Đề Xuất 3/2023 # Canh Chua Cá Kho Tộ – Hương Vị Miền Tây # Top 12 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Canh Chua Cá Kho Tộ – Hương Vị Miền Tây # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Canh Chua Cá Kho Tộ – Hương Vị Miền Tây mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu như miền Bắc có “canh rau đay cua đồng cà pháo muối” hay “cơm hến” của miền Trung thì với miền Nam có “canh chua cá kho tộ”.

Canh chua cá kho tộ là món ăn dân dã nhưng rất quen thuộc mang đậm nét Nam bộ bởi hương vị thơm ngon đậm đà nhưng lại rất dễ làm.

Các món ăn Việt Nam đều có nhiều rau đặc trưng ấy càng thể hiện rõ nét ở Nam Bộ. Canh chua Nam bộ là sự tổng hợp nhiều loại rau, quả: rau muống, rau cải, măng, bạc hà, bông so đũa, bông điên điển, lá me non, lá giang, khế, cà chua, khóm đậu bắp, giá, các loại rau thơm. Tùy vào đặc sản ở từng địa phương mà cá nấu canh chua là Cá ngát, lươn, cá trê trắng, cá dứa, cá kèo, cá lóc hay cá rô… Tuỳ vô loại cá mà người dân sẽ chế biến rau kèm theo món ăn là khế và măng chua, rau muống, bắp chuối, rau thơm, ngò gai hay bông so đũa,… Có thể nói với chỉ riêng món canh chua thôi đã có rất nhiều sự lựa chọn.

Các món canh Việt Nam bao giờ cũng đi kèm với một món mặn được ví như “người vợ luôn đi với người chồng“. Nếu canh rau đay thường ăn kèm với cà pháo muối thì canh chua Nam bộ phải đi với cá kho tộ. Cá kho trong tộ có hương vị rất riêng, rất thuần Việt. Tuy vậy, cá kho tộ không kén “giàu” hay “nghèo”. Từ nhà hàng, quán bình dân đến gia đình món canh chua cá kho tộ vẫn được dùng như một món đặc sản, đặc biệt là Miền Nam.

Tuy nhiên cá phải được kho trong tộ đất thì mới có thể mang đến hương vị thơm ngon và đạt được chất lượng tuyệt vời nhất. Nếu bạn muốn kho một nồi cá lóc kho tộ có thể làm như sau: cá sơ chế sạch, cắt từng khúc vừa ăn, chọn khúc giữa để kho. Hành, tỏi, ớt băm nhỏ. Mỡ phần thái hạt lựu. Ướp cá cùng hành, tỏi, ớt, đường, nước hàng 15 phút. Đun sôi hỗn hợp gồm mỡ phần, đường, nước hàng, nước mắm, hành tỏi ớt và một bát nhỏ nước lạnh. Khi hỗn hợp sôi thì thả cá vào niêu đất và đun nhỏ lửa tới khi cạn nước là được. Đơn giản là vậy nhưng khi cá được kho trong tộ đất sẽ cho ra hương vị thơm ngon mê hoặc lòng người.

Cá kho tộ không chỉ là niềm tự hào của người miền Nam mà người miền Bắc cũng rất ưa thích. Cá kho tộ ăn chung với cơm trắng, rau muống luộc và canh chua rất ngon. Đặc biệt của món ăn này là cá được kho trong các niêu đất nên giữ được độ nóng và độ mềm của cá. Mỗi một niêu chỉ kho một khúc và nên chọn khúc giữa.

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Làm Cá Rô Kho Tộ Miền Tây Thơm Ngon Dân Dã

Nguyên liệu làm cá rô kho tộ miền Tây:

– 200gr thịt ba chỉ

– 2 con cá rô tươi ngon

– Đường thốt nốt, tỏi, ớt, nước mắm, hành lá

Nguyên liệu làm món cá rô kho tộ miền Tây

Cách làm cá rô kho tộ miền Tây:

– Thịt ba chỉ rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn, trụng thịt qua nước sôi để ráo. Cá rô rửa với nước muối cho bớt mùi tanh rồi rửa lại với nước sạch. Ướp cá rô phi với chút hạt nêm và tỏi ớt đã băm nhuyễn.

Ướp cá rô khoảng 15 phút

– Bắc chảo lên bếp cho 1 thìa canh dầu ăn cùng 1/2 viên đường thốt nốt cỡ bằng ngón chân cái. Đun đến khi đường chuyển sang màu cánh gián đậm thì cho tỏi băm vào phi thơm.

