Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Slide Master View Trong Powerpoint mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong phần 1 của bài viết chúng ta đã tìm hiểu qua chế độ Slide Master View với cách sử dụng cơ bản. Đến với Phần 2 Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách tùy chỉnh các slide trực tiếp từ Slide Master View vô cùng đơn giản.
Tùy chỉnh cách bố trí slide
Điều chỉnh bố cục của slide hiện tại
Trong ví dụ này, logo mới được thêm lại chồng lên hình ảnh nền trong Picture with Caption Layout vì thế chúng ta sẽ tùy chỉnh bố cục này cho phù hợp để nhường chỗ cho logo.
Bước 1: Chuyển sang chế độ Slide Master
Bước 2: Xác định vị trí và chọn bố cục mong muốn trong khung điều hướng bên trái. Bạn hãy di chuột qua từng bố cục để xem các slide nào hiện đang sử dụng bố cục đó trong bài thuyết trình của bạn.
Bước 3: Trong một số slide, đồ họa nền có thể bị ẩn. Để hiển thị đồ họa đó trở lại, bạn tích bỏ tùy chọn Hide Background Graphics thuộc nhóm tính năng Background.
Bước 5: Bạn cũng có thể di chuyển, xóa, thay đổi kích thước các Placeholder. Trong ví dụ này chúng ta sẽ di chuyển các placeholder xuống để căn chỉnh với mũi tên đỏ.
Bước 6: Khi đã thực hiện xong các thay đổi, bấm nút Close Slide Master View để hoàn tất.
Bước 7: Lập tức tất cả những thay đổi sẽ được cập nhật cho các slide.
Tùy chỉnh định dạng văn bản
Bạn có thể tùy chỉnh định dạng font chữ, kích thước, màu sắc và căn chỉnh văn bản với chế độ Slide Master.
Ví dụ bạn muốn thay đổi font chữ cho trình giữ chỗ tiêu đề cho tất cả các slide, chỉ cần sửa kiểu font chữ đó trên slide đầu tiên (Slide Master) mà thôi.
Khi đó Placeholder trên tất cả slide sẽ được thay đổi theo font chữ mới bạn vừa chọn.
Các chèn một bố cục Slide mới
Bước 1: Chọn chế độ xem Slide Master
Bước 2: Từ thẻ Slide Master, bấm nút Insert Layout
Bước 3: Một bố cục slide mới xuất hiện
Bước 4: Bố cục mới sẽ bao gồm Title và Footer. Bạn có thể kích vào tùy chọn Title hay Footer tương ứng trong nhóm Master Layout để tắt hoặc bật chúng.
Bước 5: Bấm vào biểu tượng mũi tên xổ xuống của nút lệnh Insert Placeholder và chọn Placeholder bạn muốn.
Bước 6: Kích giữ chuột trái rồi kéo để vẽ Placeholder vừa chọn trên slide của bạn.
Bước 7: Sử dụng các tab khác để thêm các đối tượng bạn muốn như hình ảnh, hình dạng, biểu đồ … vào bố cục slide
Cách đổi tên bố cục tùy chỉnh
Bước 1: Điều hướng đến chế độ Slide Master
Bước 2: Chọn bố cục mong muốn và bấm nút Rename
Bước 3: Một hộp thoại xuất hiện, điền tên và bấm nút Rename
Cách sử dụng bố cục tùy chỉnh
Khi đã tạo một bố cục mới, bạn có thể tạo slide mới với bố cục đó hay áp dụng cho một slide có sẵn
Bước 1: Nếu đang ở chế độ Slide Master thì bấm nút Close Slide Master Videw trên thẻ Slide Master.
Bước 2: Từ thẻ Home, bấm nút New Slide rồi chọn bố cục tùy chỉnh trong menu xổ xuống.
Cách sử dụng bố cục tùy chỉnh cho bài thuyết trình khác
CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂMHướng dẫn cách chèn, chỉnh sửa hình Shape và Text Box trong PowerPointHướng dẫn cách thiết kế bản kế hoạch Marketing trên PowerPointNhững điều cần tránh khi sử dụng PowerPoint
Ngoài ra nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về PowerPoint thì chúng tôi xin giới thiệu với các bạn khóa học PPG01 – Tuyệt đỉnh PowerPoint – Trực quan hóa mọi slide trong 9 bước với các bài học từ cơ bản tới nâng cao rất hay và bổ ích.
