Cập nhật nội dung chi tiết về Học Cách Làm Giò Thủ Pate Cực Ngon Cho Ngày Tết mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên liệu làm giò thủ pate
Cách làm giò thủ pate cho ngày Tết
Bước 1: Sơ chế thịt lợn làm giò thủ pate
Tai, mũi, lưỡi lợn khi mua thịt về bạn rửa sạch, cạo hết lông rồi chần qua nước sôi để khử mùi hôi. Thịt nạc rửa sạch, để ráo rồi luộc sơ.
Sau khi luộc thịt, bạn thái nhỏ tai, mũi,lưỡi và thịt. Chú ý thái những miếng mỏng để khi gói giò thủ pate sẽ dễ dàng và giò thủ sẽ dễ kết lại hơn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu đi kèm cho vào giò thủ pate
Mộc nhĩ ngâm trong nước ấm cho nở ra rồi cắt bỏ chân, rửa sạch lại và thái sợi. Bạn có thể ngâm mộc nhĩ vào nước vo gạo sau khi nở để món giò thủ pate có mùi thơm và ăn giòn hơn.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, thái lát.
Bước 3: Ướp nguyên liệu làm giò thủ pate
Ướp hỗn hợp trong khoảng 20-30 phút cho thịt thủ ngấm đều gia vị.
Cho 1 ít dầu vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho hỗn hợp vừa ướp vào xào cùng.
Khi xào bạn phải đảo tay và để lửa vừa cho thịt được chín đều, cho thêm 1 chút nước mắm vào sẽ làm cho thịt dậy mùi và thơm. Tiếp tục xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại.
Sau khi thịt đã săn, cho nấm hương và mộc nhĩ đã thái nhỏ vào xào cùng, khi thịt hơi cháy cạnh, tất cả nguyên liệu chín và ngấm gia vị thì rắc 1 chút hạt tiêu vào đảo đều rồi tắt bếp.
Chú ý khi xào thịt, nếu xào quá kỹ thì giò thủ pate sẽ khô, xào chưa đủ độ thì sẽ không được thơm. Vì thế bạn chỉ xào đến khi thịt tiết mỡ và hơi cháy cạnh là được.
Khi vừa bắc chảo thịt xuống, đổ nhanh vào miếng lá chuối, bạn cần phải gói giò thủ liền khi còn nóng để nguyên liệu có thể dính chặt vào nhau.
Bạn phải bó giò thật chắc tay sau đó cột chặt bằng dây thì giò thủ pate mới chắc và giòn.
Đợi giò thủ pate nguội rồi bạn bảo quản tủ lạnh để ăn dần. Giò thủ pate hay còn gọi là giò xào pate để được khá lâu trong dịp Tết. Nếu thời tiết se se lạnh bạn cũng có thể treo lên cửa sổ cũng không lo hỏng. Giò thủ pate thưởng thức cùng dưa cải muối chua còn gì tuyệt hơn.
Một bí quyết để bạn làm được món Bạn có thể dễ dàng mua giò thủ pate ngon đó là sử dụng Pate gan tươi BMQ trong các chuỗi siêu thị lớn như: Coopmart, Aeon Mall… Ngoài ra, bạn có thể gọi đến số hotline Pate gan tươi của BMQ. Bởi đây là loại Pate đang được rất nhiều chị em nội trợ tin dùng vì có chất lượng an toàn thực phẩm tuyệt đối, lại chuẩn vị phù hợp với khẩu vị người Việt. Pate mịn, thơm béo bạn có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau để nấu thành những món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình. 1900 5555 91 để được giao hàng tận nhà nhanh chóng và tiện lợi.
