Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ủ Xơ Dừa Làm Giá Thể # Top 12 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ủ Xơ Dừa Làm Giá Thể # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ủ Xơ Dừa Làm Giá Thể mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Với người dân Việt Nam nói chung và người dân Nam bộ nói riêng, cây dừa là một loại cây thân thuộc, gần gũi với cuộc sống và mang đến nhiều giá trị cho con người. Ngoài làm bánh kẹo, sản phẩm thủ công… dừa còn được sử dụng rất có hiệu quả trong việc trồng cây nông nghiệp. Nổi bật nhất phải kể đến là giá thể xơ dừa đã qua xử lý để trồng cây.

Tìm hiểu về cách ủ xơ dừa làm giá thể, mời bạn cùng công ty bán cây kiểng Đồng Thành Công theo dõi bài viết sau đây.

Khái quát về cây dừa và giá thể xơ dừa

Dừa là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae), thân cây trưởng thành có thể cao đến 30m. Từ cây dừa, người ta có thể sử dụng phần thân gỗ làm các vật dụng thủ công, lá có thể làm đồ thủ công mỹ nghệ, còn phần trái dừa với nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong đó, nước dừa chứa nhiều chất khoáng như kali, magie, vi lượng và vitamin C. Còn nhân dừa lại chứa nhiều enzym rất có lợi cho việc tiêu hóa, tác dụng tốt cho việc chữa các bệnh viêm gan, đái tháo đường, loét dạ dày, viêm đại tràng…

Cuối cùng, sau khi sử dụng nước và nhân dừa thì phần còn lại chính là vỏ dừa. Tưởng chừng vỏ dừa không mang đến giá trị gì nhưng vỏ dừa lại mang đến nhiều công dụng không tưởng. Ngoài làm đồ đồ thủ công mỹ nghệ, xơ dừa còn là một vật liệu nông nghiệp tự nhiên phổ biến được nhiều người trồng cây ưa chuộng. Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng vỏ dừa dưới 2 hình thức: một là để nguyên vỏ (trồng lan), hai là tác xơ dừa làm chất trồng hữu cơ.

Nếu bạn yêu thích và quan tâm đến việc làm vườn thì xơ dừa được xem là một loại giá thể tuyệt vời để trồng cây. Xơ dừa là phần vỏ dừa khô được xé nhỏ, đây là những thành phần hoàn toàn tự nhiên được sử dụng cho nhiều mục đích từ công nghiệp đến nông nghiệp. Đặc biệt đây là sản phẩm hữu cơ thân thiện môi trường, rất an toàn với cây trồng. Giá thể xơ dừa đã qua xử lý hiện nay thường được sử dụng trong việc: ươm, chiết, trồng rau thủy canh và các loại lan..

Cách dùng: sử dụng trực tiếp để trồng cây

Công dụng vượt trội của xơ dừa:

– Xơ dừa giúp cải tạo tình trạng hoang hóa – xơ chai của đất;

– Tăng cường sự thông khí của đất;

– Duy trì độ ẩm và tăng dinh dưỡng cho đất;

– Thúc đẩy sự phát triển bộ rễ và giúp tăng trưởng cây;

– Chứa các chất hữu cơ tự nhiên tốt cho đất và cây trồng;

– An toàn với môi trường.

Cách ủ xơ dừa làm giá thể

Từ phần vỏ dừa, người ta chia thành hai thành phần là xơ dừa và mụn dừa. Trong đó:

– Xơ không ngấm nước được nhiều.

– Mụn dừa ngậm nước nhiều hơn và cung cấp nhiều Oxi cho cây trồng do bên trong hạt mụn dừa có chứa thành phần Oxi.

Tùy thuộc vào nhu cầu nước của cây mà người trồng có sự lựa chọn xơ hoặc mụn dừa cho phù hợp. Thế nhưng dù lựa chọn loại nào thì bạn cũng cần lưu ý về việc xử lý trước khi đem vào trồng cây. Bởi trong xơ dừa có chứa chất mặn (muối natri, NaCl) và chất chát tannin, lignin với hàm lượng cao.

