đậu bắp, cà chua, lá bạc hà,dứa và tắt bếp. Tùy vào vùng miền mà có cách gia vị khác nhau với Nam Bộ hai gia vị chủ đạo đó là chua và ngọt.
Sau quá trình nấu, múc canh chua cá lóc ra tô lớn, trang trí bên trên rau mùi, ớt xắt lát tạo độ ngon và hấp dẫn cho món ăn, ăn kèm với cơm trắng hoặc bún trong bữa ăn gia đình. Món canh chua cá lóc dùng nhiều trong ngày hè vừa giải nhiệt và tốt cho sức khỏe cả nhà.
Với cách nấu đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mà bổ dưỡng, món canh chua cá lóc phổ biến ở mọi vùng miền và được nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Đây là món ăn dân dã, đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt.
» Thuyết minh về cách làm bánh chưng.
Với 3 bài thuyết minh về món ăn ngày tết sẽ là những nguồn tham khảo giá trị cho học sinh. Loigiaihay Net chúc các em viết văn tốt và có điểm cao trong bài kiểm tra.
Thuyết Minh –
Cách Làm Bài Văn Thuyết Minh Về Món Ăn
(Văn thuyết minh) – Cách làm bài văn thuyết minh về món ăn đảm bảo giúp các bạn hiểu rõ, nắm rõ được kiến thức cũng như dàn ý. Phương pháp làm bài văn thuyết minh về món ăn I. Lí thuyết về văn thuyết minh
1. Nhận biết :
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
– Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. – Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. – Cách thức chế biến, thưởng thức. + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
– Bước 2: Lập dàn ý– Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
HƯỚNG DẪN
1.Yêu cầu về kĩ năng.
-Viết bài văn thuyết minh rõ ràng,chuẩn xác và hấp dẫn.
-Phương phap:thuyết minh
-phạm vi tư liệu:tìm hiểu bên ngoài đời sống + sách báo.
2.Yêu cầu về nội dung.
a)Xác định yêu cầu trọng tâm của đề:giới thiệu về món cơm hến-món ăn rất ngon và bình dân của xứ Huế
Nói đến ẩm thực Huế thì không thể không nhắc đến cơm hến. Món cơm hến được xem như là món ăn thân quen của người dân làng chài xứ Huế…từ địa phương gọi là dân vạn đò.
b)Triển khai các luận điểm ,luận cứ: Cần triển khai theo những phương diện sau
-Nguồn gốc của cơm hến:Cồn Hến-Vĩ Dạ-tp Huế.
-Nguyên liệu và cách chế biến.
+Nguyên liệu:cơm+hến+các phụ gia khác
+Cách chế biến:
.Cơm: nấu chín tơi,không dẻo ,không dính ,không nát…
.Hến:nấu rời cái hến xong rồi xào hến.
.Phụ gia:
– Rau ăn kèm gồm: xà lách, các loại rau thơm… lặt rửa sạch cắt sợi lớn, lỏi chuối non, bạc hà, khế chua ngọt… cắt sợi hoặc xắt lát mỏng. – Gia vị và phụ gia: ớt bột xào với chút dầu phi tỏi, ớt tươi, tỏi tươi băm, muối mè rang, muối, đậu phụng để vỏ lụa chiên dòn, ruốc Huế pha loãng với ít nước sôi, gừng non cắt lát mỏng, da heo cắt sợi vừa chiên dòn hoặc tóp mỡ, khoai lang trắng luộc chín để nguội cắt nhỏ…
-Nghệ thuật thưởng thức.
+Trộn đều cơm và hến với các phụ gia khác.
+Phải ăn cay mới ngon.
+Đến làng Cồn ăn mới thú vị.
-Ý nghĩa và danh tiếng của món cơm hến:Món cơm hến được các bà, các mẹ gánh đi khắp nơi trong thành Huế bán rong. Còn ở cồn Hến thì khách ăn tại quán. Dù mang tiếng là đặc sản xứ Huế nhưng cơm hến thực sự là món ăn cho người nghèo bởi giá cả hết sức bình dân: 1.500 đồng/tô.Món ăn bình dị mà chứa đựng bao kỳ công của những người chế biến. Có thể nó đây là nét ẩm thực truyền thống , là niềm tự hào của người dân xứ huế.