Slide Master Là Gì? Cách Dùng Slide Master Trong Powerpoint
Slide Master là gì?
Slide Master trong PowerPoint là tính năng giúp các bạn định dạng chung cho toàn bộ các slide như: theme (giao diện), layout (bố cục) và định dạng font chữ, size chữ, màu chữ, tạo hiệu ứng chuyển động, kích thước và vị trí hình ảnh, biểu đồ, video…
Cách tạo Slide Master
Bước 2: Trong Slide Master, cũng có rất nhiều các slide, các bạn chọn Slide đầu tiên, sau đó định dạng chung cho toàn bộ slide theo ý muốn của bạn như giao diện, hình nền, bố cục, định dạng font chữ, size chữ, màu chữ, hiệu ứng,…
Lưu ý: Nếu các bạn định dạng trong slide đầu tiên thì các slide phía dưới được định dạng tương tự. Nếu các bạn muốn chỉnh sửa định dạng các kiểu slide khác nhau thì các bạn định dạng từng slide bên dưới theo ý muốn.
Các bạn có thể định dạng tất các mọi thứ cho slide, nhưng không nên nhập liệu.
Bước 3: Sau khi các bạn định dạng cho Slide Master xong các bạn chọn Close Master View trong thẻ Slide Master.
Sử dụng Slide Master
Sau khi các bạn đã định dạng Slide Master xong thì các định dạng của Slide Master sẽ được áp dụng vào các slide đã có sẵn trong PowerPoint.
Nếu muốn thêm mới các bạn chọn New Slide, lúc này trong Office Theme các slide cũng đã được áp dụng định dạng Slide Master như bình thường, các bạn chỉ cần chọn kiểu Slide mà bạn muốn.
Lưu Slide Master
Bước 1: Chọn Design trong mục Themes các bạn nhấn chọn biểu tượng tam giác xuống và chọn Save Current Theme.
Bước 2: Trên cửa sổ Save Current Theme các bạn chọn đến thư mục chứa theme cần lưu, đặt tên cho theme trong File name và chọn Save để lưu.
Xuất hiện cửa sổ Choose Theme or Themed Document, các bạn chọn đến theme cần sử dụng và chọn Apply.
Như vậy theme sẽ được thêm vào PowerPoint.
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Ứng Động (Animations) Trong Powerpoint
Animations là hiệu ứng hình ảnh làm cho văn bản, hình ảnh, hình khối hoặc biểu đồ của bạn trở nên sống động. Chúng giúp bạn thu hút sự chú ý của khán giả và là công cụ hữu ích để khiến khán giả tương tác với bài thuyết trình của bạn.
Có hai loại Animations bạn có thể sử dụng, đó là:
Hiệu ứng chuyển tiếp (Transitions)
Loại hiệu ứng đầu tiên được gọi là Hiệu ứng chuyển tiếp (Transitions); là những hiệu ứng động được sử dụng để có thể thêm một số hiệu ứng chuyển động bắt mắt giữa các slide khi chuyển từ slide 1 sang slide 2. Những tùy chọn này nằm trong bảng chọn Transitions trên thanh cộng cụ PowerPoint.
Bảng chọn Transitions
Các hiệu ứng Transitions còn có các tùy chọn bổ sung. Hãy để ý khi bạn nhấp vào hiệu ứng bạn muốn sử dụng, nút Tùy chọn hiệu ứng (Effect Options) ở góc phải không bị khóa lại, thì có nghĩa là bạn có thể chọn thêm một số cài đặt bổ sung theo ý mình.
Ví dụ, mình chọn Reveal làm Hiệu ứng chuyển tiếp. Các tùy chọn có sẵn sẽ là:
Mượt mà lướt từ phải qua (Smoothly from right)
Mượt mà lướt từ trái sang (Smoothly from left)
Màn hình sáng dần từ bên phải (Through black from right)
Màn hình sáng dần từ bên trái (Through black from left)
Còn đây, các hiệu ứng bổ sung thêm sẽ trông thế này:
Bạn cũng có thể điều chỉnh thời gian và thời lượng của mỗi lần chuyển đổi cũng như thiết lập cách bạn muốn các trang slide hiện lên để hiệu ứng chuyển đổi được như ý.