Những chất này có những ảnh hướng không nhỏ quá trình sinh trưởng của cây trồng. Ngoài ra, những chất này còn khó phân hủy, gây khó khăn cho việc chế biến thành các loại giá thể khác nhau. Vì thế việc, xử lý xơ dừa trước khi đem đi làm giá thể là quá trình rất cần thiết.

Thông thường có 2 cách xử lý xơ dừa chính:

– Cách thứ 1: Cách xử lý xơ dừa thủ công và đơn giản nhất chính là ngâm nước xơ dừa trong khoảng 1 thời gian. Điều này giúp cho những chất chát và mặn có trong thành phần của nó giảm bớt theo cơ chế pha loãng hoặc rửa trôi theo nước. Nhưng biện pháp này chỉ các tác dụng rửa trôi được tanin nên chỉ thu được giá thể thô.

– Cách thứ 2: Cách ủ, phối với các vật liệu khác. Với quy trình xử lý xơ dừa này, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu sau:

01 bao mụn xơ dừa (loại bao tải 25-30kg)

50 g phân Urê

2 kg Bột Vôi tôi

4 muỗng canh nấm Trichoderma

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu chúng ta tiến hành theo các bước:

Bước 1: Xả chát Tanin:

Cho bao mụn dừa vào thùng 100 lít, ngâm nước trong 1-3 ngày để hòa tan Tanin.

Sau đó, xả hết nước.

Bước 2: Xả chát Lignin

Bỏ toàn bộ xơ dừa trong thùng ra ngoài, lấy thùng để để hòa tan 2 kg vôi với nước.

Tiếp theo, cho xơ dừa vào thùng, khấy đều. Đợi từ 5-7 ngày sau nước sẽ đục hơn rất nhiều, do lignin hòa tan trong môi trường kiềm.

Lúc này tiến hành xả hết nước vôi ngâm chứa Lignin.

Lưu ý: Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, nên khi thực hiện bước này cần thực sự cẩn thận tránh bị bỏng.

Bước 3: Xả vôi

Xả hết vôi bằng cách đổ đầy nước trong thùng rồi ngâm xơ dừa trong 24h, thực hiện công đoạn này liên tục trong 3-5 ngày để xả hết chất vôi còn lại trong xơ dừa.

Ở lần xả cuối cùng, xả hết nước và để xơ dừa khô trong 24h.

Bước 4: Ủ mụn dừa cùng nấm Trichoderma

Pha 100g phân Urê và nấm Trichoderma trong 3-5 lít nước rồi tưới lên xơ dừa.

Trộn đều cho xơ dừa tơi xốp rồi đậy kín thùng ủ.

Hướng Dẫn Cách Ủ Xơ Dừa Bằng Trichoderma Làm Giá Thể Trồng Cây

Xơ dừa là loại giá thể đã trở nên quá gần gũi trong ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng. Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma được nhiều bà con nông dân lựa chọn vì cách làm đơn giản. Bên cạnh đó, loại giá thể này khi được ủ mang đến giá trị dinh dưỡng cao, góp phần cho sự phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt của các giống cây trồng.

Công dụng của xơ dừa

Xơ dừa thực chất là phần vỏ của quả dừa được tách, nghiền nhỏ ra. Giá thể xơ dừa sau khi trải qua công đoạn xử lý khi sử dụng sẽ làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất thoáng khí hơn. Từ đó kích thích sự phát triển của rễ, cây trồng vì thế mà sinh trưởng tốt hơn. Hơn thế nữa, biết cách ủ xơ dừa bằng trichoderma đúng cách làm tăng công suất vùng đêm quanh cây trồng, giúp bộ rễ chống nóng dưới thời tiết khô cạn. Đảm bảo được độ ẩm trong đất để cây trồng phát triển.

Xơ dừa được ưa chuộng còn bởi vì nó không gây hại đến đất trồng, thân thiện với môi trường khi có thể tự phân hủy. Người ta có thể tái sử dụng loại giá thể này nhiều lần mà vẫn giữ nguyên được vi chất dinh dưỡng như ban đầu.

