Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Làm Giàn Chanh Dây (Truyền Thống, Chữ T, Thẳng Đứng) mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Do phần hướng dẫn kỹ thuật làm giàn chanh dây khá phức tạp và có nhiều kiểu giàn khác nhau (kiểu truyền thống, kiểu giàn chữ T, kiểu giàn thẳng đứng, kiểu chữ A…), nên chúng tôi tách ra thành một bài viết riêng để tiện cho quý bà con tham khảo và áp dụng. Phần còn lại của kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây, phòng trừ sâu bệnh xin tham khảo tại các liên kết sau:
Các kiểu giàn trồng chanh dây
Hiện nay bà con sử dụng rất nhiều kiểu giàn để trồng chanh dây, nhưng phổ biến nhất phải kể đến các loại giàn sau
Giàn truyền thống kiểu trồng bầu bí (đan ô vuông phủ trên đầu giàn)
Giàn chữ T
Giàn thẳng đứng (Giàn chữ I)
Mỗi kiểu giàn đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào hạn mức đầu tư, địa thế đất, chuyên canh hay xen canh mà bà con tự chọn một kiểu giàn thích hợp. Kiểu giàn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả và quá trình chăm sóc thu hoạch. Cần cân nhắc kỹ
I. GIÀN CHANH DÂY KIỂU TRUYỀN THỐNG
Sử dụng cọc bê tông xen kẽ với cọc tre hoặc cây gỗ tạp. Riêng hàng cọc ngoài cùng (hàng biên) cần sử dụng 100% cọc bê tông và phải tiến hành néo cọc
Cọc cách cọc / hàng cách hàng: 5m
Cọc bê tông có tác dụng là cọc chịu lực, nên có chiều cao 2,5 – 3m. Chôn sâu 50cm trở lên sao cho chiều cao giàn từ 2m – 2,5m.
Cọc tre có tác dụng chống giàn, có thể chôn hoặc không. Phần chân cọc nên sơn hoặc nhúng thuốc chống mối để tăng độ bền của giàn
Sau khi trồng cọc ta tiến hành giăng kẽm bên trên đầu cọc. Cách căng như sau
Kẽm 4 li: Căng xung quanh và căng nối các đầu cọc
Kẽm 1-2 li: Căng đan bên trong thành ô vuông 50cm x 50cm
Ưu điểm giàn truyền thống
Có thể tận dụng các trụ tiêu trong những năm đầu mới trồng tiêu chưa có thu hoạch
Phù hợp với khu đất bằng phẳng, mảnh đất vuông vắn
Dễ thi công, không cần tính toán phức tạp
Nhược điểm giàn truyền thống
Khi cây phủ giàn sẽ che đi nhiều ánh sáng, phần bên dưới dàn khó xen canh loại cây khác
Khó chăm sóc, khó xử lý bệnh (Do giàn ở trên đầu, phần bên trên giàn hầu như không xử lý thuốc được)
Chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều, tỷ lệ quả loại 1 chỉ đạt 60-70%
Dàn dễ sập nếu thi công không cẩn thận, vật liệu thi công không chắc chắn, khi sập giàn sẽ ảnh hưởng nguyên cả giàn
II. GIÀN CHANH DÂY CHỮ T
Có hai kiểu giàn chữ T là giàn cọc đơn và giàn cọc đôi. Với giàn cọc đơn ta trồng cọc cách cọc 3m. Thanh ngang dài 1,2 – 1,5m. Có thể đặt chữ thanh ngang ở đầu cọc hoặc cách đầu cọc 0,5m. Chiều cao đỉnh cọc tới mặt đất là 2,5m chôn sâu 0,5m.