Hướng Dẫn Cách Làm Giò Thủ Ngày Tết
Cách làm giò thủ ngon không quá cầu kỳ nhưng 1 vài bí quyết nhỏ sẽ giúp bạn có món giò cực kỳ ngon cho ngày Tết, xin giới thiệu cách làm giò thủ của 1 người thợ làng giò chả Ước Lễ
Nguyên liệu:
– 2kg thịt heo bao gồm 2 tai, 1 mũi, 1 lưỡi, 400g thịt chân giò – 50g nấm hương khô – 150g mộc nhĩ khô – 5 củ hành khô – 50g hạt tiêu sọ ( thêm nếu bạn thích cay ) – Gia vị, nước mắm nêm theo khẩu vị. – 1 chút gừng
Cách làm:
Đầu tiên cho thịt lợn và lưỡi sống vào nồi , bạn nên cho mắm muối gia vi luôn , cho theo khẩu vị của từng người vừa phải hơi nhạt 1 chút. Khi bạn bắt đầu đun phải đảo thịt lợn và lưỡi liên tục , và ngọn lửa bé 1 chút không là sẽ bị cháy ngay đó. Sau khi đảo thịt và lửa sống , nước từ thịt và lưỡi sẽ quyện vào mắm muối gia vị , khi nước ra nhiều rồi bạn có thể cho lửa to hơn.
Sau khi thịt lợn và lưỡi vừa chín tới , bạn có thể kiểm tra bằng cách cắt thử miếng thịt ra , nếu thấy màu thịt hơi hồng hồng 1 chút là được rồi , cho tai lợn vào bạn đảo thêm 1 lúc để tai lợn quyện , ngấm gia vị vào với thịt lơn và lưỡi. Khoảng vài phút sau , bạn cho mộc nhĩ vào đảo với các nguyên liệu trước.
Đến khi mộc nhĩ săn rồi , bạn hay cho thêm 1 chút bì (loại bì được xay nhỏ ) Khi cho bì vào bạn phải đảo thật kỹ và nhanh hơn , vì khi bì vào sẽ gây ra bị xát và cháy hơn . Sau khi cho các nguyên liệu được khi ta đảo , có càm giác quyện và đều vào nhau , khi đảo bằng đũa cảm giác thấy đũa nhẹ hơn trước , bạn hãy cho hạt tiêu , ít nấm hương, 1 chút gừng và nước gừng vào. Đảo thêm 1 lúc nữa là ổn
Sau đó cho ra và gói thành cây giò và được nén thật chặt. Giò sau khi được gói , nén chặt để nguội tầm 3 đến 4 tiếng , sau đó cho vào tủ lạnh. Đây là thành quả:
Cách Làm Giò Thủ Dai Giòn Đậm Đà Ngày Tết
Giò thủ là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết (Ảnh: Internet)
Giò thủ là một món ăn thơm ngon kết hợp từ rất nhiều nguyên liệu với nhau tạo nên vị dai giòn và không bị ngán như các loại giò lụa khác. Trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món giò thủ. Những miếng giò béo ngậy, giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu, ăn kèm dưa chua… sẽ là món ngon giúp mâm cơm ngày Tết của gia đình bạn trở nên hấp dẫn.
Nguyên liệu làm giò thủ
500gr tai heo
200gr mũi heo
200gr thịt nạc giò heo
80gr nấm mèo (mộc nhĩ)
50gr nấm hương
10gr hành tím bằm
10gr tỏi băm
10gr gừng băm
5gr hạt nêm
5gr muối
8gr tiêu sọ
6gr tiêu xay
30gr đường
15gr bột ngọt
20ml nước mắm
30ml dầu ăn
Các bước làm chả giò thủ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho vào 1 thìa đường, ½ thìa bột ngọt, vài lát gừng để khử mùi và hành tím để thịt heo thơm ngon hơn.
Cho tai heo, mũi heo, thịt heo vào nồi, trần khoảng 5 phút.
Sau khi thịt săn lại, vớt ra, ngâm vào nước đá.
Cắt lát mỏng mũi heo, thịt nạc và tai heo.
Cắt lát mỏng tai heo, mũi heo và thịt nạc
Cho phần thịt đã cắt vào tô, ướp với 15gr đường, 15gr bột ngọt, 15gr hạt nêm, 10gr muối, tiêu xay và tiêu sọ.