Cứ thoải mái chỉnh sửa cho đến khi nào bạn tìm được lựa chọn tốt nhất, thẩm mỹ nhất, hay bất kì thứ gì bạn muốn!
Ảnh động (Animations)
Loại hiệu ứng thứ hai sẽ khiến các thành phần ở ngay trong slide của bạn trở nên sống động. Nói đơn giản thì: nếu bạn muốn làm 1 đoạn văn bản, 1 hình ảnh, hình khối hoặc là biểu đồ trên slide “nhảy tưng tưng”, thì đây là loại hiệu ứng dành cho bạn.
Trước tiên, bạn phải nhấp vào đối tượng bạn muốn tạo hiệu ứng, sau đó nhấp vào tab Ảnh động (Animations).
Chế độ xem mặc định hiển thị 8 lựa chọn, nhưng nếu bạn nhấp vào mũi tên nhỏ như trong ảnh trên, bạn sẽ thấy nhiều tùy chọn khác như sau:
Bạn có thể chọn các loại animations sau:
Entrance animations: Thể hiện bằng các biểu tượng có màu xanh lá cây. Nếu bạn sử dụng loại Animations, đối tượng được bạn thêm hiệu ứng sẽ xuất hiện trong slide theo thời gian bạn chọn.
Exit animations: Thể hiện bằng các biểu tượng có màu xanh lá cây. Đối tượng bạn đã thêm animations sẽ thoát ra khỏi slide.
Emphasis animations: Thể hiện bằng các biểu tượng có màu vàng. Đối tượng bạn chọn không di chuyển khỏi vị trí trên slide như 2 loại trên (trừ khi bạn đã thêm Animations khác trước đó), nhưng sẽ có các hiệu ứng nhấn mạnh và thu hút sự chú ý đến nó.
Motion path animations: Loại Animations này cho phép bạn di chuyển đối tượng đã chọn từ điểm này sang điểm khác. Bạn có thể chỉ định hoặc vẽ đường dẫn bạn muốn đối tượng di chuyển.
Trong các phần tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn cách thêm 4 loại Animations khác nhau vào trang slide của bạn.
Cách thêm Animations vào PowerPoint chỉ với 2 bước đơn giản
Để thêm Animations cho bất kỳ đối tượng nào trong PowerPoint, đây là các bước bạn cần làm:
1. Bấm vào đối tượng bạn muốn thêm hiệu ứng. Trong ví dụ này, mình sẽ sử dụng một khuôn mặt cười màu xanh.
2. Chọn Animations bạn muốn sử dụng. Trong ví dụ này, mình đã sử dụng hiệu ứng Entrance Animation – Fade và đặt thời gian diễn ra hiệu ứng là 2,75 giây. Bạn sẽ nhận thấy trong ảnh chụp màn hình bên dưới rằng hiệu ứng Fade không có tùy chọn hiệu ứng (nút bị mờ đi).
Những lựa chọn khác nhau khả dụng cho hiệu ứng Fade
Các bước chi tiết như sau:
CHỈ 7 GIỜ HỌC BÀI BẢN, TIẾP KIỆM HÀNG CHỤC NGHÌN GIỜ TRA CỨU
1 – Chọn hiệu ứng Fade.
2 – Không có tùy chọn bổ sung nào cho Fade Animation (nút có màu xám và không thể nhấp được)
3 – Bạn có thể điều chỉnh cài đặt thông qua các khung chọn Animations, chỉnh thời gian diễn ra hiệu ứng hay các tùy chỉnh khác.
4 – Số (1) hiển thị trên chủ thể thể hiện rằng đã có sẵn 1 hiệu ứng cho chủ thể này rồi. (hiệu ứng Fade đã nói đầu tiên).
5 – Bạn có thể nhấp vào nút Xem trước (Preview) để xem trước hiệu ứng chạy ra sao.
Như bạn có thể thấy, việc sử dụng Animations không hề phức tạp chút nào, phải không?
Những điểm quan trọng cần nhớ khi sử dụng Animations
Cách sử dụng Animations khá đơn giản nhưng cũng dễ mất kiểm soát; bạn có khi sẽ lỡ tay thêm Animations vào tất cả các chủ thể trong slide rồi còn thêm cả hiệu ứng chuyển slide, điều này sẽ trở nên không cần thiết. Một điểm nữa, có thể các hiệu ứng trông rất thú vị nhưng cũng có khả năng khiến khán giả mất đi sự chú ý vào thông điệp chính mà bạn đang trình bày đấy!
