Đề Xuất 3/2023 # Ðậu Hũ Tại Gia – Cách Làm Đơn Giản # Top 6 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Ðậu Hũ Tại Gia – Cách Làm Đơn Giản # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ðậu Hũ Tại Gia – Cách Làm Đơn Giản mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

  Ðậu Hủ Tại Gia – Cách làm đơn giản

Read this recipe in ChineseRead this recipe in English

Ðậu hủ đã được khám phá từ Trung Hoa hơn 2000 năm về trước, và là một trong những món ăn quan trọng nhất trong gia đình đậu nành. Hiện nay đậu hủ rất thông dụng tại Hoa Kỳ. Ðậu hủ đã trở thành một vật liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn Tây phương.

Ðậu hủ có rất ít năng lượng (calories), chất béo bão hòa (saturated fats), và chất đường (carbohydrates), lại không có chất mỡ trong máu (cholesteral), và cung cấp rất nhiều chất đạm trong những món ăn chay, và được bán với giá khá rẻ. Có nhiều món đậu hủ rất dễ làm, và có thể làm rất mau chóng. Ðậu hủ là món thiên nhiên, ít tốn kém, và là một phương thức giản tiện để giải quyết những nhu cầu thực phẩm cần thiết của thế giới.

Thay vì phải mua đậu hủ, quý vị có thể tự làm lấy ở nhà một cách dễ dàng. Khi quý vị có sữa đậu nành hãy còn nóng, quý vị chỉ cần 10 phút là sẽ làm được một miếng đậu hủ tại gia, vừa nóng, vừa ngon. Tiếp theo đây là phần chỉ dẫn cách làm đậu hủ từ sữa đậu nành thiên nhiên. Xin quý vị nhấn nút này để xem cách làm sữa đậu nành .    

Cách Làm

Sữa đậu nành hãy còn nóng, làm từ 3 chén hột đậu nành thiên nhiên.

Hòa tan 2 hoặc 2 ½ muỗng cà-phê muối epsom vào 1 ½ chén nước ấm để làm chất đặc đậu hủ.

Ðổ 1 ¼ chén dung dịch muối epson trên vào sữa đậu nành còn nóng. Khuấy sữa đậu nành theo chiều kim đồng hồ. Ðể nó lắng xuống khoảng 4 tới 5 phút.

Ðổ nồi hỗn hợp sữa đậu nành này vào trong một cái rổ có lót vải.

Gói vải lại để che hỗn hợp lại, rồi đặt một cái rổ khác lên để dằn hỗn hợp đậu hủ xuống. hủ ngon lành này, nêm thêm chút muối, tiêu cho ngon.   

   

Những thực dụng khác và chú thích

Quý vị còn có thể dùng nước chanh, giấm táo, giấm thường, thạch cao, hoặc muối thiên nhiên nigari để làm đặc đậu hủ, thay vì dùng muối epson. Nước chanh vắtGiấm táo Thạch caoMuối nigari 

Nước chanh và giấm sẽ làm cho vị đậu hủ có vị hơi chua. Tại Hoa Kỳ, Gia-Nã Ðại, và Âu châu, quý vị có thể mua muối epsom ở hầu hết các tiệm bán thuốc. Trong khi đó thạch cao (calcium sulfate or gypsum) có thể tìm thấy được ở các tiệm bán thực phẩm Á đông. Trong khi đó muối thiên nhiên nigari rất thịnh hành tại Nhật Bản nhưng lại rất khó tìm tại Hoa Kỳ. Chỉ có vài cửa tiệm trên mạng bán thạch cao và muối nigari.

 

Cách Làm Đậu Hũ Ngon Cực Kỳ Đơn Giản Tại Nhà

Đậu hũ hay còn được gọi là tào phớ là món ăn quen thuộc, có nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho sức khỏe con người. Đây là món ăn đồng hành với bữa cơm người Việt trong suốt thời gian dài. Nó phổ biến như vậy, tốt cho sức khỏe như vậy, nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết tự tay làm ra đậu hũ non thơm ngon tại nhà. Một số công thức siêu dễ sau đây sẽ chỉ cho bạn cách làm đậu hũ đơn giản nhất.