Đun đến khi đường chuyển màu cánh gián đậm

– Sau đó cho tiếp thịt lợn vào xào đến khi thịt chín và săn lại.

Xào đến khi thịt săn chín lại là được

– Đổ thịt đã xào vào một cái nồi sâu lòng và tiếp tục đun, cho 4 thìa nước mắm loại ngon cùng 1/2 viên đường thốt nốt còn lại vào nồi.

Cho khoảng 4 thìa nước mắm loại ngon

– Đun đến khi thấy nồi thịt cạn và hơi sền sệt thì cho 1 chén nước lọc.

Khi thịt hơi cạn và sệt thì cho thêm nước

– Tiếp tục đun đến khi thịt lợn chín mềm thì cho cá rô vào nồi.

Cho cá vào khi thịt đã mềm

– Lúc này vặn nhỏ lửa, đun tầm 15 phút thì trở mặt cá và đun thêm khoảng 15 phút nữa là được.

Hạ nhỏ lửa đun một lúc để cá ngấm gia vị

– Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị của gia đình.

Cá rô kho tộ miền Tây dùng ngay với cơm nóng sẽ rất ngon

Món cá kho tộ kiểu miền Tây ăn nên với cơm nóng, thêm một đĩa rau luộc và nước canh rất lạ miệng, đưa cơm khiến cả nhà ai cũng thích.

Theo Nguyệt Nguyễn Tuổi Trẻ & Đời Sống

Cách Nấu Cá Lóc Kho Tộ Ngon Theo 3 Miền Tây Nam Bắc

Hướng dẫn làm cá lóc kho tộ thơm ngon theo 3 miền

Cá lóc kho tộ luôn là món ăn quen thuộc và hấp dẫn trong bữa cơm hàng ngày của gia đình người Việt Nam.

Một đĩa cá lóc kho tộ, một bát canh rau, một chén nhỏ cà muối luôn tạo cho chúng ta những niềm cảm hứng đặc biệt khi thưởng thức.

Sở dĩ cá lóc được nhiều người lựa chọn nấu là vì nó ít mỡ, nhiều chất khoáng và vitamin. Cá lóc kho tộ cũng là một món ăn quen thuộc và hấp dẫn trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình Việt.

Một đĩa cá lóc kho tộ, một bát canh rau và một bát nhỏ cà muối là đủ cho một bữa cơm gia đình đầm ấm và đầy hương vị quê hương.

Cá lóc kho tộ của mỗi vùng miền lại có đặc trưng mùi vị khác nhau. Chính vì thế, Mâm Cơm Việt sẽ chia sẻ cho các bạn hướng dẫn cách làm cá lóc kho tộ theo 3 cách 3 vùng miền: Bắc – Nam – miền Tây, đảm bảo thơm ngon cho cả gia đình.

Nguyên liệu chung cho cách kho cá lóc kho tộ của 3 miền

Cá lóc: 1 con khoảng 700 gram

Mỡ heo (mỡ lợn): 100 gram

Hành tím bằm: 1/2 muỗng cà phê

Nước mắm ngon: 1 muỗng canh

Đường: 1 muỗng cà phê đường

Bột ngọt (mì chính): 1/6 muỗng cà phê

Ớt sừng: 2 trái

Dầu ăn: 1 muỗng cà phê

Tiêu: 1/6 muỗng

Tương ớt: 1 muỗng cà phê

Cách làm cá lóc kho tộ theo kiểu miền Nam

Bước 1: Làm sạch cá, dùng dao cạo nhẹ hay dùng muối chà lên thân cá để loại bỏ phần nhớt. Xả sạch, để ráo. Cắt cá thành những khoanh vừa ăn.

Bước 2: Cho cá vào tô, lần lượt cho nước mắm, đường, bột ngọt, hành tím, tiêu, tương ớt, dầu ăn vào, trộn đều. Đặt cá vừa ướp vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất một tiếng để cá thấm.

Bước 3: Rửa sạch mỡ heo, để ráo. Xắt mỡ heo hình vuông khoảng 2×2 cm. Ướp mỡ heo với 1/2 muỗng cà phê đường khoảng 30 phút.

Bước 4: Làm nóng chảo, phi lấy tóp mỡ. Đổ cá vào nồi, đặt lên bếp, bật lửa lớn. Khoảng 5 phút, khi các khoanh cá chín sơ 2 mặt, cho 1/2 tóp mỡ vào, đậy nắp, vặn nhỏ lửa. Kho cá khoảng 30 phút thì giở nắp, nêm nếm vừa ăn.