-Nêu cảm nghĩ về món ăn :Tôi không sinh ra và lớn lên ở Huế. Nhưng suốt hai năm qua, đó là quãng thời gian không dài nhưng đã làm cho tôi gắn bó với Huế quá đỗi. Tôi thích đạp xe một mình vào buổi chiều dưới những con đường đan dày vòm lá. Sau đó tạt vào một quán nhỏ thưởng thức một bát bánh canh hoăc một tô cơm hến, ăn xong miệng còn đọng lại dư vị nồng nồng, âm ấm. Tôi thích vào những ngày chủ nhật, khi những cơn mưa dư ba đổ về, cùng bạn bè làm những món ăn dân dã mà ấm cúng. Thật thiếu sót nếu chúng ta đến Huế mà chưa một lần đến thưởng thức món cơm hến Huế dân dã, nổi tiếng này…
Thuyết Minh Về Một Món Ăn Việt Nam: Món Bánh Xèo
Thuyết minh về một món ăn Việt Nam mà bạn yêu thích.
A. Dàn bài chung
I. Mở bài:
Nêu lời giới thiệu về món bánh Xèo.
II. Thân bài:
1. Cách làm bánh : qua các bước sơ chế (rửa nguyên liệu, xử lý các phụ liệu) đến chiên bánh Xèo.
2. Cách thưởng thức với các đặc trưng một số địa phương:
III. Kết bài:
– Cảm nghĩ của em về món bánh Xèo.
– Trong cuộc sống hiện đại, liệu chiếc áo dài còn có được vị trí , vai trò như trước nữa không, khi người ta có nhiều sự lựa chọn khác ?
B. Dàn bài chi tiết
I. Mở bài:
Bánh xèo là một loại bánh Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách : đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.
II. Thân bài: a) Cách làm bánh
1) Đậu xanh ngâm nước nóng ấm khoảng 1 tiếng cho bóc vỏ. Đãi vỏ sạch, hấp/luộc chín sao cho đậu vẫn còn nguyên dạng hạt, không bị bể.
2) Giá rửa sạch để ráo.
Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.
3) Tôm lột vỏ, làm sạch đường chỉ. Ướp tôm thịt với một tí xíu muối, tiêu, tỏi ép nhỏ khoảng nửa tiếng cho ngấm gia vị.
4) Cho bột gạo, bột bắp, muối, bột nghệ và nước soda vào trộn đều. Cho hành lá vào. Bỏ hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng nửa tiếng trước khi làm.
5) Chiên bánh :
– Chảo nóng, cho một ít dầu vào. Dầu nóng, cho ít lát thịt heo và vài ba con tôm vào xào chín tái, thơm. Dùng vá tròn to( loại múc canh) múc một vá hỗn hợp bột bánh xèo đổ tròn vào chảo. Vừa đổ vừa quay cán chảo cho bột chạy dàn đều một lớp mỏng khắp đáy chảo.
– Rắc một ít đậu xanh đều lên bề mặt, cho giá vào phần nửa cái bánh. Đậy nắp lại, đợi khoảng 2~3 phút cho bánh chín vàng. Dùng vá dẹp bẻ gập bánh lại làm đôi. Lấy bánh ra.
– Cứ thế lập lại cho đến khi hết bột và tôm thịt rau.
b) Cách thưởng thức bánh
– Khi ăn cuốn với rau sà lách hoặc cải cay và rau thơm, chấm với nước mắm pha chua ngọt.
– Pha nước chấm bánh xèo sao cho có đủ vị ngọt-chua-cay nhưng rất nhạt, nhạt đến độ có thể húp chén mắm như canh vậy. Tham khảo cách pha nước chấm ở đây. Tuy nhiên, phải gia giảm đường-nước và nước mắm sao cho thoả điều kiện trên. Mình thường pha theo tỉ lệ gồm : 2 phần đường, 1 phần mắm và 4 phần nước.
– Vị ngọt của chén nước mắm chấm bánh xèo lấy từ nước dừa tươi và đường (nếu không có dừa tươi thì dùng nước dừa tươi đóng lon/ hoặc không nữa thì phải dùng đường thay thế)- chua của chanh hoặc dấm -cay của ớt- thơm của tỏi.
– Nếu không có nước dừa thì phải dùng nước nấu sôi để nguội cũng được nhưng dĩ nhiên là chất lượng sẽ thay đổi
– Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.
Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua .. Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế.
– Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng một nửa và không cuốn với rau xà lách mà ăn chung với nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt).
III. Kết bài:
– Bánh Xèo là một trong những món ăn rất “đậm đà” hương vị của người Việt Nam. Ngày nay, bánh Xèo đã được quảng bá ra bên ngoài không gian nước Việt. Nhiều nghệ nhân làm bánh như cụ Mười Xiềm đã đi Mỹ để thực hiện việc làm món bánh Xèo.
– Ngày nay, cuộc sống xuất hiện nhiều thị hiếu ẩm thực đa dạng. Tuy nhiên, món bánh Xèo vẫn được trân trọng. Bánh Xèo vẫn ngon nhờ vào cách phối hợp dinh dưỡng, đa dạng có chất béo, đạm, chất xơ v.v… Món ngon Bánh Xèo góp phần tôn lên vẻ đẹp và tính khoa học của ẩm thực Việt Nam.