Cách nấu đậu hũ non đơn giản và tiện lợi nhất vào mùa hè

Cách nấu đồ chay – đậu hũ bao bố vô cùng thơm ngon

Cách làm đậu hũ non

Nguyên liệu làm đậu hũ non

Đậu nành: 500g

Giấm ăn: 30 – 40 ml

Muối tinh: 1 thìa cà phê

Nước: 3 – 3,5 lít

Cách làm đậu hũ non

Độ ngon của đậu hũ phụ thuộc vào nguyên liệu chính là đậu nành, vì thế, muốn đậu hũ ngon, bạn cần chọn những hạt đậu nành đều, mẩy, căng tròn.

Sau đó vo sạch đậu để loại bỏ bụi bẩn và những hạt lép không đủ tiêu chuẩn. Ngâm đậu ngập trong nước khoảng 4 – 12 tiếng cho tới khi vỏ hạt có thể tự tróc ra khi bóp. Không cần thiết phải đãi sạch vỏ. Cuối cùng, cho đậu nành vào máy say say nhuyễn.

Dùng một tấm vải rộng, sạch lót vào một cái nồi hoặc thau. Đổ phần đậu vừa say vào tấm vải, xoắn chặt tấm vải để vắt nước cốt. Phần bã sẽ được khăn giữ lại.

Bước 3:

Lưu ý khi sử dụng tấm vải lọc: bạn nên đùng loại vải có mật độ sợi dệt thích hợp để lọc. Nếu vải quá thưa sẽ làm rớt cặn, còn nếu quá dày sẽ không lọc hết phần nước gây lãng phí. Vải lọc thường dùng là khăn bằng vải phin thường.

Bước 4:

Lọc xong, bạn cho muối vào, khuấy cho tan, rồi bắc lên bếp nấu sôi. Nhớ đứng canh trong thời gian nấu vì sữa rất dễ trào. Khi thấy sôi bùng lên thì tắt bếp, vớt hết bọt. Xong bước này bạn sẽ thu được sữa đậu nành, dùng uống rất mát cho những ngày nắng nóng.

Cho giấm vào chén, vừa khuấy đều nước sữa đậu nành trong nồi vừa rót giấm vào. Khi ấy bạn sẽ thấy kết tủa trắng xuất hiện, nhưng rất ít.

Bước 5:

Đậy nắp nồi lại, ủ trong thời gian từ 20 tới 30 phút, khi đậu kết tủa hết, bạn sẽ thấy óc đậu được hình thành và nước có màu vàng nhạt. Dùng rây lọc óc đậu ra khỏi phần nước. Phần nước này có vị chua, có thể giữ lại để làm cho đợt đậu sau thay cho giấm.

Bước 6:

Gói đậu: trải lót một tấm khăn vào khuôn, múc óc đậu vào bên trong, gói cẩn thận tấm khăn tạo hình khối cho đậu hũ, chèn vật nặng lên trên để nén đậu, giữ trong vòng 15 – 20 phút.

Nhẹ nhàng nhấc gói đậu ra khỏi khuôn, bạn có thể dùng ngay khi đậu còn nóng, ăn với nước tương cũng rất tuyệt. Nếu không, bạn có thể chế biến thành các món tùy ý thích.

Có một vài lưu ý khi sử dụng cách làm đậu hũ này là khi thành phẩm, các miếng đậu hũ sẽ rất mềm, dễ vỡ, cần di chuyển chúng một cách khéo léo, cẩn thận. Các miếng đậu hũ sẽ có mùi đậu nành đặc trưng, cần cân nhắc lượng giấm bỏ vô tránh trường hợp quá nhiều gây vị chua khó chịu cho đậu hũ.

Cách làm đậu hũ thối

Ngày xưa, món đậu hũ thối vô tình được phát hiện ra khi những nhà làm đậu xong không dùng hết, để qua đêm ngoài trời lạnh. Một người lấy đậu đã lên men chiên thử thì thấy ngon lạ, vị bùi bùi, cảm thấy ngon. Từ đó món đậu hũ thối được lưu truyền cho tới ngày nay.

Thành phần chính là đậu hũ nguyên chất, đem ngâm với nước đậu cùng rau củ mềm, thêm chút muối. Sau đó để lên men tự nhiên, một tuần sau là có thể sử dụng được.

Cách 2:

Điểm lưu ý ở đây là đậu lên men phải là màu trắng. Nếu đậu bị chuyển màu thì đã bị hư hoặc do nhiệt độ quá cao. Người ta cũng chứng minh, đậu hũ thối tuy có mùi không mấy thân thiện nhưng lại chứa những dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Cách làm đậu hũ thối

Ngoài đậu hũ thối trên, người dân Việt nam còn quen thuộc với một dạng khác của món này đó là chao. Chao phổ biến ở miền Trung và miền Nam.

