Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Hàm Trừ Trong Excel # Top 3 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Hàm Trừ Trong Excel # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Hàm Trừ Trong Excel mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Excel chứa nhiều hàm và công thức tính là công cụ cơ bản để người dùng xử lý số liệu trong bảng dữ liệu. Trong quá trình xử lí dữ liệu người dùng sẽ gặp nhiều đến phép trừ. Vì phép trừ là một trong bốn phép tính được chúng ta sử dụng rất thường xuyên. Vậy làm cách nào để thực hiện phép trừ trong Excel? 

Công thức thực hiện hàm trừ

Ta có công thức hàm trừ cơ bản được viết như sau: =Số thứ nhất – Số thứ 2 -…- Số thứ n

Các đối tượng có thể áp dụng phép trừ trong Excel

Trừ nhiều ô trong Excel

Cách 1: Sử dụng toán tử “-”.

Đơn giản nhất là ta chỉ việc gõ vào giữa các ô cần tính dấu trừ mà thôi. Nhập ở ô E7 là =E3-E4-E5

Cách 2: Sử dụng hàm SUM.

Công thức này được hiểu là thực hiện phép cộng số đầu tiên với số đối của các số còn lại. Nhập ở ô E7 là

=SUM(D3,-D4,-D5)

Hoặc chúng ta có thể sử dụng công thức =D3-SUM(D4:D5) cũng cho ra kết quả tương tự. Công thức này có thể hiểu là phép tính D3-(D4+D5). Cách tính phép trừ sử dụng hàm SUM trong Excel là sự vận dụng các tính chất trong toán học.

Trừ phần trăm trong Excel

Cách trừ các phần trăm trong Excel cũng tương tự như khi tính toán phép trừ phần trăm thông thường.

Nhập ở ô E7 là =E3-E4

Nhấn Enter để ra được kết quả là xong.

Trừ ngày tháng trong Excel

Bạn có thể thực hiện phép trừ ngày tháng trong Excel bằng 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng toán tử “-”.

Để thực hiện phép tính trừ ngày tháng chúng ta cũng là sử dụng dấu “-”. Nhưng các bạn cần lưu ý kiểu dữ liệu của ô để ra kết quả cho chính xác. 

Để chỉnh lại kiểu dữ liệu các bạn thực hiện như sau:

Chọn tổ hợp phím Ctrl + 1 để mở hộp thoại Format Cells, trong mục Category chọn General.  Sau đó nhấn OK để đóng hộp thoại.

Chúng ta sử dụng hàm DATE hoặc DATEVALUE để nhập trực tiếp phép toán tính giá trị ngày tháng và kết quả sẽ xuất trình trong cùng 1 ô tính toán.

Ta nhập ở ô D7 với công thức là =DATE(2020,4,18)-DATE(2020,4,15)

Nhấn Enter để ra được kết quả là xong.

Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng hàm DATEVALUE với công thức như sau:

=DATEVALUE(“18/4/2020“)-DATEVALUE(“15/4/2020“)

Trừ thời gian trong Excel

Cách 1: Sử dụng toán tử “-”.

Cách 2: Sử dụng hàm TIMEVALUE.

Tương tự như phép trừ ngày tháng trong Excel, muốn trừ thời gian bằng hàm TIMEVALUE bạn có thể nhập công thức như bên dưới:

=TIMEVALUE(“12:30 PM”)-TIMEVALUE(“12:00 PM”)

Đánh giá bài viết này

Cách Thực Hiện Phép Tính Cộng, Trừ, Nhân Chia Trong Excel

Với Excel, bạn có thể dễ dàng lập bảng tính với các phép tính cộng, trừ, nhân chia. Thủ thuật áp dụng trên toàn bộ các phiên bản Excel từ 2003 cho đến 2016.

Bài viết áp dụng trên công cụ Excel với giao diện tiếng Việt. Nếu bạn chưa chuyển Excel qua tiếng Việt thì xem hướng dẫn ở đây – chọn đúng phiên bản Excel (Office) bạn đang dùng: .

1. Cách thực hiện phép tính CỘNG trong Excel

Để sửa phép tính bạn nhấn vào rồi sửa trên Thanh Công Thức hoặc nhấn đúp vào để sửa trực tiếp.

Ví dụ (như trong hình): Để tính tổng (phép cộng) A1, A2 và A3 ta nhập công thức =A1+A2+A3 sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả.

2. Cách thực hiện phép tính TRỪ trong Excel

Để sửa phép tính bạn nhấn vào rồi sửa trên Thanh Công Thức hoặc nhấn đúp vào để sửa trực tiếp.

Ví dụ (như trong hình): Để tính hiệu (phép trừ) A1, A2 và A3 ta nhập công thức =A1-A2-A3 sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả.