Giàn chữ T cọc đôi, trồng cọc thành từng đôi cách nhau 1m, thanh ngang 2,5 – 3m. Mỗi đôi cọc cách nhau 4m – 4,5m
Mỗi hàng cọc cách nhau 3m
Dùng dây kẽm loại 3 – 4li, buộc nối các đầu cọc, đầu thanh ngang với nhau. Kẽm nhỏ hơn 1-2li buộc thành các đường song song trên thanh ngang, mỗi dây cách nhau 50cm
Nền đất yếu cần tiến hành dùng kẽm néo các đầu cọc để gia cố, tăng độ vững chắc cho giàn
Ưu điểm giàn chữ T
Có khoảng trống bên trên, khoảng trống giữa các hàng. Phần trống giữa các hàng có thể xen canh các loại rau màu cải thiện thu nhập
Ánh sáng mặt trời chiếu đều đến các từng vị trí của cây, hạn chế sâu bệnh, năng suất tính trên mỗi cây cao hơn, chất lượng quả loại 1 70-80%
Có thể quan sát tổng thể từng vị trí của cây, kịp thời xử lý bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch
Nhược điểm giàn chữ T
Thiết kế thi công phức tạp
Mật độ trồng thưa, không phát huy được năng suất mong muốn
Cọc chính phải sử dụng loại cọc tốt. Do chịu nhiều lực.
III. GIÀN CHANH DÂY KIỂU THẲNG ĐỨNG (CHỮ I)
Sử dụng cọc tre, cọc bê tông, chôn sâu 40-50cm. Chiều cao cọc tính từ mặt đất đến đỉnh cọc là 1,8 – 2m (Nếu có điều kiện có thể làm cao hơn)
Cọc cách cọc 2m hàng cách hàng 1m.
Dùng kẽm 3-4li, nối các đỉnh cọc và các cọc với nhau (Cọc trong cùng 1 hàng). Dây cách dây 40-50cm.
Có thể buộc thêm đường chéo từ đỉnh cọc xuống chân cọc kế tiếp, vừa có tác dụng gia cố, vừa tăng diện tích cho cây đeo bám
Ưu điểm của giàn thẳng đứng (chữ I)
Thi công đơn giản, tiết kiệm vật liệu
Mật độ trồng cao, năng suất trên cùng một diện tích có thể cao hơn các kiểu giàn khác
Cây quang hợp tốt hơn, không bị cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau
Dễ dàng quản lý sâu bệnh, tiện cho chăm sóc, thu hoạch quả
Chất lượng quả cao (Quả loại 1 từ 80-90%)
Có thể xen canh các loại rau màu giữa các hàng, tận dụng tối đa diện tích canh tác. Tăng thu nhập, đồng thời góp phần cải tạo đất (nếu xen canh các loại cây họ đậu)
Nhược điểm giàn thẳng đứng (chữ I)
Việc di chuyển giữa các hàng bị hạn chế
Phần gốc chanh bắt đầu để nhánh sát mặt đất, nên hay ẩn chứa nguy cơ sâu bệnh.
Ngoài ra chưa thấy thêm nhược điểm gì từ cách làm giàn kiểu thẳng đứng này
Kết luận
Như vậy, với 3 kiểu làm giàn như trên, mỗi kiểu đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo khả năng đầu tư, địa thế đất mà bà con chọn cho mình một kiểu giàn phù hợp. Giàn thẳng đứng hiện nay đang phát huy được nhiều lợi thế. Bà con nên cân nhắc kiểu giàn này.
Tìm kiếm : ky thuat trong chanh day, làm giàn thẳng đứng, cach lam gian chanh day, cach làm gian chanh leo, canh làm gian chu a, chanh dây giàn chữ y, gian chanh leo, giàn chữ t, lam gian chanh day
Lưới Giàn Leo, Các Loại Lưới Giàn Leo, Cách Làm Giàn Cây Chanh Dây, Cách Làm Giàn Mướp, Kỹ Thuật Làm Giàn Chanh Dây
Nhiều năm thâm canh bí xanh, dưa chuột leo giàn họ đã tìm tòi và áp dụng được cách làm giàn độc đáo mang lại hiệu quả cao vì giảm được nhiều công lao động, chi phí mua cây dóc dựng giàn. ‘Bí kíp’ trồng dưa, bí leo giàn Nhiều năm thâm canh bí xanh, dưa chuột leo giàn họ đã tìm tòi và áp dụng được cách làm giàn độc đáo mang lại hiệu quả cao vì giảm được nhiều công lao động, chi phí mua cây dóc dựng giàn.
