Cập nhật nội dung chi tiết về Thương Hiệu Nổi Tiếng Về Món Ăn Vặt Thần Thánh mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Bánh tráng trộn chú Viên
Bánh tráng trộn là món ăn vặt “thần thánh” của biết bao nhiêu thực khách. Với nguyên liệu đa dạng, hấp dẫn giúp món ăn này vẫn luôn được ưa chuộng trong suốt những năm qua.
Nổi tiếng với hương vị mới mẻ, độc đáo từ món bánh trộn “quen thuộc”. Tỷ lệ kết hợp giữa các nguyên liệu, cách trộn các gia vị – nguyên liệu với nhau,… tất cả tạo thành thứ hương vị mà bạn chẳng thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Nguyên liệu bánh tráng trộn nhập từ những cơ sở uy tín, chất lượng,… Đây cũng là yếu tố quyết định giúp thương hiệu đứng vững trên thị trường hiện nay.
Thông thường bánh tráng trộn ở đây bao gồm mỡ hành, ruốc rang, ớt sate, chua xanh, khô bò đen, khô bò mực, trứng cút (lộc và chiên), rau răm, muối tôm Tây Ninh, đậu phộng rang,… Với mức giá dao động từ 10k – 15k – 20k, tùy vào lựa chọn của thực khách.
2. Bánh tráng trộn chú Viên Sài Gòn
Bánh tráng trộn chú Viên Nguyễn Thượng Hiền nổi tiếng khắp Sài Gòn. Với địa chỉ ở số 38 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận 3, TP. HCM. Nguyễn Thượng Hiền có đến hàng chục quán bánh tráng trộn san sát nhau. Đây là con đường được mệnh danh là “Phố bánh tráng trộn ở Sài Gòn”.
Đây là cái nôi đầu tiên của thương hiệu bánh tráng trộn chú Viên. Từ đó món ngon này lan rộng khắp các tỉnh Bắc – Trung – Nam.
Quán mở từ 11h30 – 19h, lúc nào cũng đông nghẹt khách đừng chờ mua. Địa điểm này có lẽ đã trở nên quá quen thuộc đối với các tín đồ ăn vặt Sài Thành.
Quán do chính chú Viên, vợ và cô con gái đứng bán. Ngoài việc mong đợi thưởng thức món ăn vặt “thần thánh” này còn mong chờ chú Viên sẽ “đích thân” làm nữa. Bánh tráng trộn cực ngon, mùi vị đậm đà. Đặc biệt là nước sốt, thấm vào từng miếng bánh tráng.
3. Bánh tráng trộn chú Viên Hà Nội
Địa chỉ: 2 Ngõ 39 Đặng Trần Côn, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đây cũng là món ăn ngon Hà Nội, mà bạn không thể bỏ lỡ. Nếu bạn lười thì có thể đặt hàng để giao hàng tận nơi cho mình.
Với mức giá 38.000đ, mức giá này có phần “khá cao” so với thị trường. Tuy nhiên bạn sẽ hoàn toàn hài lòng bởi chất lượng rất đáng với giá tiền.
Bánh tráng trộn được đầy đủ các nguyên liệu như: Bánh tráng vụn, rau răm, xoài, bò khô, trứng cút, đậu phộng, sate, tai mèo,…
4. Bánh tráng trộn chú Viên Đà Nẵng
Địa chỉ: Đối diện K149 Lê Đình Lý, Đà Nẵng.
Bánh tráng chú Viên đã đặt chân vào xứ Đà Nẵng rồi đó. Với mức giá 15.000đ/ bịch nhưng có đầy đủ các nguyên liệu như bánh tráng vụn, muối tôm Tây Ninh, khô mực, khô bò, xoài, rau răm,…
Quán lúc nào cũng đông nghẹt khách. Từ tầm 3h30 – 4h chiều dọn ra đến khoảng 6h30 – 7h là hết hàng ngay.
Xe bán ở đây theo phong cách Sài Gòn, kiểu trộn tất cả nguyên liệu vào một thố sắt lớn, sau đó cho vào bao hoặc hộp rồi thưởng thức, nên các gia vị thấm đều vào nhau, người ăn cũng “đỡ” tốn thời gian trộn.
5. Một số chi nhánh khác
5.1. Chi nhánh Nha Trang
Địa chỉ: Hẻm 240 Nguyễn Thị Minh Khai (số mới), TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Dù cùng là thương hiệu bánh tráng trộn nhưng ở mỗi tỉnh thành khác nhau thì món bánh tráng trộn sẽ có sự đổi khác về hương liệu, số lượng bánh,.. để hợp với khẩu vị của người dân ở đó.