Hướng Dẫn Sử Dụng 3D Album Để Tạo Slide Ảnh
Các bạn thân mến! 3D Album là một phần mềm rất tuyệt vời, nó sẽ giúp cho các bạn tạo ra những Album ảnh cá nhân, gia đình, tập thể mang đầy tính nghệ thuật. Đây là một chương trình khá phức tạp đòi hỏi cấu hình máy khá cao .
A- Giao diện chương trình:
1, Top Menu: ( thanh công cụ trên cùng) – Create: khởi tạo một chương trình – Organize: tổ chức quản lý các file ảnh – Collect: tạo một folder hoặc một tập ảnh mới. – Edit: sửa chữa ảnh – Layout: thiết kế và in ảnh theo từng định dạng nhất định – Capture: chuyển album vừa tạo ra từ dạng exe mặc định thành các dạng video khác
2, Main Menu: ở đây mình chỉ giới thiệu những menu chính
Các tùy chọn của chương trình, theo mình đã tạo thử thì chế độ mặc định là rất tốt nhưng quả thật thì mình không phải là dân pro nên nếu các bạn có thời gian hãy điều chỉnh lại xem có khi lại tốt hơn thì sao Cái này chắc ai cũng biết nó chính là file Help của chương trình ..nếu có thời gian các bạn cũng nên nghiên cứu kỹ nó. Các gói chủ đề mẫu … Download thêm các style mới Xem thử Album đang thiết kế dạng Fullscreen Tạo Album ( sau khi đã thiết kế thì nhấn vào đây để tạo file exe) Nếu theo hình này thì cái Album của bạn tạo ra sẽ chạy theo vòng lặp chỉ dừng lại khi bạn muốn, bạn nhấn vào nó 1 lần thì nó chỉ chạy tới khi trình diễn toàn bộ các file ảnh bạn đưa vào là nó tự động dừng lại Chọn nhạc cho Album, bạn có thể chọn một hoặc nhiều bản nhạc Nút này cho phép bạn chọn cách thể hiện khác file ( chỉ có khi chèn từ 2 file nhạc trở lên vào Album của bạn) Chạy nhạc theo sắp xếp hoặc ngẫu nhiên, mặc định là theo sắp xếp, nhấp vào 1 lần là chạy các file nhạc ngẫu nhiên ( chỉ có khi bạn chèn 2 file ảnh vào album) Ngắt nhạc khỏi Album 3, Style/Mixer/SaveScreen: – Style: Các kiểu mẫu để dựng Album – ScreenSaver: tạo các màn hình nghỉ cho Window – Mixer: chộn các kiểu Album trình diễn đơn giản lại với nhau
4, – Folder Selection: chọn folder chứa ảnh để làm Album – Preview Window: cửa sổ preview – Thumbnail Tray: thể hiện các ảnh có trong folder bạn vừa chọn – Setting frame: khung thiết đặt
B- Hướng dẫn sử dụng: 1, Creat : Mình chỉ hướng dẫn các bạn tạo các Style mà thôi còn tạo ScreenSave hay Mixer thì các bạn làm tương tự nhé. – Đầu tiên bạn chọn Folder chứa ảnh làm Album – Bạn dùng cách kéo và thả lên xuống các biểu tượng ảnh trong thumbnail tray để xắp xếp ảnh trong Album theo thứ tự mà bạn muốn – Chọn Style mà bạn muốn thể hiện cho Album của mình theo các chủ đề có sẵn trong Menu Style – Bạn tiến hành tinh chỉnh các chỉ số của Style đó để cho ra sản phẩm ưng ý nhất của mình, tùy vào từng Style mà có các Menu khác nhau như: General (tổng quan) , Background (nền Album), Title (tiêu đề), Photo(nền ảnh) …Cái này thật ra rất đơn giản bạn nên đối chiếu những thứ có trong Menu với khung Preview để thay đổi, nó có các style sẵn chỉ việc lựa chọn mà thôi. Thế nhưng các bạn phải chú ý một số thứ : +) Speed: Tốc độ +) TimeLine Setting: thiết đặt thời gian cho Album
Sau khi đã chỉnh sửa bạn nhấn vào biểu tượng hình cái búa trên thanh công cụ sẽ hiện ra một bảng