Trồng dưa, bí thiết kế theo hình chữ X (cắm dóc chéo vào vào nhau theo chữ X trên mỗi luống trồng 2 hàng) đã và đang được lựa chọn nhiều khi thâm canh vì tăng được mật độ, tăng năng suất. Cây dưa bí trồng giàn chữ X vốn dĩ phải tốn rất nhiều công để buộc cố định ngọn, nhánh vào giàn dóc vì chúng có đặc điểm bò lan, cần chỗ vịn. Vì thế dưa, bí cứ bò đến đâu thì cần phải đi buộc vào giàn hàng ngày đến đó. Nếu không buộc được vào giàn ở mỗi đoạn thì ngọn dưa bí bò dài sẽ tuột khỏi giàn chữ X.hethongtuoi.vn
Nông dân xã Quốc Tuấn tìm tòi cách làm hay để đỡ tốn công buộc ngọn bằng cách dựng giàn chữ X như cũ nhưng không buộc 2 – 3 hàng dóc nẹp dọc luống như trước mà thay vào đó là dùng lưới mắt cáo đường kính mắt khoảng 10cm được làm bằng dây dù ni lông có bán sẵn trên thị trường để phủ đều lên 2 bên hàng dóc cắm chéo (nông dân quen gọi là mặc áo cho giàn). Lưới có chiều rộng 1 – 1,2m thường phục vụ cho việc trồng hoa cảnh. Lưới hiện có giá bán 90 – 100 nghìn đồng/kg. 1 sào Bắc bộ dùng hết khoảng 8kg lưới.hethongtuoi.vn
Cách làm: Tiến hành phủ lưới 2 bên mái giàn sao cho 2 mép lưới cách mặt luống 40 – 45cm để tiện cho việc làm cỏ, bón phân dưới mặt luống. Mép trên lưới trùng với chỗ giao nhau của 2 hàng dóc. Lưới phủ xong được buộc cố định vào giàn từ trên xuống dưới bằng dây ni lông để gió không làm tốc. Thời điểm phủ lưới tiến hành ngay sau khi cắm dóc làm giàn cho dưa, bí.
Khi đã có lưới bao phủ trên giàn thì ngọn dưa, bí bò đến đâu tua cuốn sẽ quấn chặt vào giàn lưới đến đó nên không bị tuột ra khỏi giàn và rất chắc chắn.Đặc biệt với cách làm này nông dân quê ông không phải tốn công hàng ngày đi buộc ngọn thời điểm dưa, bí leo giàn. Cho nên một nhà chỉ có 2 nhân công lao động như gia đình ông cũng có thể thâm canh hàng mẫu dưa bí liền một lúc. “Giờ thì cả làng cùng áp dụng phương pháp làm giàn này rồi! Đúng là trong khó khăn mới tìm ra cách khắc phục hiệu quả”, ông Nho phấn khởi chia sẻ.
Về thăm những ruộng dưa xanh tốt chuẩn bị làm giàn sau liên tiếp 3 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới xảy ra ở nơi đây chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi lượng cây còn sống và phát triển thuận lợi trên ruộng còn ở mức rất cao. Trong khi nhiều diện tích rau màu trong và ngoài tỉnh đã bị xóa sổ hàng loạt. Dưa, bí nơi đây không phải được che vòm hay trồng trong nhà lưới mà lại phát triển ngoài tự nhiên nhưng được chăm bón cân đối và được bổ sung thường xuyên các chế phẩm sinh học (phổ biến là chế phẩm Bồ Đề, Biobus). Họ dùng các chế phẩm này để xử lý đất và tưới rễ định kì nên cây có sức đề kháng cao đặc biệt là bộ rễ rất khỏe và đương nhiên là khó bị chết sau mưa kéo dài..