Để sửa phép tính bạn nhấn vào rồi sửa trên Thanh Công Thức hoặc nhấn đúp vào để sửa trực tiếp.

Ví dụ (như trong hình): Để tính tích (phép nhân) A1, A2 và A3 ta nhập công thức =A1*A2*A3 sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả.

Tips: Dấu * thường là nhấn nút Shift + số 8

Để sửa phép tính bạn nhấn vào rồi sửa trên Thanh Công Thức hoặc nhấn đúp vào để sửa trực tiếp.

Ví dụ (như trong hình): Để tính tích (phép nhân) A1, A2 và A3 ta nhập công thức =A1/A2/A3 sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả.

Bạn có thể dễ dàng kết hợp các phép tính sử dụng các công thức trên (tuân thủ đúng theo quy tắc “Nhân chia trước, cộng trừ sau”.

Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Phép Chia Trong Excel

Cách thực hiện phép CHIA trong Excel:

Phép chia thường bao gồm:

Và mục đích của phép chia là đi tìm:

Cách đơn giản để xác định kết quả của phép chia là sử dụng biểu thức Số bị chia / số chia. Dấu “/” chính là dấu của phép chia trong Excel.

1. Phép chia các số trong một ô

Để thực hiện phép chia các số trong một ô hãy sử dụng / (dấu gạch chéo). Lưu ý nhập dấu bằng (=) trong ô trước khi nhập các số và dấu gạch chéo /

Ví dụ: gõ biểu thức = 30/5 trong một ô thì ô sẽ hiển thị kết quả là 6.

2. Chia số bằng cách sử dụng tham chiếu ô

Thay vì nhập số trực tiếp trong một công thức, mọi người có thể sử dụng phương pháp tham chiếu ô, cụ thể như A2 và A3, để tham chiếu đến các số mà mọi người muốn chia.

Mọi ngưới sẽ áp dụng công thức: =Tên ô 1/Tên ô 2/…/Tên ô n sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả

Ví dụ: Để tính kết quả của phép chia A1, A2 và A3 ta nhập công thức =A1/A2/A3 sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả.

Hoặc nhấn dấu = sau đó nhấn ô A1 , nhấn tiếp dấu / , nhấn tiếp ô A2 , nhấn tiếp dấu / , nhấn tiếp ô A3 . Cuối cùng là nhấn nút Enter để ra kết quả.

Lưu ý: Không chọn đầu đề cột hay hàng.

Ngoài ra nếu muốn chuyển đổi giữa xem kết quả và xem các công thức trả về kết quả thì hãy nhấn CTRL +’ (dấu huyền), hoặc trên tab công thức, hãy bấm nút Hiển thị công thức .

3. Chia một cột số với hằng số (một số cố định)

Trong trường hợp mọi người muốn chia từng ô trong một cột số với một số trong một ô khác.

Ví dụ bạn muốn lấy các số ở cột B chia cho số 3 (ở trong ô C2).

Thì tại ô D2 là nơi nhập kết quả, gõ =B2*$C$2. Bằng việc đặt dấu dollar ta đã “cố định” ô C2 lại. Sau đó tiến hành fill ((Kéo công thức ở B2 xuống các ô khác trong cột B) để áp dụng cho các ô còn lại

Lưu ý: Sử dụng biểu tượng $ cho Excel biết rằng tham chiếu đến C2 là “tuyệt đối,” nghĩa là rằng khi sao chép công thức vào một ô khác, tham chiếu sẽ luôn là ô C2. Nếu không dùng biểu tượng $ trong công thức và kéo công thức xuống đến ô B3, Excel sẽ thay đổi công thức = A3/C3, sẽ không làm việc, vì không có không có giá trị trong ô C3.

4. Cách dùng hàm MOD và hàm QUOTIENT ở phép chia trong Excel có dư

Trong excel mọi người cũng rất hay gặp các phép chia có dư và trong một số trường hợp sẽ chia lấy phần nguyên và chia lấy phần dư.

Để chia lấy phần dư mọi người sẽ sử dụng hàm MOD. Cú pháp của hàm MOD như sau:

=MOD(number, divisor)

Trong biểu thức trên thì

Về nguyên tắc của phép chia: mẫu số không được bằng 0, do đó Divisor phải khác 0. Nếu bằng 0 sẽ xuất hiện lỗi #DIV/0

Để xác định phần số dư của phép chia 7 chia 3, ta có MOD(7,3) cho kết quả = 1. Nếu đặt số 7 vào ô A3, số 3 vào ô B3, ta có D3=MOD(A3,B3)=1 Tương tự như vậy nếu đem 1548 chia cho 15, kết quả là dư 3 Ngoài ra hàm MOD còn có thể ứng dụng trong việc xác định thời gian: tính theo tuần, theo tháng và lẻ bao nhiêu ngày

Ngoài ra hàm MOD còn có thể ứng dụng trong việc xác định thời gian: tính theo tuần, theo tháng và lẻ bao nhiêu ngày

Để chia lấy phần nguyên chúng ta dùng hàm QUOTIENT. Cấu trúc hàm QUOTIENT như sau:

=QUOTIENT(numerator, denominator)

Trong biểu thức trên thì

Bài viết trên của website chúng tôi đã gửi đến độc giả các công thức thực hiện phép chia trong Excel, hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho độc giả !