Bước 5: Tiếp tục kho thêm 30 phút cho cá thấm gia vị, thì tắt bếp. Cho tóp mỡ, ít hành lá xắt nhuyễn, ớt sừng, xắt khoanh, tiêu xay vào.

Cách nấu cá lóc kho tộ theo kiểu miền Tây

Bước 1: Làm cá lóc, cắt khúc khoảng 2 cm, rửa sạch, để ráo nước. Dùng 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1/2 thìa tiêu.

Bước 2: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái mỏng, ướp vào 1/2 thìa nước mắm. Hành lá: phần đầu hành chẻ nhỏ, phần lá cắt khúc

Bước 3: Cho nồi lên bếp (nếu là nồi đất thì càng tốt), khi nồi nóng cho vào 2 thìa đường và 1 thìa nước mắm, khuấy đều. Khi đường chuyển sang màu nâu đặc thì cho thịt vào, đảo đều.

Bước 4: Thịt săn, thì cho cá vào giữa, cho thêm 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm và 1 thìa dầu ăn.

Bước 5: Khi phần cá sôi thì đổ nước vào, đổ nước sấp tới mặt cá. Lưu ý khi đổ nước vào phần thịt sẽ nổi lên, chúng ta sẽ gạt thịt qua một bên cho cá chìm xuống.

Bước 6: Các bạn sẽ kho nhỏ lửa trong khoảng 30 phút, nước trong rồi cũng gần cạn hết thì sẽ nổi lửa thật to cho nước cạn. Trong quá trình đó chúng ta sẽ cho vào 2 quả ớt đập dập, cho một chút dầu cho miếng thịt cá lóc và đổ hành vào đun cạn nước rồi bắc ra. Các bạn đã có một món cá kho tộ theo kiểu miền Tây thơm ngon.

Cách kho cá lóc kho tộ theo kiểu miền Bắc

Bạn nên chọn loại cá lóc đồng để khi thực hiện cách kho cá lóc kho tộ thịt cá sẽ thịt dai và thơm ngon hơn rất nhiều.

Bước 3: Đun sôi sẵn nước có pha ít nước hàng, hoặc có thể tự làm bằng cách đun đường lửa vừa vừa cho tới khi đường bắt đầu cháy màu nâu đậm thì cho thêm nước ít vào đun sôi là ta được nước màu cánh gián, cho thêm 1 muỗng nước mắm, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng tiêu ,½ muỗng hạt nêm.

Lưu ý để kho cá lóc cho ngon

Nên chọn cá lóc thiên nhiên. Cách phân biệt là cá lóc thiên nhiên có màu sậm hơn cá lóc nuôi. Đầu cá cũng dẹp hơn.

Bạn có thể thay tóp mỡ bằng thịt ba chỉ. Ngoài ra, nếu không thích béo, bạn có thể bỏ qua cả hai thành phần này.

Mẹo để cá thấm gia vị mà không phải tốn gas, sau khi kho cá khoảng 30 phút, bạn mở nấp nồi, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp. Khoảng 30 phút đến một tiếng sau, khi nồi cá kho đã nguội, bạn cho tóp mỡ/thịt ba chỉ vào, kho thêm 30 phút.

Việc nêm cá sau khi ướp tuy tốn thời gian, bù lại, sau khi kho, cá sẽ thấm gia vị, đậm đà và săn chắc hơn.

Các bạn lưu ý để cách làm cá lóc kho tộ kho tiêu thơm ngon thêm hấp dẫn thì khi kho xong con cá phải được giữ nguyên hành dạng không được vỡ nát ăn sẽ mất ngon. Cá phải có vị đậm đà mặn mặn, cay cay, hơi ngọt, đặc biệt không còn mùi tanh của cá.

Hương Vị Nem Chua 3 Miền

Tuy không rõ nem chua được người dân vùng nào làm ra đầu tiên nhưng công thức chung để chế biến Nem chua là sử dụng thịt lợn, lợi dụng men của lá (lá ổi, lá sung v.v.) .. . Nem chua mỗi vùng đều có hương vị riêng: Nem chua – Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Nem chua Vĩnh Yên nổi tiếng trong cả tỉnh Vĩnh Phúc và lan ra khắp những nơi khác. Quy trình làm nem chua Phú Đức cũng giống như các nơi khác nhưng nem ở đây có mùi vị đặc trưng rất riêng biệt do những bí truyền để lại.