Bên cạnh việc làm giá thể trồng cây, ở các trang trại lớn với quy mô chăn nuôi, trồng trọt mở rộng hơn. Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma còn được sử dụng để làm chất độn chuồng, đệm lót sinh học nhằm giảm mùi hôi từ phân vật nuôi hay các loại khí độc.

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma

Thành phần của xơ dừa có chứa Tanin và Lignin, 2 chất này nếu tồn tại sẽ gây cản trở trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng. Do tính chất khó phân hủy nên lâu dần có thể gây tắc đường ống hút không khí, dinh dưỡng không đến được với cây trồng. Dần dần có thể làm chết cây. Vì thế mà trước khi bắt tay vào thực hiện cách ủ xơ dừa bằng trichoderma, bạn nên xử lý loại bỏ những loại chất có hại trước.

Có rất nhiều cách loại bỏ chất độc trong xơ dừa khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là cách xả loại chất chát Tanin và Lignin ra khỏi mụn xơ dừa.

Làm mụn xơ dừa

Để xử lý phần xơ dừa thô thành mụn xơ dừa cần dùng đến loại máy chuyên dụng để năm nghiền xơ dừa. Phần xơ dừa thô sau khi được tách ra khỏi quả dừa thì cần được băm nhỏ, mịn thì mới thực hiện c ách ủ xơ dừa bằng trichoderma được. Bạn có thể băm băm thủ công bằng tay nhưng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức hơn việc sử dụng thiết bị năm chuyên nghiệp.

Tách chất chát Tanin

Xơ dừa thô ngâm vào khoảng 100 lít nước, thời gian ngâm kéo dài khoảng từ 2-3 ngày là được. Sau đó, bạn đổ nước trong thùng ra, giữ lại phần xơ dừa. Khi quan sát lúc này sẽ thấy nước ngâm có màu sẫm, phần xơ có màu đỏ. Lặp lại thao tác ngâm như vậy khoảng 3-4 lần thì chất Tanin được loại bỏ hoàn toàn.

Tách chất chát Lignin

Hãy chuẩn bị một thùng nước sạch, trộn cùng với 2kg vôi. Dùng vôi sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như công sức bỏ ra, hiệu quả trong việc tách Lignin.

Mụn dừa sau khi được xử lý tách Tanin, bạn cho vào ngâm trong thùng vôi. Khuấy đều mụn dừa trong nước vôi. Ngâm hỗn hợp khoảng từ 5-7 ngày, thời gian như vậy đủ để Lignin có thể hòa tan vào nước hoàn toàn. Sau đó vớt ra, xả sạch mụn xơ dừa với nước sạch. Tiếp tục ngâm với nước sạch 1 ngày. Để loại bỏ hoàn toàn chất độc từ Lignin, lặp lại các bước ở trên thêm khoảng 1-2 lần nữa.

Sau khi xử lý loại bỏ hết các chất độc hại, bạn nên vắt kiệt nước còn tồn đọng loại. Đối với cách ủ xơ dừa bằng trichoderma, mụn xơ dừa càng khô thì lại càng tốt.

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma

So với phương pháp ủ xơ dừa thông thường thì cách ủ xơ dừa bằng trichoderma có phần tốn kém hơn. Do giá thành của nấm trichoderma cao. Nhưng nếu dùng cách này, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi không tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu. Hơn nữa, cách ủ này cũng đem đến hiệu quả cao cho việc trồng trọt, không thua thậm chí còn hơn so với cách ủ thông thường.

Sử dụng mụn xơ dừa được xử lý đem trộn đều với chế phẩm nấm trichoderma. Chú ý đánh đều để các thành phần hòa với nhau. Việc đảo đều như thế này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mức độ tơi xốp của đống ủ.

Dùng bạt che phủ kín đống ủ để tránh thời tiết mưa nắng hoặc sự xâm nhập của những vi sinh vật có hại.