bí kíp trồng dưa, bí leo giàn, các loại lưới giàn leo, cách làm giàn cây chanh dây, cách làm giàn mướp, kỹ thuật làm giàn chanh dây, làm giàn trồng cây dây leo,lưới cước làm giàn leo, lưới giàn cây leo, lưới giàn cây leo, lưới giàn leo dành cho nhà vườn, lưới làm giàn bầu, lưới làm giàn leo cho cây bầu, lưới nông nghiệp,trồng bí xanh bằng giàn lưới,kinh nghiệm trồng cây leo giàn trĩu quả,hướng dẫn cách làm giàn cây leo
Lưới Giàn Leo Các Loại, Cách Làm Giàn Cây Chanh Dây
Cách làm giàn cây chanh dây Hướng dẫn cách làm giàn cây chanh dây giúp cây phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cây chanh dây là một loại cây có chứa rất nhiều các vitamin có lợi cho sức khỏe và thường dùng để chế biến thức ăn và nước uống bổ dưỡng. Vì vậy, cây chanh dây được rất nhiều người ưa chuộng và chọn loại cây này để trồng. Cây chanh dây là loại dây leo, có thân nhỏ ,hình trụ có rãnh theo chiều dọc, gồm nhiều lông thưa. Cây chanh dây có thể leo lên tới khoảng hàng chục thước, lá cây mọc xen nhau, mang của lá kèm theo ở mỗi đốt. Nhược điểm của cách làm giàn chanh dây truyền thống Với đặc điểm là một loại cây dây leo, vì thế khi trồng cây, cần phải chuẩn bị tiến hành làm giàn để cho cây leo. Với cách làm giàn cây leo kiểu truyền thống (tức là làm giàn ngang) và để cây chanh dây bò ngay phía trên của mặt giàn thì đã bộc lộ ra nhiều khuyết điểm như sau: giàn cây ít thông thoáng, nhiều sâu bệnh hại dễ phát triển, nguyên vật liệu để làm giàn sẽ tốn nhiều chi phí, quá trình chăm sóc cây như phun thuốc hay thu hoạch và vệ sinh vườn đều gặp rất nhiều khó khăn. Ưu điểm cách làm giàn chanh dây mới Để khắc phục được những nhược điểm còn tồn tại đó, bà con nông dân đã tiến hành sáng chế ra một kiểu làm giàn mới cho cây chanh dây để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó chính là làm giàn cây chanh dây thẳng đứng, nghĩa là làm sao cho thân cây chanh dây được bò lan theo chiều thẳng đứng.Lợi ích của việc làm giàn chanh dây đứng Với cách làm giàn cho cây chanh dây theo kiểu thẳng đứng này, nhiều người dân áp dụng đều cảm thấy năng suất vườn chanh dây cao hơn so với kiểu làm giàn cũ khoảng từ 10-15%. Bên cạnh đó còn có thêm một khoản thu nhập ngay từ việc trồng phía dưới giàn xen cây đậu phụng khoảng 10 triệu đồng/1.000 m2/năm. Cách làm giàn chanh dây theo kiểu đứng này thì rất dễ trong việc chăm sóc cho cây, cây chanh dây cũng từ đó mà ít bị sâu bệnh hại. Khi tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây cũng trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều so vơi làm giàn ngang kiểu truyền thống. Hơn nữa ngay cả công thu hái và tiến hành mang vác quả chanh dây ra khỏi vườn cây cũng đỡ tốn công hơn rất nhiều.