Ngoài phục vụ món bánh tráng trộn trứ danh với mức giá 27.000đ thì quán còn mang đến nhiều món ăn vặt cực hấp dẫn khác như: Bánh tráng cuộn sốt bơ, bánh tráng cuộn bơ khô mực bò, bánh tráng cuộn sốt me, gỏi xoài da heo lớn, bánh đa trộn, gỏi khô mực bò, bắp xào…. với mức giá dao động từ 15.000đ – 25.000đ.
5.2. Chi nhánh Cần Thơ
Bánh tráng trộn chú Viên tại Cần Thơ với đầy đủ các nguyên liệu như gỏi xoài, khô bò, khô mực, trứng cút, ruốc sấy, rau răm,… Điểm đặc biệt ở món ăn nơi đâ chính là hai nguyên liệu chính là bánh tráng vụn và muối tôm Tây Ninh. Hương vị thì không phải bàn cãi nữa rồi.
6. Bánh tráng trộn chú Viên giao hàng
Bạn có thể đặt hàng ngay tại nhà khi muốn thưởng thức bánh tráng trộn. Qua các ứng dụng như: Now, Goviet, Grapfood,… Ngoài ra bạn cũng có thể mua một lần 3 – 4 bịch để dùng dần cũng được.
Lưu ý về thời gian sử dụng như sau:
Với loại bánh tráng được đóng gói cẩn thận: Bánh tráng me, bánh tráng bơ, bánh tráng tắc, bánh tráng sa tế, bánh tráng chà bông, bánh tráng muối, bánh tráng mắm ruốc,… sẽ bảo quản lâu hơn, ít thì 5 ngày, nhiều thì 7 ngày.
Với loại bánh tráng trộn trộn sẵn: Thời gian bảo quản không được lâu, nhiều nhất là 1 ngày, nhanh thì trong vòng vài tiếng đồng hồ. Vì nếu không ăn ngay không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn và làm giảm hương vị nữa.
7. Một số review của thực khách
“Bánh tráng trộn rất ngon và đậm đà, ăn bao no. Mỗi lần ăn mình phải mua liền 2 bịch mới đã ghiền, topping trong bánh phải nói là nhiều vô cùng”.
“Qua bao năm bánh tráng trộn chú Viên vẫn vậy, hương vị vẫn rất đặc biệt”.
“Bịch bánh tráng trộn 20k CHẤT NHƯ NƯỚC CẤT. Một bịch to, nhiều topping, về nhà đổ ra cái thau lớn rồi trộn đều ăn phải nói là ngon không thể tả”.
“Ăn nhiều quán bánh tráng trộn rồi nhưng vẫn cực kỳ thích bánh tráng trộn chú Viên, vừa nhiều, vừa ngon mà hương vị cũng rất độc đáo. Mình vốn là tín đồ của món bánh tráng trộn, ăn một lần là order ngay phần 30k, ăn cho thỏa cơn ghiền”.
Chi Lê tổng hợp
Các Món Ăn Vặt Hấp Dẫn Nổi Tiếng Của Quảng Bình
Quảng Bình, vùng đất nổi tiếng với vô vàn đặc sản thơm ngon và hàng ngàn những món ăn hấp dẫn đang chờ du khách khám phá.
Du lịch đến với Quảng Bình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những địa danh vô cùng nổi tiếng như động Phong Nha – Kẻ Bàng. Ngoài ngắm cảnh, du khách còn được thưởng thức vô vàn đặc sản thơm ngon của vùng đất này.
Cháo canh
Cháo canh, một món đặc sản vô cùng nổi tiếng của vùng đất Quảng Bình. Chỉ cần nhắc đến cháo canh, chắc chắn rất nhiều người biết đến món ăn này.
Món ăn này du được gọi là cháo nhưng lại không được nấu giống như các loại cháo bình thường. Cháo canh được nấu hoàn toàn từ những sợi mỳ. Sợi mỳ để nấu cháo canh được làm hoàn toàn từ bột mỳ nhào cùng nước sau đó cán mỏng và cắt thành sợi nhỏ. Để có được món cháo canh thơm ngon, nước dùng phải được ninh từ nước hầm xương và nước luộc hải sản để đủ độ ngọt và đậm đà. Những nguyên liệu đi kèm của bát cháo canh: rau cải xanh, cua, ghẹ, tôm, chả cá… Những bát cháo canh sau khi nấu xong rất thơm, mang đậm hương vị của biển. Từng sợi cháo canh mềm dẻo hòa quyện cùng nước dùng đậm đà và hải sản tươi ngon. Chỉ cần nghĩ đến hương vị của món cháo canh là muốn xách balo lên để đi ngay đến Quảng Bình thưởng thức món cháo canh chính gốc.