Cắt đậu thành miếng nhỏ, đặt lên nong có lớp vải lót để hút bớt nước có trong đậu, sau đó đậy lại rồi ủ ở chỗ ấm. Lợi dụng không khí ẩm mốc trong nong, mẹt, và sự phát triển tự nhiên của vi khuẩn, nấm mốc, để đậu sau hai tới ba ngày sẽ thấy những đốm mốc và vi khuẩn lên men thối bao quanh miếng đậu. Sau đó mang đậu ra chấm muối nhỏ vào quanh miếng đầu, xếp đậu vào lọ. Cho muối nhiều hay ít tùy thuộc vào khẩu vị của bạn. Sau khi xếp đậu vào lọ, bạn đổ rượu vào ngập miếng đậu, có thể cho thêm nước để tiết kiệm rượu, ví dụ 1 kí đậu ứng với 100cc rượu 40 độ, sau đó thêm nước muối cho tới khi ngập miếng đậu.

Lưu ý nhỏ khi dùng cách này: trước khi chấm muối, sẽ dễ sinh ấu trùng. Để loại bỏ ấu trùng, bạn nên ngâm đậu vào nước muối cho ấu trùng nổi lên, rồi mới vớt ra bỏ hũ ngâm rượu.

Hướng Dẫn Làm Đậu Hũ Thối Cực Đơn Giản

CÁCH 1: Đậu hũ thối là món ăn đường phố rất được ưa chuộng.

Đậu hũ không phải là một món ăn xa lạ, đặc biệt là ở nhiều quốc gia châu Á. Cụ thể, ở Nhật, hầu như ngày nào, trong bữa ăn của người Nhật cũng có đậu hũ. Ở Hàn Quốc, đậu hũ cũng có mặt trong nhiều món ăn, nhất là canh kim chi, lẩu. Riêng ở Việt Nam, đậu hũ là thứ quà bình dân, được dùng nhiều nhất cho món chay và cũng dùng không ít cho món mặn. Nguyên liệu chính để làm đậu hũ là đậu nành – một loại nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên và tốt cho sức khỏe.

Riêng ở Đài Loan, đậu hũ nổi tiếng không chỉ bởi hương vị thơm ngon, đa dạng mà ở… vị “thối” đặc trưng mà người ta gọi là đậu hũ thối. Tên gọi đã nói lên được phần nào hương vị đặc biệt của món ăn. Nhưng đừng vội chăm chăm vào tên gọi mà quy kết món ăn sẽ rất không ngon mà hãy thưởng thức món ăn trong sự cảm nhận riêng, bạn sẽ thấy rằng, đây quả là một đặc sản.

Theo tương truyền, món ăn được “sáng tạo” từ những người làm tàu hũ bình dân. Thời xưa, khi chưa có công nghệ làm lạnh, người ta hong đậu ngoài trời. Đậu hũ làm xong, không dùng hết để qua đêm sẽ lên men. Tình cờ, một người lấy đậu hũ sau lên men đem chiên thử, thấy món ăn có có mùi vị đặc biệt, không phải là vị chua thường thấy mà là một món ăn hoàn toàn khác, bùi hơn, ngon hơn. Món ăn dân gian ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác để rồi đậu hũ thối trở thành một thứ đặc sản có một không hay.

Ngày nay, việc chế biến đậu hũ thối khác trước nhiều về thành phần, ngoài ra, nhờ có công nghệ hỗ trợ nên món ăn giữ được lâu hơn. Thành phần chính vẫn là đậu hũ nguyên chất được chế biến từ đậu nành, sau đó được đem ngâm cùng với nước đậu và các loại rau củ mềm, có vị chua, thêm chút muối. Để ở nhiệt độ mát hoặc trong các nhà kính để đậu được lên men tự nhiên trong 1 tuần là có thể dùng được. Đậu được lên men đúng cách phải có màu trắng chứ không phải màu đen, vì như thế là đậu đã bị hư hoặc nhiệt độ quá nóng. Người ta cũng chứng minh được rằng, trong miếng đậu có mùi không mấy thân thiện này lại chứa những thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Đừng ngại mùi thum thủm của mà bỏ qua món ăn đáng thưởng thức này

Khi thưởng thức đậu hũ thối, cách thông thường nhất vẫn là đem đậu chiên giòn rồi dùng. Cắn miếng đậu nóng hổi, cảm nhận cái hương vị thum thủm lan tỏa nhưng tận sâu bên trong là sự béo bùi khó cưỡng, bạn sẽ hiểu vì sao, người ta gọi đây là đặc sản. Do đó, du khách nào tới Đài Loan mà chưa thử qua món ăn này thì coi như chưa đặt chân tới đây

CÁCH 2

Đậu phụ nhự (tiếng Trung Quốc: 豆腐乳 – đậu hủ nhũ), hay chao trong phương ngữ miền Nam, là một loại đậu phụ lên men, một món ăn của ẩm thực Quảng Đông(Trung Quốc) và Việt Nam.