Khoảng 3-5 ngày sau đó, bạn kiểm tra đống ủ và lại xới đều lên.

Cứ tiến hành như vậy cho đến lần xới thứ 7, thì mở bạt và kiểm tra lại. Nếu mụn xơ dừa đã chuyển sang màu nâu đen thì cách ủ xơ dừa bằng trichoderma đã hoàn tất. Lúc này, hỗn hợp đã có thể mang đi sử dụng và bón được cho cây.

Một số gia đình khi có diện tích trồng cây hạn chế, họ cũng dùng cách này để phục vụ cho việc trồng rau. Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma đặc biệt rất phù hợp với phương pháp trồng rau thủy canh.

Giá trị dinh dưỡng trong cách ủ xơ dừa bằng trichoderma

Cả xơ dừa và nấm trichoderma đều mang những giá trị dinh dưỡng khác nhau, có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng.

Giá trị dinh dưỡng của xơ dừa

Được hình thành từ phần vỏ dừa bao gồm cả phần bụi và phần sợi xơ dừa. Chính vì thế mà xơ dừa có chứa nhiều thành phần vi chất dinh dưỡng hữu ích giúp:

Chống nóng cho rễ cây

Giữ được độ ẩm ổn định cho đất trồng

Chống lại sự xói mòn

Tăng độ xốp cho đất, đất trở nên tơi xốp hơn, thoáng khí hơn

Được ứng dụng phổ biến để làm giá thể cho rau, đặc biệt với phương pháp trồng rau thủy canh

Làm chất đốt

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma còn được áp dụng để ủ phân hữu cơ vi sinh cũng đều rất tốt cho cây trồng.

Giá trị dinh dưỡng của nấm trichoderma

Chế phẩm nấm trichoderma có dạng bột, thành phần chính của nó là các vi sinh vật có ích nên rất được ưa chuộng sử dụng trong nông nghiệp.

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma có công dụng:

Phòng ngừa các bệnh thường gặp về rễ, hạn chế khả năng mắc sâu bệnh của các giống cây trồng.

Hạn chế các bệnh như héo rũ, thối rễ

Hỗ trợ việc phân hủy các chất hữu cơ từ xơ dừa

Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi vào đất, giúp đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn.

Nên mua nguyên liệu trồng rau ở đâu

Nếu không có nhiều hiểu biết về việc trồng trọt cũng như kỹ thuật xử lý loại bỏ các chất độc hại trong xơ dừa thô. Đồng thời khi không có quá nhiều thời gian để thực hiện cách ủ xơ dừa bằng trichoderma thì bạn nên tìm đến những cơ sở cung cấp nguyên liệu trồng cây.

Được bà con yêu thích lựa chọn, một phần nữa là do giá cả tại chúng tôi được niêm yết rõ ràng, minh bạch. Bà con có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với kinh tế của gia đình. Mức giá luôn ở mức cạnh tranh nhất so với các đối thủ.

Vậy còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Hotline: 0973 582 558 (Mrs Thơ)

Email: hoangthohd@gmail.com

Địa chỉ: số 9 ngõ 3 Đỗ Nhuận, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng quý báu phục vụ cho sự sinh trưởng của các giống cây trồng. Cách làm này đòi hỏi bạn phải cẩn thận từng bước, ngay từ công đoạn xử lý loại bỏ chất độc ra khỏi mụn xơ dừa. Ngoài phương thức tự chế, bạn cũng có thể tìm đến các cơ sở cung cấp nguyên liệu uy tín như chúng tôi Vừa tiết kiệm thời gian lại có được sự đảm bảo về chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm Các Giá Thể Trồng Lan Đơn Giản Tại Nhà

1. Giá thể dớn

Một trong những giá thể trồng lan phổ biến là Dớn. Đây là giá thể phù hợp với rất nhiều cây phong lan và hiện nay nhiều người tin dùng nhất. Dớn là sợi của loại cây dương xỉ hoặc rêu được phơi khô hoặc ép, mụn để làm giá thể cho lan. Chúng có khả năng hút ẩm tốt, không nên lấy dớn bị vụn nát làm giá thể vì có thể gây bí, không thoát nước khi trồng hoa lan.