Nem chua Vĩnh Yên hiện nay đã được người làm sáng tạo ra thành nhiều mẫu mã khác nhau; từ dài mỏng như cái lưỡi mèo, tròn to như ruột quả chuối tiêu, có loại dài tròn như đòn bánh tét nhỏ, bóc ra thái khoanh chéo như lát sắn khô; có loại tròn dẹt như tấm bánh dày lớn, bày ra mâm được xẻ góc kiểu bánh chưng để thực khách dễ thưởng thức; tất cả đều có lá ổi và bọc gói bằng lá chuối tươi.

Những người con xa xứ lâu năm, mỗi khi trở về quê hương Vĩnh Phúc đều không quên tìm đến cửa hàng nem chua Phú Đức.Nem làng Vẽ Hà Nội

Làng Vẽ thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, từ xa xưa đã nổi tiếng khắp đất kinh kỳ với món Nem chua. Nem chua làng Vẽ được xếp vào hàng cao lương mĩ vị và không bao giờ thiếu trong mâm cỗ của vua ban lộc nước cho các bậc hiền tài trạng nguyên, tiến sĩ đỗ đạt thời xưa.

Người làng Vẽ lấy thịt từ mẻ giã pha với gia vị, lá ổi non cùng chất men chua rồi lấy lá chuối gói kín lại, ủ từ 7 – 10 ngày thì nem chín. Nem chín đều, bóc ra không bị mốc, có màu hồng tươi rói, không dính lá được coi là nem ngon. Bí quyết giúp nem ngon thì chỉ có những người làng Vẽ mới biết. Họ truyền miệng lại cho nhau từ đời nọ sang đời kia. Khi thưởng thức nem Vẽ, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi của lá ổi, vị chua của men và rất khó quên được món ăn đặc sản này.

Nem chua Yên Mạc, Ninh bình

Kỹ thuật làm nem chua của người dân Yên Mạc cũng cầu kỳ. Một mẻ nem ngon là loại nem có độ khô, tơi mà vẫn mềm dẻo thơm ngon. Để có được gói nem chất lượng, người ta chọn thịt ở phần đùi mông sau hoặc phần trên dọc theo sống lưng thịt thăn của con lợn. Thịt nạc được lọc kỹ, thái mỏng ngang thớ, bỏ vào cối giã nhuyễn, trộn cùng một chút sợi bì lợn (da heo) theo tỷ lệ thích hợp.

Những chiếc nem, quả nem, được gói bằng lá chuối và lá ổi. Lớp lá trong cùng thường được dùng bằng lá ổi có vị bùi, chát thích hợp; lớp ngoài là lớp áo bằng lá chuối còn tươi, nem được gói vừa phải, không cần chặt quá và kín gió để chóng lên men chua và để được lâu. Dùng lá chuối gói nem để tạo dáng và có màu xanh tươi, bóng bẩy đẹp mắt. Nem chỉ cần để từ khoảng 3-4 ngày là ăn được.

Khi ăn nem Yên Mạc, người ta thường gói kèm với các loại lá sung, mơ, đinh lăng… Tùy theo sở thích, người ăn có thể chấm thêm với nước mắm chanh ớt pha tỏi, càng tạo thêm vị thơm ngon của món nem nổi tiếng mang tên Yên Mạc – quê hương của vùng đất cố đô xưa.

Nem chua – Thanh Hóa

Nem chua Thanh Hóa có vị lạ rất khác với nem chua ở những nơi khác. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.

Những quả nem chỉ to bằng cái chén uống trà của những khách đối ẩm họa thơ thời xưa, quấn quanh mình màu áo xanh của lá chuối, thắt những chiếc nơ lạt giang trắng xinh xắn hình chữ thập, ôm trong mình một viên nem hồng hồng nhỏ nhắn mà làm say lòng người.

Thời gian ủ Nem Thanh Hóa cũng tuỳ theo thời tiết, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì 1 đến 2 ngày. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.

Nem Chua Đông Ba, Huế

Nem Huế thường có vị chua vì lên men, ăn với tỏi. Nem hồi xưa được gói kín trong lá vông, ngoài lá chuối, có cột lạt tre, nhưng về sau thì được gói bằng nylon trong và mỏng. Nem Chua Đông Ba được làm từ thịt đùi sau của heo, xắt lát cho muối vào quết thật nhuyễn, lấy ra nhồi với da heo, thính, nước mắm kho, tỏi, đường, muối, viên từng viên tròn bằng trái nhãn, vắt cho chặt, lấy lá dung gói kín, buộc lại treo lên hai ngày, nem chín đem dùng với tỏi.