Ở Việt Nam, đậu phụ nhự phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam. Nhiều người cảm thấy sản phẩm này có vị thơm ngon, béo ngậy, đặc trưng, kích thích ăn ngon miệng. Nó còn được nhắc đến là “phô mai châu Á” vì nó có lớp mốc bên ngoài béo như phô mai Roquefort hay Camembert. Nó có thể được dùng trong các món ăn chay.

Đậu phụ nhự, có nơi còn gọi là chao, là một thức ăn chế biến từ đậu phụ, dùng vi sinh vật để chuyển hóa protit của đậu từ dạng caséin thành polypeptite, peptit và một phần tới amino axit.

Hai loại đậu kể trên, loại mềm nhiều kết tủa bằng thạch cao, không nên dùng để làm đậu phụ nhự vì khi vho lên mốc sẽ bị nát.

Đậu phụ làm lấy khi kết tủa nên cho nhiều nước chua hơn là đậu làm bán ở thị trường (pH ở 4,7 đến 4,8) kết tủa như vậy đậu sẽ chắc, mặt đậu to cái, khô, khi lên mốc không bị nát, với mỗi kg đậu làm được khoảng 1kg200 đậu phụ.

Chế biến đậu phụ nhự có thể làm theo hai phhương pháp: phương pháp dùng vi khuẩn và mốc tự nhiên và phương pháp dùng vi khuẩn hoặc mốc nguyên giống.

1. Phương pháp dùng vi khuẩn và mốc tự nhiên:

Đậu cắt thành miếng nhỏ (thí dụ miếng đậu 200g vẫn bán ở thị trường thì cắt thành bốn theo chiều dài của miếng đậu, sau đó mỗi miếng cắt làm đôi để thành 8 miếng nhỏ). Loại đậu mua ở thị trường về, có nơi đem luộc với muối, có nơi luộc không cho muối. Nếu là đậu mới làm ra thì không cần luộc.

Sau đó xếp đậu lên nong có lót vải cho hút bớt nước. Cũng có nơi để đậu lên thúng tro trên lót vải. Lấy nong hay mẹt đậy lại rồi để vào chỗ ấm. Trong không khí trên những dụng cụ sử dụng (nong, nia, mẹt ….) có rất nhiều các vi khuẩn và nhiều giống mốc, những giống này sẽ rơi và dính vào đậu rồi phát triển trên các mặt của những miếng đậu. Sau 2 tới 3 ngày tùy thuộc vào các loại giống, người ta thấy có một hoặc nhiều giống khác nhau: mốc vàng, mốc đen, mốc xanh, mốc đỏ và những vi khuẩn lên men thối mọc đầy quanh miếng đậu.

Nếu trời lạnh mà không có chỗ đủ ấm để vi khuẩn và mốc phát triển thì có khi tới 6 hay 7 ngày mốc và vi khuẩn mới mọc được, sau khi thấy mốc đã mọc nhiều, mùi nặng, mang ra chấm muối nhỏ vào quanh miếng đậu rồi xếp đậu vào lọ, muối cho nhiều hay ít là tùy theo khẩu vị.

Nếu mặn quá thì sau này miếng đậu phụ nhự không mịn mặt, ngấu chậm và ăn kém ngậy, trung bình mỗi kg đậu phụ cho một lạng muối là vừa. Sau khi chấm muối xếp đậu vào lọ rồi đổ rượu vào. Có nơi dùng rượu 40o cho vào lọ cho tới ngập hết những miếng đậu.

Có nơi pha thêm nước cho đỡ tốn rượu đồng thời chóng ăn được hơn, thí dụ cứ 1kg đậu thì dùng 100cc tới 150cc rượu 40o còn thì thêm nước muối cho ngập hết những miếng đậu.