+) (1) : Đây là các định dạng mà chương trình có thể xuất ra, theo tùy chọn thì là tạo ra một chương trình chạy trực tiếp. +) (2): Các tùy chọn, cái này tùy bạn lựa chọn Bạn chọn Folder để lưu file muốn tạo nếu muốn thay đổi Skin hiển thị chỉ việc nhấn vào Skin và thay đổi là OK Cuối cùng ấn Build là bạn có một Album rồi . 2, Organize : Cái này thật ra không quá quan trọng nó chỉ giúp các bạn quản lý ảnh, định dạng lại ảnh, đưa ảnh từ các máy ảnh kỹ thuật số vào máy ….Ngoài ra giúp các bạn thêm các thông tin vào ảnh như bản quyền, tiêu đề ….. 3, Edit: Ở đây 3D Album sẽ giúp mọi người sửa chữa các bức ảnh, công cụ này khá hay và tích hợp nhiều tiện ích rất hữu dụng cho dân chơi ảnh số – Sửa chữa các file ảnh – Tạo vào sửa một ảnh trắng – Tạo và sửa một bức ảnh với những mẫu có sẵn – Mở và sửa ảnh đang có trong máy Scan, máy ảnh … – Mở và sửa ảnh đang lưu trong bộ nhớ đệm Các công cụ chính để chỉnh sửa ảnh rất thông dụng với chúng ta như nhìn cái là biết ngay chắc mình không cần phải giải thích nữa …
4, Layout Cái này mới là hay đây, nó giúp chúng ta tạo những Album ảnh, những Catalog, thiếp mừng, vỏ đĩa hay là lịch treo tường sau đó in ra thành sản phẩm …Quá tuyệt vời phải không …Nó rất đơn giản thôi, nhưng bạn cần chú ý: (hình) Số 1: Đây là vùng các sản phẩm có sẵn để các bạn chọn, bạn chọn tên sản phẩm cần làm và chọn Style là xong Số 2: Đây là priview của các hiệu ứng có sẵn sau khi chọn style thì chọn các hiệu ứng phù hợp mà bạn thích Số 3: Các công cụ chỉnh sửa đơn giản, dễ sử dụng … .
5, Capture Capture có nghĩa là bắt hình, vậy bắt hình để làm gì? Bạn hãy nhớ xem, khi Creat một Album đơn thuần thì bạn không thể nào xem được trên các đầu máy VCD-DVD đâu … Capture sẽ giúp bạn chuyển định dạng của file Album về những định dạng quen thuộc như là : MPEG, VCD, DVD …
Nhìn qua chắc các bạn cũng hiểu qua rồi Source File: là nơi lưu giữ file cần Convert, Movie File : là nơi lưu trữ file ảnh bạn chèn vào Album, các số ẩn thường là mặc định theo các chuẩn cần Convert Cái bạn cần quan tâm nhất ở đây chính là END FRAME, một File Album thường được tạo chuyển động bằng nhiều Frame liên tiếp thế nên thời gian chạy Album sẽ phụ thuộc vào số Frame, thông thường một giây Album sẽ chạy 33 Frame nên cách tính đơn giản nhất : Thời gian = Số giây x 33 Khi được kết quả bạn chỉ cần past vào END FRAME là được … Bây giờ bạn nhấn Start là chương trình sẽ bắt đầu Convert … Phần này quan trọng không kém, nó quyết định chất lượng hình ảnh của file bạn tạo, bạn chú ý đến phần REFRESH nhé, nó chính là số FRAME sẽ chạy trong một giây, chỉ số REFRESH càng nhỏ thì file được tạo ra càng mịn, đẹp nhưng lại mất rất nhiều thời gian ngược lại thì file tạo ra sẽ mờ, nhòe hơn nhưng thời gian lại nhanh hơn… Cái này phải tùy từng trường hợp các bạn áp dụng nhé … Vậy là xong rồi,các bạn cố gắng làm thử rồi sẽ quen thôi …. Chúc các bạn thành công …
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Slide Master View Trong Powerpoint trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!