Nem Huế khác với nem miền Bắc và nem miền Nam ở cách nêm gia vị. Không bao giờ ta gặp một lọn nem Huế lại có một hạt tiêu tròn ở giữa. Các mùi vị dều hòa tan trong lọn nem xinh xắn. Trong lọn nem có đủ mùi vị của thịt nạc lên men chua, da heo xắt nhỏ, thính, nước mắm kho, đường phèn, muối… Thực lòng khó cản được sự háo hức của vị giác khi thấy từng lọn nem chua ửng hồng xếp thành vòng tròn trong lòng đĩa mời gọi!

Nem chua Ninh Hòa, Khánh Hòa

Nem Ninh Hòa lâu nay luôn là niềm tự hào của người dân Ninh Hòa.: Chỉ có thịt heo được nuôi trên đất Ninh Hòa và được chế biến bằng đôi bàn tay khéo léo của người Ninh Hòa mới làm ra những chiếc nem ngon.

Ăn nem chua Ninh Hòa chấm với nước ớt tương đã làm sẵn và cắn thêm miếng tỏi tươi, hương vị rất ngon và đậm đà. Uống thêm chút bia sẽ làm bạn khoái khẩu cho dù đi đâu bạn cũng phải trở lại Ninh Hòa tìm món nem chua màu hồng hồng, thơm ngon, vừa ăn và thật giá trị. Chiếc nem lúc nào cũng khô ráo, không dính lá.

Khi chiếc nem đã nằm gọn gàng trong lòng bàn tay của bạn, cứ nhẹ nhàng mở sợi dây buộc nem và từ từ mở từng lớp lá gói rồi nâng niu đưa miếng nem lên miệng và cắn một miếng nhỏ để thưởng thức hương vị của nem.

Nem Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Làng nem Thủ Đức có tiếng từ lâu. Nhưng giờ đây để tìm một chiếc nem ngon chính gốc chẳng dễ vì nhiều cơ sở sản xuất đã “dẹp tiệm” do ế ẩm, hoặc không thể chạy theo mức giá cạnh tranh thời thị trường.

Nem Thủ Đức danh lừng cũng bởi hương vị ngon ngọt, giòn giòn xen lẫn chua cay của nó.

Nếu nem Ninh Hoà (Khánh Hoà) gói bằng lá chùm ruột, nem chợ Huyện (Bình Định) gói bằng lá ổi thì nem Thu Đức gói bằng lá vông nem. Người làm Nem Thủ Đức có kinh nghiệm phải chọn lá không quá già cũng không quá non, vì lá già làm cho nem mau khô còn lá non sẽ làm nem dễ bị bở. Lá vông không mùi, không độc, lại giữ thịt được lâu.

Sau 3-4 ngày, theo quá trình lên men tự nhiên dưới tác dụng của rượu, mật ong, đường, muối… nem chín và ăn được. Chiếc nem Thủ Đức đúng nghĩa có màu hồng tươi, vun thịt, mùi thơm rất quyến rũ. Vì không sử dụng hàn the hay quá nhiều gia vị nên nem Thủ Đức không bị cứng và dai, cũng không quá đậm mùi.

Nem Lai Vung , Đồng Tháp

Nhắc đến huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), người ta thường nhắc đến món đặc sản đi kèm với tên gọi của địa phương nổi tiếng rất lâu đời đó là nem Lai Vung. Nghề làm nem nơi đâu cũng có và cũng với công thức ấy, từng ấy nguyên liệu nhưng cách làm nem chua của người dân nơi đây lại tạo ra hương vị đặc trưng, không nơi nào có được…

Cầm trên tay chiếc nem Lai VUng có màu đỏ hồng đậm đà với vị chua, ngọt, cay,… và được gói cẩn thận trong lá chuối xanh. Nem Lai Vung có thể dùng ăn với cơm, bún, ăn tráng miệng nhưng ngon nhất là ăn với bánh mì. Chỉ có ăn với bánh mì mới bộc lộ được hết mùi vị ngon của nem. Và đã ăn một cái nem rồi thì cứ muốn ăn thêm cái nữa!

Theo Thu HuyềnYeudulich

Bạn đang đọc nội dung bài viết Canh Chua Cá Kho Tộ – Hương Vị Miền Tây trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!