Chú ý: phương pháp này dễ sinh ấu trùng nên trước khi chấm muối, người ta ngâm đậu vào nước muối để cho ấu trùng nổi lên, sau đó, vớt ra chấm muối và xếp vào lọ rồi mới đổ rượu vào.

Giống được sử dụng nhiều để chế biến đậu phụ nhự là mốc hoa cau (aspergillus flavus oryzae). Giống này, những cơ quan hoặc viện nghiên cứu về thực phẩm và vi sinh vật thường có (trường hợp muốn phân lập lấy để sử dụng có thể tham khảo ở tài liệu “Kỹ thuật sản xuất rượu áp dụng cho công nghiệp địa phương” của Vụ kỹ thuật Bộ công nghiệp nhệ xuất bản).

Sau khi đã có giống (giữ trong môi trường thạch nghiêng) muốn sử dụng cần nhân ra cho nhiều trong những chai dẹp, trong bình cầu hoặc hình tam giác, trong môi trường gạo hoặc ngô đều được. Sử dụng ít thì sau khi mốc trong chai lên bào tử có mầu hoa cau là lấy ra dùng được rồi, nếu dùng nhiều cần nhân giống từ chai ra khay cho được nhiều.

Đậu dùng để làm phụ nhự nếu là loại đậu mua ở thị trường trong đậu còn nhiều nước thì nên luộc với nước muối (trong 1 lít nước cho 100g muối ăn). Đậu phụ luộc với nước muối như vậy, sau khi gieo mốc, mốc mọc có mầu vàng nhạt và ít bị nát. Nếu là đậu đã ép dắn thì dùng ngay được. Chuẩn bị đậu phụ xong thì gieo mốc vào đậu và cách làm như sau:

Lấy nước lã đun sôi, để nguội cho vào bát to hoặc chậu thau tùy theo dùng nhiều hay ít. Sau đó lấy mốc giống cho vào và bóp cho nhưng bào tử mốc hòa vào nước, nước sẽ có mầu hơi xanh như mầu nước rêu. Vớt bã mốc đi rồi nhúng miếng đậu vào, những bào tử mốc sẽ bám đầy quanh miếng đậu. Lấy đậu ra, đặt lên nong có trải vải hoặc đặt lên những khay, mặt khay làm bằng lưới ni lông, rồi để vào buồng nuôi mốc. Buồng này cần có cửa kín và giữ nhiệt độ từ 35oC đến 37oC cho mốc mọc. Sau 24 giờ, mốc đã mọc kín trên mặt những miếng đậu (trừ phía giáp xuống nong) lật những miếng đậu lên để mặt dưới mốc cũng mọc được, như vậy đều hơn. Sau 2 ngày, mốc đã mọc đều quanh miếng đậu, lúc này là đã được có thể đem ra ngâm rượu. Nếu muốn để khi ngâm vào rượu, đậu mau ngấm hơn, người ta để thêm 1 ngày nữa tức là đến hết ngày thứ 3. Số lượng mốc giống cần thiết là từ 2 tới 5 phần nghìn, tùy theo giống có nhiều bào tử hay ít bào tử.

Độ rượu sử dụng, nếu thấp dưới 20 G.L thì cần tăng muối nếu không thì thường đậu phụ nhự bảo quản không được lâu dễ biến mầu từ trắng vàng sang mầu xanh nhạt, hương vị kém, phẩm chất giảm.Ngâm như vậy sau 7 tới 10 ngày là được. Mùi rượu không còn nữa, đậu ăn béo ngậy, nước không còn mùi rượu mà có hương vị giống như sáng sáo làm từ đậu tương và có thể sử dụng như là một loại nước chấm nếu thêm muối cho đủ mặn.

Phi thơm hành tỏi khô với dầu ăn, bỏ cà chua vào đun lửa nhỏ vừa cho ra bột. Thêm một chút nước lã vào xốt cà chua. Nghiền nát ba miếng Chao, bỏ vào xào nhỏ lửa cùng xốt, quấy cho Chao nhuyễn sánh, nếm thử thấy vừa mặn, vừa đặc sánh thì lấy ra.Xốt chao ngọt, rất ngậy, thơm ngon mà không cần phải cho thêm gia vị gì. Chấm với các loại rau luộc thật tuyệt

Đậu hũ thối món ăn… hút khách bậc nhất Trung Quốc

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở các chợ đêm của Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc.