Trộn đều hỗn hợp. Khi thịt thấm đều gia vị, cho vào tủ lạnh 30 phút.
Mộc nhĩ và nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước nóng 20 phút sau đó cắt mỏng 1cm để giữ được độ giòn của mộc nhĩ.
Bước 2: Xào thịt
Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng cho 10ml dầu cùng hành tím băm và tỏi băm. Khi hành tỏi vàng thơm, cho phần thịt vào, xào đều tay để tránh mỡ tiết ra và làm cháy thịt.
Khi thịt săn lại cho nấm hương và mộc nhĩ vào chung với hỗn hợp đang xào.
Cho 20ml nước mắm vào, xào thêm 3 phút cho đến khi nấm hương, mộc nhĩ và thịt thấm đều gia vị.
Cho thêm nước mắm để giò thêm đậm đà
Bước 3: Ép thịt vào khuôn
Cho thịt vào trong khuôn làm giò thủ, nhấn nhẹ nắp khuôn xuống để thịt dính đều.
Lưu ý: Cho phần thịt vào khuôn và ép khi thịt vẫn còn ấm, không để thịt nguội mới ép vì khi thịt nguội mất sẽ không kết dính được với nhau.
Cho vào tủ lạnh, để qua 2 tiếng. Sau khi lấy ra, xắt miếng vừa ăn và thưởng thức
Món giò thủ dai giòn, béo ngậy
Bạn vẫn có cách làm giò thủ không cần khuôn. Nếu không có sẵn khuôn ép giò, bạn có thể dùng chai nhựa có đường kính phù hợp để gói và ép giò. Để thực hiện, bạn cắt bỏ đầu chai, rửa sạch. Lồng túi nilông hoặc lá chuối vào lòng chai, đổ thịt đã xào vào, dùng tay ấn cho thịt thật chắc, dùng vật nặng đè lên chai cho giò chắc hơn. Khi giò nguội, cất cây giò vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông kết với nhau.
Một số mẹo khi gói giò thủ
Bạn có thể bảo quản giò thủ trong ngăn mát tủ lạnh tối đa khoảng 5 – 7 ngày. Khi thấy cây giò thủ có nhớt, bạn không nên dùng tiếp. Đây là dấu hiệu cảnh báo cây giò đã bị thiu.
Đặc trưng hương vị của ẩm thực miền Bắc là không nêm đường vào thức ăn. Do đó, nếu gói giò theo hương vị miền Bắc, bạn không nên nêm đường vào hỗn hợp thịt làm giò.
Tai heo to thường là heo già, sụn cứng. Do đó, để món giò thủ ngon có độ giòn vừa phải, bạn nên chọn tai heo cỡ vừa.
Yêu cầu thành phẩm
Miếng giò thủ ngon phải đạt được các yêu cầu như gia vị nêm vừa phải, miếng giò giòn, thơm và có đủ độ béo. Về màu sắc, giò có màu hơi hồng của phần lưỡi heo xen lẫn sọc trắng của sụn tai và màu nâu đen của nấm mèo nổi bật trên phần mỡ đông màu trắng ngà.
Với các bước hướng dẫn chi tiết, hy vọng bạn sẽ có thể tự làm món giò thủ này tại nhà. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các món ăn truyền thống khác hay ẩm thực Việt Nam, bạn hãy điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6148 để được tư vấn chi tiết hơn về các lớp nấu món Việt của chúng tôi!
Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Cách Làm Giò Thủ Bằng Chai Nhựa Ngày Tết Nguyên Đán
Bạn biết gì về món giò thủ trong tết cổ truyền
Giò thủ được làm từ phần của thủ lợn như thịt tai, mũi và luỡi lợn. Đây là món ăn truyền thống bao đời nay đã đi vào tâm khảm người Việt như một nét văn hóa ẩm thực cổ truyền.