Xử lý giá thể dớn cho lan

Ngâm chúng với nước vôi trong khoảng thời gian 2 ngày (ít nhất là 2 tiếng trở lên). Mục đích của việc này là để trung hòa axit, diệt bỏ cỏ dại, côn trùng (rết, kiến, sâu, cuốn chiếu) và các loại nấm khuẩn gây hại.

Hỗn hợp mà bạn có thể sử dụng là ngâm dớn với Physan 20, khoảng 2ml thuốc với 1 lít nước trong vòng 24h. Ngoài ra còn hỗn hợp Benkona (2ml với 1 lít nước) cũng ngâm trong 24 tiếng.

Sau khi ngâm xong, tráng lại thật sạch với nước để rửa trôi hết các loại hỗn hợp trên.

Giá thể vừa xong có thể dùng với lan ghép hoặc cho vào chậu, làm tã đắp lên giò lan.

2. Giá thể từ xơ dừa

Xơ dừa là giá thể trồng lan có giá thành phù hợp. Đây là nguyên liệu cần thiết trong thành phần giá thể nuôi lan. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là dễ mọc rêu, dễ mục nát, gây bí, phần mặt trên dễ khô và nhẹ nên khiến cây bị đổ trong trường hợp gặp mưa gió. Chế độ tưới nước khi dùng xơ dừa nên ở mức độ vừa phải để tránh gây úng nước, thối rễ cho Lan. Chỉ nên dùng với những loại Lan cần ráo nước, có thể dùng để lót đáy chậu hay rổ treo.Chú ý: các loại xơ dừa vốn chứa nhiều muối bên trong, xử lý bằng việc ngâm nước sạch vài ngày rồi xả rửa hết thì mới bắt đầu trồng (không nên dùng xơ dừa làm giá thể cho giống lan Laelia)

Cách làm giá thể trồng lan bằng xơ dừa

Hướng dẫn cách làm giá thể trồng lan từ xơ dừa: Mua dừa trái về, tách ra và dùng búa đập nát. Sau đó đem phơi khô chúng rồi ngâm trong nước sạch vài ngày (5 ngày thay 10 lần nước) để loại bỏ hết muối.

Ngâm với nước vôi trong cũng rất tốt, xơ dừa được dùng làm tã hoặc giá thể ươm cây với độ bền từ 2-3 năm.

3. Giá thể từ than củi

Cách xử lý

Cách làm giá thể trồng lan bằng than củi tương đối đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần ngâm chúng với nước sạch cho đến khi lan chìm xuống. Xong rồi vớt ra cho ráo, phơi khô là có thể dùng để trồng lan được luôn.

4. Cách làm giá thể trồng lan từ gỗ và lũa

Giá thể trồng lan từ gỗ và lũa dùng để trồng các loại lan thân thông, chúng dễ tìm kiếm tuy nhiên khả năng giữ nước kém, bộ rễ thoáng. Khoan lỗ, đóng đũa để ghép lan cho dễ, các loại gỗ phù hợp là vú sữa, nhãn, vải, dẻ, bằng lăng, cẩm, dầu.. Một số loại gỗ có độ bền tệ, sau 1-2 năm là nát nhuyễn như gỗ cà phê, mít, bơ, xoài,.. thì bạn không nên dùng làm giá thể trồng lan.

Cách làm giá thể trồng lan từ Gỗ và lũa

Cách làm giá thể trồng lan từ gỗ và lũa như sau: Dùng bàn chải, miếng cọ để chà sạch đất cát, rêu bám lên gỗ. Loại gỗ lũa không làm bạn yên tâm rằng lan bám lên được thì bạn nên khò lửa cháy xém lớp bên ngoài rồi dùng vòi nước với áp suất cao phun thật kỹ.