Từ lâu món đậu phụ lên men có mùi thum thủm được gọi là đậu hũ thối đã trở thành món ăn vặt quen thuộc của người Trung Hoa. Món đậu hũ thối không phải món ăn cầu kì, sang trọng, đắt tiền nhưng lại hấp dẫn biết bao người lần đầu nếm qua món ăn này bởi sự dân dã, bình dị và đặc biệt là mùi vị “thum thủm” nhưng lại có sức hút kì lạ này.

Người Trung Hoa đặc biệt thích ăn đậu phụ lên men lâu ngày, có mùi nặng. Đặc biệt món đậu hũ thối sẽ ngon hơn nếu được tẩm vị cay của ớt nướng hay thêm bột cà ri làm tăng sức hấp dẫn của món ăn đường phố này.

Món đậu hũ thối có từ đời vua Khang Hy. Khi đó có một thư sinh nghèo thi mấy lần vẫn không đỗ đạt. Anh ta đã tiêu cạn tiền, anh không thể trở về quê nhà mà phải ở lại kinh thành chờ kì thi năm sau. Để có thể sống sót qua ngày, anh quyết định làm đậu hũ bán.

Tuy nhiên việc buôn bán lại không như ý muốn, đậu hũ bị ế nhiều khiến anh thư sinh nghèo rất buồn phiền. Tuy nhiên từ cái khó lại ló ra cái khôn, anh thư sinh quyết định cắt nhỏ đậu hũ sau đó mang đi ướp muối. Sau vài ngày, đậu hũ được ướp có mùi vị rất lạ, hơi thum thủm. Tuy nhiên chính mùi bị lạ này lại hấp dẫn với thực khách, kể từ đó món đậu hũ thối được bán rộng rãi và trở thành món ăn dân dã quen thuộc của người Trung Hoa cho đến ngày nay.

Khi mới nếm món đậu phụ thối, nhiều người không thể chịu được mùi vị khó chịu của nó, tuy nhiên nếu đã “trót lọt” được miếng đầu tiên chắc chắn bạn sẽ không thể dừng lại được mà liên tiếp gắp những miếng kế tiếp. Rồi bạn sẽ “nghiện” món đậu này lúc nào không hay. Thậm chí nhiều người còn ví von món đậu hũ thối Trung Hoa với món Pho-mát xanh của người Châu Âu, cũng có mùi khó chịu, nặng mùi nhưng lại trở thành món ăn hấp dẫn và nổi tiếng khắp Thế giới.

Ở những nơi khác nhau lại có cách chế biến món đậu hũ thối khắc nhau. Tại Triết Giang, người dân ở đây thích chiên vàng đậu hũ thối và ăn kèm tương ớt cay. Ở Hồ Nam thì đậu hũ thối lại có màu đen do lên men lâu ngày.

Tại Hồng Kông, món đậu hũ thối là món ăn khoái khẩu của nhiều người, người Hồng Kông thích thưởng thức đậu hũ thối rất đơn giản, chỉ cần chiên giòn và rưới lên đó rất nhiều tương như tương ớt, tương cà chua, tương đen, sau đó vừa đi dạo vừa thưởng thức xâu đậu hũ thối hấp dẫn.

Ở Đài Loan, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy món đậu hũ thối ở lề đường hoặc chợ đêm, cũng giống người Hồng Kông, người Đài Loan thích chiên giòn đậu hũ và ăn kèm với rau cải muối. Đặc biệt Đài Loan còn nổi tiếng với món đậu hũ chay nổi tiếng được ủ với mù tạt tươi, măng tre và 10 loại thảo dược Trung Hoa.

Ở một số vùng miền khác ở Trung Hoa, món đậu hũ thối được làm từ đậu nành tốt nhất để cho ra món đậu hũ mềm, mịn tuyệt hảo, ủ với măng tre và nấm đen trong 6 tháng… sau đó vớt ra ngoài không khí trong vòng 6 giờ hoặc hai ngày tuỳ theo mùa và thời tiết. Đậu hũ ngon, đạt chuẩn phải nổi mốc và chuyển thành xám, sau đó sẽ được rửa bằng nước khoáng tinh khiết, để khô và được chiên ngập trong chảo đầu. Đậu hũ này được dùng cùng nước tương và bắp cải muối.

Tại Trung Quốc, bạn sẽ dễ dàng mua được món đậu hũ thối ở các quán lề đường hay chợ đêm, với những xâu đậu hũ thối được chiên giòn hoặc được mang nướng và ăn kèm với một số món ăn đặc trưng của Trung Quốc.