Bánh xèo, có thể nói là món bánh vô cùng đặc trưng của vùng đất Quảng Bình. Bánh xèo Quảng Bình nổi tiếng cũng bởi vị giòn giòn ngầy ngậy của bánh cùng với nước chấm thơm ngon đậm đà. Chỉ cần thưởng thức một lần là nhớ mãi không quên.
Bánh được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản: bột gạo, bột mỳ, hành lá, tôm, thịt, giá đỗ, cà rốt… Bột mỳ và bột gạo sẽ được pha cùng với nước loãng, sau đó tráng lớp mỏng trong chảo ngập dầu cho giòn. Khi bánh gần chín, sẽ cho thêm các loại nguyên liệu nói trên vào làm nhân của bánh, đợi bánh giòn thì gắp ra đĩa. Chỉ với những bước cơ bản đã tạo ra một món ăn vặt đặc sản của vùng Quảng Bình. Điều làm nên nét đặc trưng của món bánh xèo đó chính là nước chấm chua ngọt. Nước chấm được pha cùng: nước mắm, tỏi, ớt, dấm… Tất cả các nguyên liệu đó, dưới bàn tay của những người đầu bếp đã tạo ra những bát nước chấm đậm vị. Bánh xèo khi ăn sẽ được cuốn trong bánh tráng và rau sống ăn sẽ không bị ngấy và rất ngon.
Bánh bột lọc
Không quá nổi tiếng như cháo canh hay bánh xèo, nhưng bánh bột lọc cũng là loại bánh ăn vặt được rất nhiều người ưa thích.
Bánh được làm từ bột dong, chính vì vậy bánh khi hấp xong sẽ rất trong có thể nhìn thấy nhân ở bên trong. Nhân bánh có tôm, hành lá, mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc văm… Dưới bàn tay khéo léo của những người làm bánh đã tạo ra một món bánh vừa đẹp vừa thơm ngon. Bánh bột lọc khi ăn có thể chấm cùng tương ớt hoặc nước chấm chua ngọt sẽ ngon hơn rất nhiều.
Bánh Tráng Trộn Thịt Bằm – Món Ăn Vặt Mới Nổi Ở Sài Gòn
Sài Gòn được coi là “thánh địa” của món bánh tráng trộn. Thực đơn bánh tráng trộn tại Sài Gòn luôn được cập nhật mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Món bánh tráng trộn thịt bằm là một trong những món ăn vặt mới nổi được teen Sài thành rất yêu thích.
Cách làm món bánh tráng trộn thịt bằm đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm bánh tráng thịt bằm
Bánh tráng trộn 80g
Thịt heo băm nhuyễn: 100g
Tỏi củ: 80g
Hành củ 80g
Đậu phộng( lạc) 200 gr
2 nhánh hành lá
Sa tế 1 thìa canh
Xoài xanh: 1 trái
Ruốc: 100 gr
Rau răm
Nước cốt chanh 3 thìa canh
Ớt băm ½ thìa cà phê
Nước mắm: 2 muỗng canh
Đường cát: 2 muỗng canh
Muối: 1/2 muỗng cà phê
1 chút dầu ăn
Lưu ý:
Bạn có thể thay đổi số lượng nguyên liệu tùy vào khẩu phần ăn cũng như sở thích của riêng bạn.
Ngoài những nguyên liệu trên, bạn cần sử dụng các dụng sau để làm món bánh tráng trộn thịt bằm: Chảo, bát, thớt, dao, đũa ăn.
Cách chế biến món bánh tráng trộn thịt bằm
Bước 1:
Rang hoặc sấy đậu phộng
Cho 200gr đậu phộng vào chảo nóng, sau đó tiến hành rang đậu phộng cho đến khi đậu vàng thơm thì lấy ra. Đợi cho đến khi đậu phộng nguội rồi bạn bọc lớp vỏ đi rồi đập dập.
Bước 2: Phi hành tỏi.
Hành tím bạn bóc vỏ đem rửa sạch rồi cắt mỏng. Sau đó bạn cho một ít dầu vào chảo, đun sôi dầu rồi bỏ vào chảo đã sôi dầu vào phi lên cho đến khi hành thơm thì vớt ra, để ráo dầu.
Tỏi bạn cũng bóc vỏ bỏ rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau đó bạn cho vào tỏi vào chảo dầu lúc nãy đã phi hành và phi thơm tỏi, sau khi tỏi thơm và ngả màu vàng thì cho tỏi ra bát.