Nhận xét
Phương Pháp Làm Bài Văn Thuyết Minh Về Món Ăn
I. Lí thuyết về văn thuyết minh
1. Nhận biết :
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
2. Các phương pháp thuyết minh:
+ Phương pháp nêu định nghĩa: +Phương pháp liệt kê: +Phương pháp nêu ví dụ: +Phương pháp dùng số liệu: +Phương pháp so sánh: + Phương pháp phân loại, phân tích:
II. Các bước làm bài văn thuyết minh về món ăn
– Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh : đó là món ăn nào? + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu về món ăn
– Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. – Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. – Cách thức chế biến, thưởng thức. + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
– Bước 2: Lập dàn ý – Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
II. Bài tập vận dụng
Đề bài: Huế là xứ sở nổi tiếng về văn hoá ẩm thực, đặc biệt có món ăn rất ngon và bình dân ấy là cơm hến.Bằng vốn hiểu biết của mình ,anh (chị) hãy giới thiệu về món ăn đó?
HƯỚNG DẪN
1.Yêu cầu về kĩ năng.
-Viết bài văn thuyết minh rõ ràng,chuẩn xác và hấp dẫn.
-Phương phap:thuyết minh
-phạm vi tư liệu:tìm hiểu bên ngoài đời sống + sách báo.
2.Yêu cầu về nội dung.
a)Xác định yêu cầu trọng tâm của đề:giới thiệu về món cơm hến-món ăn rất ngon và bình dân của xứ Huế
Nói đến ẩm thực Huế thì không thể không nhắc đến cơm hến. Món cơm hến được xem như là món ăn thân quen của người dân làng chài xứ Huế…từ địa phương gọi là dân vạn đò.
b)Triển khai các luận điểm ,luận cứ: Cần triển khai theo những phương diện sau
-Nguồn gốc của cơm hến:Cồn Hến-Vĩ Dạ-tp Huế.
-Nguyên liệu và cách chế biến.
+Nguyên liệu:cơm+hến+các phụ gia khác
+Cách chế biến:
.Cơm: nấu chín tơi,không dẻo ,không dính ,không nát…
.Hến:nấu rời cái hến xong rồi xào hến.
.Phụ gia:
– Rau ăn kèm gồm: xà lách, các loại rau thơm… lặt rửa sạch cắt sợi lớn, lỏi chuối non, bạc hà, khế chua ngọt… cắt sợi hoặc xắt lát mỏng. – Gia vị và phụ gia: ớt bột xào với chút dầu phi tỏi, ớt tươi, tỏi tươi băm, muối mè rang, muối, đậu phụng để vỏ lụa chiên dòn, ruốc Huế pha loãng với ít nước sôi, gừng non cắt lát mỏng, da heo cắt sợi vừa chiên dòn hoặc tóp mỡ, khoai lang trắng luộc chín để nguội cắt nhỏ…
-Nghệ thuật thưởng thức.
+Trộn đều cơm và hến với các phụ gia khác.
+Phải ăn cay mới ngon.
+Đến làng Cồn ăn mới thú vị.
-Ý nghĩa và danh tiếng của món cơm hến:Món cơm hến được các bà, các mẹ gánh đi khắp nơi trong thành Huế bán rong. Còn ở cồn Hến thì khách ăn tại quán. Dù mang tiếng là đặc sản xứ Huế nhưng cơm hến thực sự là món ăn cho người nghèo bởi giá cả hết sức bình dân: 1.500 đồng/tô.Món ăn bình dị mà chứa đựng bao kỳ công của những người chế biến. Có thể nó đây là nét ẩm thực truyền thống , là niềm tự hào của người dân xứ huế.
-Nêu cảm nghĩ về món ăn :Tôi không sinh ra và lớn lên ở Huế. Nhưng suốt hai năm qua, đó là quãng thời gian không dài nhưng đã làm cho tôi gắn bó với Huế quá đỗi. Tôi thích đạp xe một mình vào buổi chiều dưới những con đường đan dày vòm lá. Sau đó tạt vào một quán nhỏ thưởng thức một bát bánh canh hoăc một tô cơm hến, ăn xong miệng còn đọng lại dư vị nồng nồng, âm ấm. Tôi thích vào những ngày chủ nhật, khi những cơn mưa dư ba đổ về, cùng bạn bè làm những món ăn dân dã mà ấm cúng. Thật thiếu sót nếu chúng ta đến Huế mà chưa một lần đến thưởng thức món cơm hến Huế dân dã, nổi tiếng này…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu) trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!