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm Vlookup Trong Excel

Bảng tính Excel có rất nhiều công thức với nhiều chức năng khác nhau. Một trong những hàm liên tục gây tò mò cho người dùng đó là VLOOKUP, và Microsoft Excel cũng có rất ít tài liệu hướng dẫn về nó. Nhưng đôi khi, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu cách sử dụng hàm VLOOKUP bằng cách làm theo những ví dụ của bảng tính mẫu.

Lần đầu tiên mình biết đến chức năng của hàm VLOOKUP trong Excel vào năm 2005, mình đã xem qua cú pháp của nó, sẽ giống như thế này:

Trông nó quá dài dòng và mình không thể nào nhìn thấy được kết quả của nó là gì. Nhưng nó không quá khó hiểu đâu và mình sẽ giải thích cặn kẻ cách dùng hàm VLOOKUP thật chi tiết ở bên dưới.

Nội dung chính:

Hàm VLOOKUP là gì?

Cách tìm thông tin trong cơ sở dữ liệu (database) với VLOOKUP

Công thức của hàm VLOOKUP – Cú pháp và đối số

Sắp xếp dữ liệu tìm kiếm VLOOKUP theo thứ tự tăng dần

Phân biệt đối sánh chính xác và đối sánh gần đúng

Cách sử dụng hàm VLOOKUP bằng hộp thoại Function Arguments

Cách mở hộp thoại của hàm VLOOKUP

Các lỗi thường gặp trong hàm VLOOKUP

Sắp xếp dữ liệu tìm kiếm VLOOKUP theo thứ tự tăng dần

Phân biệt đối sánh chính xác và đối sánh gần đúng

VLOOKUP (V là viết tắt của từ “Vertical”) là một hàm tích hợp sẵn trong Microsoft Excel cho phép bạn tra cứu dữ liệu giữa các cột khác nhau trong bảng tính. Nói cụ thể hơn, nó cho phép bạn có thể tìm (tra cứu) một giá trị từ một cột dữ liệu và sau đó trả về giá trị thích hợp hoặc giá trị tương ứng từ một cột khác.

Công thức hàm VLOOKUP thường trả về một trường dữ liệu duy nhất. Vậy làm thế nào để nó trả về được kết quả này:

Bạn cung cấp tên hoặc Lookup _value để thông báo cho VLOOKUP hàng hoặc cột của bảng dữ liệu để tìm kiếm thông tin mong muốn.

Bạn cung cấp số cột – được gọi là Col_index_num – của dữ liệu mà bạn muốn tìm kiếm.

Hàm tìm kiếm sẽ dựa trên Lookup _value mà bạn cung cấp.

Sau đó, hàm VLOOKUP sẽ tìm và trả về kết quả bạn tìm kiếm từ một bảng khác trong cùng một file Excel bằng cách sử dụng các giá trị mà bạn đã nhập vào.

Note: Bài viết hướng dẫn sử dụng hàm VLOOKUP này có thể áp dụng cho Excel của Office 365, Excel 2019, Excel 2016, Excel 2013 và Excel 2010, kể cả Excel cho Mac và Excel Online.

Cấu trúc công thức hàm VLOOKUP phía dưới sẽ hướng dẫn vị trí của hàm và bao gồm tên, dấu ngoặc và logic của hàm, và sau đây là cú pháp của VLOOKUP:

Lookup _value (giá trị bắt buộc) giá trị bạn muốn tìm trong cột đầu tiên của đối số Table_array.

Table_array (giá trị bắt buộc) là bảng dữ liệu mà VLOOKUP sẽ tìm kiếm để lọc ra thông tin mà bạn đang muốn theo dõi:

Table_array phải chứa ít nhất hai cột dữ liệu.

Cột đầu tiên thường chứa giá trị giống với Lookup_value.

Col_index_num (giá trị bắt buộc) số cột của giá trị bạn muốn tìm:

Việc đánh số bắt đầu với cột Lookup_value là cột 1

Nếu Col_index_num có giá trị là một con số lớn hơn số cột được chọn trong đối số table_array, thì hàm sẽ trả về kết quả là #REF!