Mẹo nhỏ: Khi phi hành tỏi, bạn không nên để lửa quá to để tránh hành và tỏi bị cháy
Bước 3: Làm nhân mỡ hành
Hành lá bạn mua về khoảng 2 nhánh rồi bỏ rễ và phần lá bị úa đi rồi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ. Sau đó bạn lấy dầu lúc nãy đã phi hành tỏi rồi bỏ một ít vào hành lá.
Bước 4: Xào thịt đã băm.
Để làm món bánh tráng trộn thịt băm thì thịt băm là nguyên liệu không thể thiếu. Để xào thịt thơm ngon, bạn cho chảo 1 thìa canh dầu phi đã hành tỏi vào chảo, khi dầu đã sôi thì cho thịt bằm vào. Sau đó bạn nhanh tay đảo thịt để thịt rơi ra không bị vón cục. Tiếp theo bạn cho thêm vào chảo thịt đang xào một ít muối và một ít hạt nêm để thịt ngấm đều gia vị. Cuối cùng cho mỡ hành đã làm vào là xong rồi.
Bước 5: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Ruốc mua về đem cho vào chảo rồi rang lại cho nóng trên bếp lửa, sau đó cho ra 1 cái bát riêng.
Xoài mua về rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt mỏng. Rau răm rửa sạch, lặt bỏ lá hư.
Lưu ý:
Ruốc sử dụng để làm bánh tráng trộn thịt băm làm ruốc khô.
Bạn nên mua xoài xanh để làm bánh tráng trộn có vị chua sẽ ngon hơn.
Bước 6:
Chế biến nước trộn cho bánh tráng.
Với bánh tráng trộn thịt băm thì phần nước trộn là phần quan trọng để làm nên hương vị thơm ngon cho món ăn. Trước tiên bạn giã nhỏ một ít tỏi ớt sau đó để khô. Trong lúc đợi tỏi ớt khô nước thì bạn cho vào bát một thìa canh đường, ba thìa canh nước cốt chanh và và 2 muỗng canh nước mắm. Sau khi đường đã hòa tan vào nước mắm thì bạn cho phần tỏi ớt vào khuấy đều lên.
Thế là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh tráng trộn thịt băm hấp dẫn rồi, bây giờ chỉ cần việc thưởng thức thôi.
Cách thưởng thức bánh tráng trộn thịt bằm Sài thành
Bánh tráng thịt bằm là sự kết hợp hoàn hảo giữa bánh tráng trộn và bánh tráng nướng. Người thợ làm bánh trộn các nguyên liệu của bánh tráng nướng như ruốc khô, hành phi, mỡ hành, thịt băm với bánh tráng xắt sợi mỏng mang đến một hương vị rất khác biệt.
Để thưởng thức món bánh tráng độc đáo này, bạn chỉ cần trộn đều thịt bằm, mỡ hành và nước mắm, ruốc khô, xoài xanh cho thấm đều vào từng sợi bánh tráng là có ngay một suất bánh tráng trộn hoàn hảo.
Khi mua món ăn này ở ngoài cửa hàng, bánh tráng trộn thịt bằm thường được đựng trong ly to, loại ly thường được dùng để đựng trà sữa size lớn nên chúng có thể cầm tay rất tiện lợi, sạch sẽ, ăn chưa xong có thể đóng nắp hộp mang về, rất tiết kiệm. Chi phí cho mỗi suất bánh tráng trộn như thế này cũng rất rẻ: chỉ 20 ngàn đồng là bạn đã có một suất bánh tráng ăn thỏa thích.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo những sản phẩm bánh tráng trộn Tây Ninh của Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình qua hotline 091 222 02 01 hoặc truy cập website: https://banhtrangnhubinh.com/
Công Thức Món Ăn Vặt
3 cách làm trứng gà nướng siêu dễ dành cho người mới làm lần đầu, cùng nhau tìm hiểu ngay công thức có gì nào?
Cách làm trứng nướng thứ 1
Nguyên liệu làm trứng gà nướng
10 quả trứng
1 muỗng cà phê mật ong
1 muỗng cà phê đường
1/2 muỗng cà phê muối
2 hoặc 3 muỗng cà phê tiêu (tuỳ ai thích ăn ít hay nhiều)
2 thìa ăn phở mắm
2 thia ăn phỏ bột agar( cái này cứng dai trứng như ngoài hàng và không bị bở)
Cách làm trứng nướng
Bước 1 – cách làm trứng gà nướng
Dùng đầu kéo gõ nhẹ lên phần đầu to của trứng 1 lỗ vừa to hơn để đưa cây đũa vào ngoáy rồi ta lắc nhẹ cho trứng ra tô.