Đĩa giò tượng trưng cho lòng ấm áp của tình người, cho gia đình trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Khi làm giò thủ có nghĩa là bạn đang cầu mong một năm mới an lành, tròn trịa, gia đình ấm no hạnh phúc.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương, cứ dịp tết đến xuân về, mỗi gia đình sẽ mổ 1 con lợn rồi chia ra mỗi nhà một ít mang về gói bánh chưng và làm giò chả, phần còn lại sẽ làm giò thủ. Và tất nhiên làm giò thủ thì phải có đầy đủ mũi, tai, lưỡi heo. Tuy nhiên, do khẩu vị và sở thích ăn uống của từng nhà mà sẽ có cách phân chia các phần này cho phù hợp. Nếu sợ quá béo thì sẽ không cho phần mũi, nếu sợ giò khô quá thì không cho lưỡi vào. Nhưng còn tai heo thì không gia đình nào bỏ hết, vì phần này có sụn non, ăn sẽ giòn giòn, sần sật.
Cách làm giò thủ bằng chai nhựa
Nguyên liệu cần có
– Tai lợn: 500g. Nên chọn phần tai to bản, cắt phần tai ít mỡ.
– Thịt sỏ: 300g. Phần thịt này có thể chọn phần thịt mũi để tăng độ giòn hoặc phần thịt má trên để tăng độ sần sật.
– Thịt chân giò: 300g. Nên chọn phần thịt bắp chân.
– Mộc nhĩ: 50g.
– Hành khô.
– Dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm…
– Chai nhựa. Tùy theo muốn làm giò to hay nhỏ thì chọn loại chai nhựa chọn phù hợp. Nhưng thông thường thì nên làm giò thủ bằng chai 1.5 lít. Bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm chai thủy tinh hoặc chày để nén.
– Lá chuối.
Hướng dẫn cách làm giò thủ bằng chai nhựa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt cần cạo lông, rửa sạch rồi thái mỏng chỉ dài.
– Mộc nhĩ: ngâm vào nước sôi 3-5 phút sau đó ngâm với nước lạnh khoảng 1 tiếng để cho chúng nở to ra, cuối cùng rửa sạch và thái chỉ dài.
– Hành khô: bóc vỏ, thái lát.
– Chai nhựa: Cần vệ sinh sạch sẽ, để khô và cắt phần đầu chai thu nhỏ, đục khoảng 3-5 lỗ nhỏ ở đáy chai để khi nén, phần mỡ và nước trong giò thủ sẽ chảy ra.
– Lá chuối hơ qua lửa cho mềm, sau đó rửa sạch, lau khô.
Bước 2: Chế biến thịt
Nấu nồi nước sôi, sau đó cho thịt đã thái vào, đảo qua, đảo lại từ 5-7 phút. Sau đó vớt hết váng, rồi đổ ra rổ cho ráo.
Bước 3: Xào thịt
Cho chảo lên bếp, cho thêm dầu ăn và hành khô vào phi cho thật thơm, đến khi hành ngả vàng thì cho thịt vào đảo đều. Bạn cần đảo đề tay cho thịt chín vàng đều và tránh bị cháy. Đến khi thịt vàng và săn lại thì cho gia vị nước mắm và hạt nêm vào.
Đến khi nào nước trong thịt ra hết và đã gần cạn thì cho thêm mộc nhĩ và hạt tiêu vào, đảo qua thêm 3-5 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 4: Nén thịt
Bạn để cho thịt gần nguội thì tiến hành nén giò bằng chai nhựa. Bạn xúc thịt bỏ vào chai đã chuẩn bị, sau đó dùng chày hoặc chai thủy tinh để nén chặt thịt xuống. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm dây chun để bó quanh chai nhựa cho chặt giò.
Đến khi thịt đầy chai thì bạn dùng lá chuối quấn quanh phần miệng và dùng dây buộc lại thật chặt.
Tiếp theo, bạn để chai đựng thịt ở ngoài khoảng 1-2 tiếng cho nước mỡ chảy bớt ra, rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản, sau 3-4 tiếng là có thể ăn được. Như vậy là đã hoàn tất món giò thủ bằng chai nhựa rồi đấy.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Cách Làm Giò Thủ Pate Cực Ngon Cho Ngày Tết trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!