Cách làm giàn cây chanh dây này đã góp phần giảm đi được đáng kể nguyên, vật liệu làm giàn, cũng như công chăm sóc và thu hoạch. Đồng thời lại còn có thêm thu nhập ngay từ những cây trồng xen ở khoảng đất bên dưới giàn. Vì thế mà từ đó lợi nhuận được tăng lên đáng kể so với cách làm giàn chanh dây truyền thống. HỆ TRỰC TIẾP HOTLINE: 0971 682 666/ 0974 699 825 Để được tư vấn và hỗ trợ Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Bình Minh Trụ sở Công ty: Số 07, Ngõ 28 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội VP bán hàng Hà Nội: Số 2, Ngõ 238 Đường Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội ( Bên cạnh trường CĐ Du lịch Hà Nội, Đối diện Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam) Điện thoại: (+84) 043. 212 3662 I Fax: (+84) 043. 212 3661 I Hotline: 0971 682 666 Email: congnghetuoibinhminh@gmail.com / hethongtuoivn@gmail.com Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 68/9 Tân Phú 2 – Phường Tân Bình – Thị xã Dĩ An – Bình Dương Điện thoại: (+84) 0650. 373 8519 I Hotline: 0974 699 825 I Email: congnghetuoibinhminh@gmail.com Website: chúng tôi I chúng tôi l
bán lưới giàn leo, ban lươi gian leo,luoi gian leo,lưới giàn leo,luoi lam gian leo, lưới làm giàn leo,luoi gian day leo,lưới giàn dây leo,luoigianleo.comNhà nhập khẩu & phối độc quyền màng nhà kính Israel, bán màng kính, màng nhà kính,màng kính ginegar, màng kính israel,mang kinh,ban mang kinh, mang nha kinh,bán màng kính tại hà nội,màng nhà kính giá rẻ,màng nhà kính pe, màng kính trồng rau sạch,màng kính trồng hoa,màng kính công nghệ cao,màng kính tốt,màng kính tại miền bắc, ginegar việt nam, ginegar tại việt nam,ginegar distributors in vietnam,mua bán màng nhà kính, mua ban mang nha kinh, cung cấp màng nhà kính, cung cap mang nha kinh, bán màng nha kinh, ban mang nha kinh, nha kinh, mang nha long, mang lop nha kinh,mang lop nha long, mang phu nha kinh, mang phu nha long, mang phu nong nghiep, Nilon nhà kính, màng nhà kính, màng phủ nông nghiệp, nhà kiếng,
Dây Thép Làm Giàn Trồng Cây Dây Leo
Công trình thi công trình giàn cây leo trên tầng thượng với giá được làm từ sắt được sơn tĩnh điện chống gỉ. đảm bảo độ bền ở ngoài môi trường. Cùng với hệ thống dây thép làm giàn bọc nhựa mang đến độ chắc chắn cho giàn cây leo
LƯỚI THÉP LÀM GIÀN CÂY LEO
Lưới làm giàn leo là một sản phẩm mới đang được áp dụng vào kỹ thuật nông nghiệp. Sản phẩm này chuyên dùng cho các loại cây dây leo như su su, dưa, gấc, bí xanh v.v…, thuận tiện và làm tăng năng xuất cây trồng rất rõ rệt, sau khi làm khung hoặc đóng cọc song ta chỉ việc dăng lưới theo khung.
Lưới thép làm giàn dây leo sử dụng chất liệu dẻo dai, bền bỉ.
Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Thái Lan, với độ bền sử dụng lên tới 5 năm tiết kiệm chi phí cho khu vườn của bạn.
Bộ lưới an toàn không chứa chất bảo quản gây hại cho súc khỏe con người. Công dụng;
Định hướng sự phát triển cho cây thân leo như bầu, bí, mướp v.v..
Nâng đỡ giúp cây dây leo không bị đổ, nghiêng trong quá trình phát triển.