Ngâm nước cho cục lũa ngậm no nước, trong suốt quá trình ngâm thay nước từ 7-10 lần để rửa trôi hết muối hoặc chất đắng. Ngâm từ 7-15 ngày, với lũa quá to thì xả nhiều nước để ngâm cho chúng có thể hút no nước được.

Ngâm hoặc rửa trong nước vôi ít nhất 30′ (dùng Physan hay Benkona cũng được)

Sau khi ngâm xong thì rửa sạch với nước rồi phơi ráo một vài tiếng cho khô.

Làm móc thật to bằng dây thép hoặc đồng cho chắc để tránh bị bửa. Nếu cục lũa to quá mức thì đổ bê tông vào cho chắc chắn rồi cố định lan vào lũa.

Treo chúng lên giàn hoặc lên khay.

5. Rêu

Rêu nằm trong số những giá thể trồng lan tốt hàng đầu. Khuyên dùng loại rêu nhập cảng từ Newzealand hoặc Brasil màu vàng rơm để trồng lan vì khả năng trừ nấm mốc tốt. Không nên dùng loại rêu Canada màu nâu đen hoặc nâu xanh vì chúng chứa nhiều chất làm cho cây hoa lan của bạn yếu đi

Cách làm thế thể trồng lan từ rêu

Cách làm giá thể trồng lan từ Rêu: Đầu tiên rửa sạch để loại bỏ tạp chất.

Ngâm trong nước lã, vì chúng có muối nên phải thay nước thường xuyên sau đó phơi khô ráo là có thể sử dụng được luôn.

Khi trồng thì không nên nén quá chặt thì giá thể mới chứa được nhiều nước.

Thích hợp để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng lại quá đắt tiền và dễ hư mục.

6. Cách làm giá thể trồng lan từ vỏ thông

Xử lý

Cách làm giá thể trồng lan: Ngâm nước từ 5-10 ngày cho chúng ngậm no nước.

Ngâm với nước vôi trong (Physan 20, Benkona) trong vòng 30′ trở lên, rửa lại bằng nước sạch rồi phơi ráo là sử dụng được.

Vỏ thông cũng chứa nhiều muối khoáng, do đó hàng tháng bạn phải xối nhiều nước để rửa sạch giá thể cho chúng trôi bớt muối đi.

Giỏ lan khi bị thừa muối thì lá thường có màu vàng và khô cháy.

7. Đất nung, đá sỏi, đá núi lửa

Các giá thể trồng lan hot nhất: viên đất nung, đá núi lửa, đá sỏi, được nung ở nhiệt độ cao trên 1000 độ C. Ưu điểm là độ sạch khuẩn cao, bề mặt có khe hở và cấu trúc xốp, nhẹ. Dễ ngấm nước, không bị mục và rất tốt để lót đáy chậu. Nhược điểm là giữ chất muối nên cứ 2 tháng là phải xả nước cho sạch.

Phương pháp xử lý giá thể trồng lan này

Cách làm giá thể đất nung, đá sỏi: thông thường khi mua về không cần phải xử lý quá nhiều mà có thể sử dụng được ngay, sau mỗi đợt trồng thì bạn chỉ cần rửa lại bằng nước vôi là có thể trồng được bình thường.

Dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí, thích hợp với các loại lan có rễ nhỏ.

Chính vì những đặc tính nổi trội như vậy mà làm cho viên đất nung- đá sỏi- đá núi lửa được giới chơi hoa lan ưa chuộng và chọn dùng nhiều.

Cách Làm Dầu Dừa Đơn Giản Với Hướng Dẫn Chi Tiết

Cách làm dầu dừa nguyên chất không hề phức tạp như bạn vẫn nghĩ, ngược lại, có 2 cách làm đơn giản đến bất ngờ. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà thành công bằng cả 2 cách: làm nóng và làm lạnh.

Cách làm dầu dừa tại nhà

Dầu dừa hiện nay rất được các chị em ưa chuộng sử dụng bởi nhiều công dụng của nó trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp. Bạn có thể xem bài Cẩm nang toàn tập về những tác dụng của dầu dừa để hiểu rõ hơn về những tác dụng của loại tinh chất này

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại như hiên nay, chắc hẳn các chị em rất ngại khi phải tự tay làm dầu dừa để sử dụng. Mặc dù biết rõ mình tự chế biến dầu sẽ đảm bảo vệ sinh và nguyên chất hơn rất nhiều khi mua ở ngoài.