Bước 2 – cách làm trứng gà nướng
Lần lượt làm từng quả đến hết, tiếp theo cho hết gia vị vào, khuấy đều cho đều lòng trắng và lòng đỏ tan vào với nhau.
Bạn nào cẩn thận hơn có thể lọc qua rây, nếu muốn nhanh có thể bỏ qua bước này.
Bước 3 – cách làm trứng gà nướng
Trứng khuấy đều xong. Ta dùng 1 cái xoong hay chảo bỏ lên bếp cho nóng, chảo nóng tiếp tục đổ 1 muỗng trứng vào xoong như đổ chả trứng. Chín ta ăn thử sẽ biết mặn nhạt hay thiếu gì ta bỏ thêm gia vị hay thêm quả trứng nếu mặn.
Bước 4
Khi đã nêm gia vị xong, tiếp tục múc trứng đổ vào vỏ trứng lúc nãy. Bạn có thể tự chế một chiếc phễu nhỏ để trút trứng vào vỏ nhanh hơn, hoặc dùng bơm tiêm loại lớn mua ở hiệu thuốc. Không đổ đầy vào vỏ trứng mà chỉ đổ 2/3 hoặc hơn tý xíu thôi.
Trong quá trình hấp trứng sẽ nở, nếu các bạn đổ quá nhiều thì trứng sẽ bị trào ra ngoài nhìn rất mất thẩm mĩ. Sẽ dư ra một chút trứng dư các bạn có thể đổ vào chén hấp kèm luôn.
Cho nước vào nồi hấp khi nước nóng rồi ta đặt trứng vào, lửa vừa không được to. Quá trình hấp trứng giống như hấp bánh plan. Thử trứng chín hay chưa bằng cách dùg tăm xiên thử nếu không thấy dính và đâm vào thấy cứng là được.
Lấy ra khi ăn cho lên bếp than hay ga nướng sơ qua. Nướng lửa nhỏ nhất nướng nóng 3-4 phút là ăn được.
Cách làm trứng nướng thứ 2
Nguyên liệu làm trứng gà nướng
– 8 – 10 quả trứng gà (tùy vào số người ăn)
– Hạt tiêu, muối, mật ong
– Bột rau câu (Agar)
– Gia vị ăn kèm: rau dăm, ớt xay, gừng, chanh, đường, nước mắm.
Cách làm
Bước 1: Sơ chế trứng gà
– Trứng gà sau khi mua về bạn rửa sạch, rồi đục một lỗ nhỏ trên đỉnh trứng. Khéo léo đục nhẹ nhàng để vỏ trứng không bị vỡ hoặc nứt. Cho vào trong trứng một chút mật ong, hạt tiêu, muối, bột rau câu và lắc nhẹ, cho đến khi thấy bọt trào ra từ trong lỗ thủng thì dừng lại.
– Hoặc bạn có thể áp dụng phương pháp sau: Đục một lỗ nhỏ trên đầu trứng rồi dùng một chiếc xi lanh y tế mới tinh (loại chưa bóc vỏ vô trùng) tráng qua nước sôi cho đảm bảo. Dùng xi lanh hút hết lòng trứng ra một cái bát con. Nêm nếm gia vị và cho thêm bột rau câu Agar vào, dùng muỗng đánh đều lên sau đó lấy xilanh bơm ngược trở lại vào vỏ trứng. Bột rau câu sẽ giúp trứng nướng cứng, giòn và dai, không bị bở và tách nước.
Bước 2: Nướng trứng gà
– Đối với lò than ta để lửa cực nhỏ, nướng đến khi trứng chín đều và ngon (lửa to sẽ khiến trứng bị nổ). Đối với lò vi sóng ta cũng cho trứng vào lò và quay chín. Bạn có thể cho trứng vào hấp chín trước rồi mới nướng sau, sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Bước 3: Pha nước chấm hột gà nướng
– Chuẩn bị một bát nước mắm ngon, cho thêm vào ớt thái lát, gừng giã nhuyễn, đường, chanh rồi khuấy đều. Vậy là bạn đã có nước chấm hột gà nướng chuẩn vị Thái Lan.
– Khi trứng chín dọn ra ăn kèm với rau răm và nước chấm vừa pha.
Cách làm trứng gà nướng thứ 3
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm trứng gà nướng
Trứng gà: 3-5 quả tùy thuộc bao nhiêu người dùng
Gia vị: nước mắm tinh khiết, đường tinh luyện, mật ong nguyên chất, muối tinh, bột ngọt, tiêu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thương Hiệu Nổi Tiếng Về Món Ăn Vặt Thần Thánh trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!