Kích thước lưới thép làm giàn leo:
Đường kính sợi lưới: 1mm, 2mm;
Kích thước ô lưới: 10 x 10 cm;
Quy cách lưới : 0.9m x 1.8m và 1.8m x 1.8m;
Phù hợp với đa số các loại cây dây leo. Không chỉ là hỗ trợ cho quá trình phát triển của cây mà còn góp phần làm tăng thêm cảm hứng cho việc làm vườn của bạn. Bên cạnh đó lưới cũng dễ dàng sử dụng, độ bên cao, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian chăm sóc cây trồng cho bạn.
Cách làm giàn trồng mướp, bí, bầu trĩu quả trên sân thượng.
Sân thượng là khoảng không gian lí tưởng nhất để làm giàn cho các loại cây dây leo. Vì các loại cây dây leo thường là những loại cây ưa nắng và có sức sinh trưởng rất mạnh mẽ.
Vật tư:
+Sắt hộp mạ kẽm hàn khung
+Lưới thép làm giàn và dây thép làm giàn bằng thép bọc nhựa hoặc bằng dây thép inox
– Làm giàn leo trên sân thượng rất đơn giản: Chỉ cần bắt các trụ xung quanh khu vực muốn làm giàn để tạo chân vững chắc cho giàn . Sau đó bắt các mảng lưới mắt cáo bám quanh các trụ là được 1 giàn trồng rau hoàn chỉnh.
Vì sao nên làm giàn bằng lưới thép làm giàn và Dây thép làm giàn trồng mướp, bầu, bí và các loại cây dây leo.
– Tiết kiệm diện tích: Tận dụng được khoảng không gian xung quanh sân thượng và quanh sân vườn.
– Năng suất cao: Trung bình 1 cây mướp cho khoảng 100-150 qủa trong 1 lứa. Tương tự đối với bầu và bí.
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bữa ăn.
Trong mướp có chứa hàm lượng vitamin B giúp ngăn chặn da lão hóa, có vitamin C làm trắng da, bảo vệ da, tiêu trừ vết nám, làm cho da tinh khiết, mềm mỏng, là thực phẩm làm đẹp đáng quý, được thời cổ gọi là ” quả mỹ nhân”. Hàm lượng vitamin C của mướp khá cao, có thể dùng chống lại bệnh huyết khối và phòng chống thiếu các loại vitamin C.
Hướng dẫn cách làm giàn trồng cây leo – lưới làm giàn dây leo
Đối với những cây trồng thân leo họ bầu bí, mướp, dưa leo, khổ qua, hoa thiên lý… thì vào giai đoạn cây phát triển các tua nhánh cũng là lúc chúng ta cần tiến hành làm giàn cho cây leo. Dù trồng ở ruộng hay trồng tại nhà. Trên sân thượng thì vẫn có thể làm được. Những giàn leo cố định và chắc chắn để cây leo thuận tiện và cũng làm mục đích giúp cây cho năng suất cao.
Hướng dẫn cách làm giàn trồng cây
Để tạo được những giàn cây chắc chắn giúp cây leo thuận tiện thì tại bài viết này. Lưới thép Đà Nẵng hướng dẫn một số cách làm giàn trồng cây leo tại nhà đơn giản và hiệu quả.
Vật dụng làm giàn
Cách làm giàn dây leo
Giàn trồng cây phải chắc chắn và cố định để cây có thể leo bám được mà không bị đỗ. Giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉ lệ ra hoa đậu trái cũng cao hơn. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can rồi cắm cọc giăng lưới làm giàn dây leo.
làm giàn dây leo bằng dây thép
Giàn trồng cây phải chắc chắn và cố định để cây có thể leo bám được mà không bị đỗ. làm giàn dây leo bằng giây thép càng vững chắc thì gốc cây càng cố định. Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉ lệ ra hoa đậu trái cũng cao hơn. Nếu trồng trong chậu. Thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường. Lang can rồi cắm cọc giăng lưới làm giàn dây leo.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Làm Giàn Chanh Dây (Truyền Thống, Chữ T, Thẳng Đứng) trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!