Range_lookup (giá trị tùy chọn) cho phép phạm vi có được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay không.

Dữ liệu trong cột đầu tiên được sử dụng làm Sort Key

Là một biến Boolean TRUE hoặc FALSE

Trường hợp nếu không nhập thì mặc định sẽ được đặt thành TRUE

Nếu được đặt thành TRUE hoặc bị bỏ qua và không tìm thấy kết quả chính xác như giá trị Lookup _value, thì kết quả gần giống nhất có giá trị tương tự hoặc nhỏ hơn được sử dụng làm từ khóa tìm kiếm (search_key)

Nếu được đặt thành TRUE hoặc bị bỏ qua và cột đầu tiên của bảng dữ liệu table_array không được sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần thì kết quả hiển thị có thể sẽ sai.

Nếu được đặt thành FALSE, VLOOKUP chỉ chấp nhận kết quả chính xác cho Lookup_value.

Sắp xếp dữ liệu tìm kiếm VLOOKUP theo thứ tự tăng dần

Mặc dù không phải lúc nào cũng được yêu cầu, nhưng tốt nhất là bạn nên ưu tiên sắp xếp dữ liệu mà VLOOKUP đang tìm kiếm theo thứ tự tăng dần bằng cách sử dụng tính năng Sort & Filter trong Excel để sắp xếp lại.

Nếu dữ liệu không được sắp xếp, hàm VLOOKUP có thể trả về kết quả không chính xác.

Phân biệt đối sánh chính xác và đối sánh gần đúng

VLOOKUP có thể sử dụng giá trị để nó chỉ trả về thông tin đối sánh chính xác (FALSE) với Lookup _value hoặc nó có thể được đặt để trả về các kết quả đối sánh gần đúng (TRUE).

Yếu tố xác định là đối số Range_lookup:

Trong ví dụ như hình ảnh đầu tiên của bài viết, Range_lookup được đặt là FALSE để VLOOKUP phải tìm một kết quả khớp chính xác cho cụm từ “Máy hút bụi” trong bảng dữ liệu để có thể trả về giá tiền của sản phẩm đó. Nếu như không thể tìm thấy kết quả khớp chính xác, lỗi #N/A sẽ được trả về làm kết quả của hảm VLOOKUP.

Note: VLOOKUP không có phân biệt chữ hoa hay chữ thường, do đó cả “máy hút bụi” hoặc “Máy hút bụi” đều là những cách viết được chấp nhận ở ví dụ trên.

Nếu có quá nhiều giá trị được đối sánh thì sao? Ví dụ: “Máy hút bụi” được liệt kê nhiều lần trong cột đầu tiên của bảng dữ liệu Table_array thì kết quả mà hàm VLOOKUP trả về sẽ là từ trên xuống dưới.

Mặc dù các công thức Excel chỉ nên nhập từ ô trong bảng tính Excel. Một lựa chọn khác, là sử dụng hộp thoại của hàm (như hình ảnh phía trên) để nhập các đối số của nó.

Sử dụng hộp thoại Function Arguments sẽ giúp bạn dễ dàng nhập chính xác các đối số của hàm và loại bỏ yêu cầu nhập các dấu phân cách giữa các đối số với nhau.

Các bước bên dưới đã được sử dụng để nhập hàm VLOOKUP vào ô B2 bằng cách sử dụng bằng cách sử dụng hộp thoại Function Arguments của hàm.

Bước 1: Chọn ô B2 để biến nó thành ô chúng ta thêm hàm VLOOKUP – vị trí hiển thị kết quả của hàm VLOOKUP.

Bước 2: Lựa chọn tab Formulas.

Bước 3: Chọn Lookup & Reference từ thanh Menu ngang để mở danh sách chức năng được thả xuống.

Bước 4: Chọn VLOOKUP trong danh sách để bắt đầu hiển thị hộp thoại Function Arguments của hàm.

Lỗi #N/A (Giá trị không tồn tại) sẽ bị khi:

Lookup_value không thể tìm thấy giá trị trong cột của Table_array.

Table_array không có đối số chính xác của Lookup_value. Ví dụ, đối số có thể đang chứa dữ liệu trống.

Range_lookup được đặt là False (đối sánh chính xác) và không thể tìm được chính xác dữ liệu của đối số Lookup_value.

Range_lookup được đặt là True (đối sánh gần đúng) và tất cả các giá trị trong cột dữ liệu không có kết quả tương tự hoặc nhỏ hơn đối số Lookup_value.

Lỗi #REF! hiển thị khi:

Col_index_num có giá trị lớn hơn số cột lựa chọn trong bảng dữ liệu Table_array.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Hàm Trừ Trong Excel trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!