Mặc dù là món ăn nặng mùi và không phải ai cũng thích món ăn này nhưng đậu hũ thối lại là món ăn bình dân, quyến rũ thực khách gần xa bởi mùi “thối” đặc trưng khó có thể quên.

St.

Cách Làm Kem Chuối Đậu Phộng Đơn Giản Tại Nhà Cho Gia Đình

Đã từ lâu, kem chuối trở thành một món ăn ưa thích của mọi người, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Một miếng kem chuối mát lạnh vị ngọt của chuối chín, vị bùi ngậy của đậu phộng rang và mùi thơm của dừa,… tất cả được kết hợp tạo nên một hương vị hấp dẫn, độc đáo, xua tan đi cái nắng hè oi nóng.

Vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn không cùng Samya tham khảo cách làm kem chuối tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Là một món ăn gần gũi với tuổi thơ của nhiều người nên nguyên liệu chuẩn bị để làm kem chuối cũng đơn giản, khá rẻ và dễ mua. Để có thể làm ra được những chiếc kem chuối thơm ngon, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:

Khoảng 6 – 8 quả chuối chín

350ml nước cốt dừa

45g bột năng

300g cùi dừa nạo nhỏ

150g hột đậu phộng (lạc tách vỏ)

1 hộp vani

55g đường cát trắng

3g muối tinh

250ml nước lọc

Chuẩn bị khuân làm kem hoặc hộp hoặc cũng có thể sử dụng túi nilon mỏng, không mùi

2. Cách làm kem chuối

Cách làm kem chuối cực kỳ đơn giản, bạn cần phải thực hiện những bước sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đây là giai đoạn đầu tiên và giữ vai trò quan trọng để có thể làm ra được những chiếc kem thơm và ngon:

* Sơ chế đậu phộng

Cho lạc (đậu phộng) vào chảo rang, bạn lưu ý nhớ để nhỏ lửa và đảo đều tay để đậu phộng chín đều, không bị cháy

Sau khi đậu phộng chín, bạn gói kỹ chúng vào một tờ báo rồi đem ủ trong quần áo dày hoặc trong chăn. Cách làm này sẽ giữ cho đậu phộng luôn được giòn và dễ tách vỏ

Chà bỏ lớp vỏ bên ngoài để lấy phần hạt bên trong rồi đem đi dập vỡ. Lưu ý một điều là không nên giã nát như muối vừng

* Chế biến bột kem

Sử dụng một chiếc nồi, đổ nước lọc rồi cho bột năng vào khuấy đều. Lưu ý là bạn phải khuấy thật kỹ và đều tay, tránh để bột năng không bị hòa tan hết

Tiếp tục cho đường, nước cốt dừa, vani và muối vào khuấy đều

Bắc nồi lên bếp, để nhỏ lửa. Thi thoảng dùng muôi khuấy đều, tránh cho bột kem bị bén vào nồi, bị cháy, khét

Cuối cùng, đợi cho hỗn hợp sệt sệt, sánh vào nhau thì tắt bếp. Đợi chúng nuội rồi đem đổ ra tô là được

* Sơ chế chuối chín

Chuối chín đem bỏ vỏ rồi cho lần lượt từng trái vào một chiếc túi nilon sạch. Dùng chày hoặc một chiếc gậy cán hình trụ ép cho chuối dẹp ra

Cuối cùng, đặt chuối bị cán dẹp lần lượt ra đĩa

Lưu ý, bạn cũng có thể cắt bỏ những phần thừa để miếng chuối trông vuông vắn, đẹp mắt hơn.

Bước 2: Thực hiện làm kem chuối

Bạn có thể sử dụng khuân làm kem, một chiếc hợp hoặc túi nilon đều được. Trong cách làm kem chuối này, vì làm cho gia đình nên Samya lựa chọn túi nilon vì dụng cụ này khá rẻ và không mất nhiều công để tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn kem có hình dáng đẹp mắt hơn thì nên sử dụng khuân làm kem.