Nguyên liệu cần có để làm dầu dừa

1 rây lọc ( hoặc khăn xô mềm sạch. Dùng để lọc bã dừa để lấy nước cốt )

1 máy xay sinh tố

Bước 1: Nạo cùi dừa

Dừa các bạn bổ ra, nạo lấy phần cùi dừa. Nếu phần cùi dừa cứng, có màu trắng và mùi thơm là dừa ngon vừa tới. Phần cùi dừa nạo thành dạng sợi nhỏ như thế này

Bước 2: Xay cùi dừa bằng máy xay sinh tố.

Sau khi đã nạo phần cùi dừa, các bạn cho vào máy say sinh tố, thêm chút nước và xay nhuyễn.

Tiếp đó, các bạn lọc phần hỗn hợp cùi dừa đã xay ra bát hoặc ra hộp. Dùng rây bé ( loại mà các bạn vẫn dùng để lọc cua).

Nếu không có rây thì có thể sử dụng 1 chiếc khăn xô mềm để chắt lọc phần nước cốt dừa. Trường hợp này bạn nhớ phải dùng 1 chiếc khăn thật sạch. Tốt nhất là mua 1 chiếc khăn mới về và giặt sạch, phơi khô.

Lưu ý khi lọc: Các bạn phải rửa tay sạch sẽ. Cố gắng chắt kiệt nước cốt dừa để lấy được phần dầu dừa nguyên chất.

Bước 4: Phơi nước cốt dừa nơi thoáng đãng

Các bạn để hỗn hợp nước cốt dừa ra chỗ thoáng đãng. Sau vài giờ, để ý thấy có lớp váng dừa nổi lên trên, các bạn đóng nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 24h.

Bước 5: Lọc lần 2

Lấy hỗn hợp nước cốt dừa trong tủ lạnh ra, vớt nốt phần váng đã đóng cục ở lớp trên của bát. Vớt kỹ đến khi thấy lớp cốt dầu dừa trong là được. Cho phần này ra từng lọ thủy tinh nhỉ để có thể dùng dần.

Đó là cách làm dầu dừa nguyên chất theo kiểu lạnh. Nếu bạn muốn làm theo kiểu nóng thì đọc tiếp phần dưới.

Cách làm dầu dừa kiểu nóng

Các bạn cũng có thể thực hiện làm dầu dừa nguyên chất theo kiểu nóng bằng cách sau khi đã vắt ra được một hồn hợp nước cốt dừa, thay vì cho vào tủ lạnh, các bạn bắc bếp đun nóng hỗn hợp này lên.

Khi đun sôi, những lớp cùi dừa còn sót lại sẽ cháy vàng, các bạn vớt những cặn thịt này ra.

Lưu ý khi sử dụng:

Đừng đun lửa quá to, chỉ để lửa bé, dầu dừa sôi liu riu là được. Thời gian đun sôi dầu dừa rơi vào 4- 6 tiếng. Sở dĩ thời gian lâu như vậy là bởi vì lượng nước và tạp chất trong dầu dừa của bạn sẽ bốc hơi hết, lọ dầu dừa nguyên chất sẽ giữ được lâu ( có khi lên đến vài năm sử dụng ).

Sau khi vớt hết cặn cùi dừa và để lại lớp dầu dừa đã trong, các bạn tắt bếp, để nguội và cho ra lọ thủy tinh dùng dần.

Dầu dừa các bạn có thể sử dụng để hấp tóc, dưỡng da, bôi vào vết côn trùng cắn, thậm chí còn có thể sử dụng trong các món ăn.

Nhớ đừng bỏ lỡ: Cách bảo quản dầu dừa để được lâu và giữ đúng chất lượng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ủ Xơ Dừa Làm Giá Thể trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!