Đặt miếng chuối được cán dẹp lên miếng nilon

Sau đó, quết một lớp kem vừa lên bề mặt chuối. Chú ý là không nên để lớp kem quá dày hoặc quá mỏng. Vì như vậy sẽ làm mất độ dẻo và trông chiếc kem không được đẹp

Tiếp tuc rắc lạc và dừa nạo lên trên, lưu ý, tùy thuộc vào sở thích của các thành viên trong gia đình mà lớp này có độ dày, mỏng khác nhau

Cuối cùng, bạn phủ một lớp nilon lên trên rồi gấp phần nilon thừa thật khéo tay, thật chắc, tránh cho kem bị lỏng và chảy ra ngoài. Cầu kỳ hơn, bạn cũng có thể chuẩn bị những que dẹt, xiên vào chuối trước khi ép dẹt để thuận tiện hơn khi ăn

Thực hiện tiếp tục như vậy cho đến khi dùng hết chuối thì dừng lại

Bước 3: Làm đông kem

Sau khi làm xong, xếp lần lượt chúng vào khay nhựa rồi cho vào tủ đông. Thời để thường từ trên 6 tiếng. Lưu ý một điều là không nên xếp chồng kem lên nhau sẽ khiến kem bị đè ép, làm mất hình dáng của kem.

Với cách làm kem chuối này, bạn có thể dễ dàng làm được những chiếc kem thơm ngon, tươi mát cho gia đình mà không cần phải ra hàng mua. Một chiếc kem chuối thơm ngon, bổ dưỡng sẽ giúp gia đình bạn cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng trong những ngày hè oi nóng. Nắm vững công thức này trong tay, chị em có thể dễ dàng làm ra món tráng miệng, món ăn vặt cho gia đình thay vì những loại quà bánh, trài cây quen thuộc hàng ngày.

3. Yêu cầu thành phẩm sau khi làm

Cách làm kem chuối mà Samya vừa chia sẽ trên cực kỳ dễ làm phải không? Tuy nhiên, sau khi ra thành phẩm, một chiếc kem ngon phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Kem cứng, các nguyên liệu phải có sự liên kết với nhau, không bị rời rạc

Các nguyên liệu làm kem phải đảm bảo được hoàn quện một cách độc đáo, tạo nên một hương vị tự nhiên: đó là vị ngọt của chuối chín, vị béo ngậy của bột kem và đặc biệt là độ giòn, ngậy của đậu phộng rang, cùi dừa nạo. Tất cả các hương vị được hoàn quện một cách hài hòa, càng ăn lại càng thích

Kem cứng nhưng có độ dẻo nhất định

Kem không bị quá nhạt hoặc quá ngọt, phải có vị vừa phải

4. Cách bảo quản kem chuối

Cũng giống như những loại kem khác, kem chuối rất dễ bị tan chảy nếu để ở nhiệt độ thường. Vì vậy, bạn chỉ bày kem ra đĩa với số lượng vừa đủ cho cả gia đình ăn, không nên bày quá nhiều. Kem ngon là phải luôn đảm bảo được sự đông cứng và độ mát nhất định. Tuyệt đối không nên để kem chảy hết rồi tiếp tục làm đông lại, bởi như vậy sẽ làm mất đi hương vị, độ tươi của kem.

5. Một vài điều cần phải lưu ý khi làm kem chuối

Để đảm bảo kem luôn được tươi ngon và giữ được hương vị tự nhiên của các nguyên liệu, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

Cần phải lựa chọn những trái chuối chín vừa, lành lặn và không bị dập nát. Tuyệt đối không nên dùng chuối còn xanh hoặc chuối quá chín để làm kem, bởi chuối xanh có thể tạo nên vị chát cho kem, còn chuối chín quá sẽ khiến kem bị quá ngọt

Bạn có thể lựa chọn nhiều loại chuối khác nhau để làm kem, có thể là chuối tiêu, chuối ngự, chuối tây, chuối sứ,… đều được. Quan trọng là phải phải ở độ chín nhất định

Đối với nước cốt dừa, bạn có thể tự làm hoặc mua ngoài siêu thị đều được. Tuy nhiên, Samya khuyến khích nếu bạn có thể tự làm được thì rất tốt bởi sẽ đảm bảo được vệ sinh cũng như thành phần tự nhiên của nước cốt

Đối với lạc (đậu phộng) thì nên lựa chọn những hạt tròn, đều nhau để khi rang chúng được chín đều nhau hơn. Ngoài ra, đậu phộng nên để chín tới, không nên chín quá bởi rang lâu sẽ tạo vị chát và mùi cháy cho đậu phộng, gây ảnh hưởng đến hương vị của kem

Đối với cùi dừa nạo thì nên lựa chọn cùi mới, còn tươi, có màu trắng sáng để không làm ảnh hưởng đến mùi thơm của dừa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ðậu Hũ Tại Gia – Cách Làm Đơn Giản trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!