Đề Xuất 3/2023 # Cần Chuẩn Bị Gì Cho Thủ Tục Bảo Lãnh Vợ Sang Mỹ # Top 10 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Cần Chuẩn Bị Gì Cho Thủ Tục Bảo Lãnh Vợ Sang Mỹ # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cần Chuẩn Bị Gì Cho Thủ Tục Bảo Lãnh Vợ Sang Mỹ mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những thứ bạn cần chuẩn bị cho thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ

Công hàm độc thân

Muốn bảo lãnh vợ từ Việt Nam sang Mỹ trước hết hai vợ chồng cần phải đăng ký kết hôn tại UBND Quận (Huyện) nơi người vợ có hộ khẩu thường trú. Công dân hoặc thường trú nhân Mỹ phải có một bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân (hay còn gọi là công hàm độc thân) mới đủ điều kiện đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Công Hàm Độc Thân này phải bao gồm tất cả các giấy tờ cần thiết theo quy định của chính quyền địa phương. Và phải được hợp pháp hóa bởi Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Các yêu cầu về Công Hàm Độc Thân, thủ tục đăng ký kết hôn. Và thời gian chờ đợi tại mỗi UBND Quận (Huyện) cũng có sự khác nhau. Thời gian chờ đợi tiến trình này thường mất khoảng 3 tuần.

Đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Khi cầm được Bộ Công Hàm Độc Thân trên tay, bạn phải nộp tất cả các giấy tờ cần thiết cho chính quyền địa phương cùng với đơn xin đăng ký kết hôn. Bạn và vợ/ chồng phải tham dự phỏng vấn tại chính quyền địa phương và phải đợi một khoảng thời gian trước khi chính quyền cấp giấy hôn thú. Khi được cấp giấy hôn thú, bạn và vợ/ chồng phải có mặt để ký vào tờ giấy chứng nhận có hôn thú với nhau.

Trường hợp với những người đã ly hôn ở nước ngoài, bạn phải xin giấy Ghi chú ly hôn ở Việt Nam trước khi bắt đầu quá trình nộp đơn xin kết hôn. Tiến trình này mất 3 tuần để hoàn thành.

Đối với những người có tiến trình chứng thực ly hôn, phải gửi bản án ly hôn được hợp pháp hóa cho vợ hoặc chồng ít nhất 1 tháng trước khi về Việt Nam. Thời gian yêu cầu để đăng ký kết hôn ở Việt Nam là 25 – 50 ngày. Tùy thuộc vào từng tỉnh (thành phố) nơi vợ/ chồng của bạn cư trú.

Nộp hồ sơ bảo lãnh cho Sở Di Trú Mỹ (USCIS)

Sau khi bạn và vợ của bạn được cấp giấy chứng nhận kết hôn, bạn có thể mở hồ sơ để hoàn thành thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ tại Sở di trú Mỹ.

Giấy tờ yêu cầu:

Đối với người bảo lãnh

Một bản photo hộ chiếu, giấy quốc tịch hoặc khai sinh Mỹ

Một bản photo giấy hôn thú

Một bản photo bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ cũ (nếu có)

Hai tấm hình 2 inch x 2 inch

Các bằng chứng về mối quan hệ

Đối với người được bảo lãnh

Một bản photo khai sinh

Một bản photo bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ (nếu có)

Hai tấm hình 2 inch x 2 inch

Một bản photo hộ khẩu

Các bằng chứng về mối quan hệ

Lưu ý: Với trường hợp người được bảo lãnh có con đi kèm thì cần bổ sung giấy khai sinh của người con.

Thời gian là 6-8 tháng chờ đợi cho đến khi hồ sơ được Sở Di Trú Mỹ chấp nhận.

Hồ sơ được chấp nhận sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi vợ chồng bạn được mời phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ.

Làm bảo trợ tài chính và thủ tục giấy tờ tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC)

Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, bộ hồ sơ bảo lãnh vợ của bạn sẽ được gửi đến Trung tâm Chiếu kháng Quốc gia (NVC) Người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chính và những giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo lãnh. NVC sẽ hoàn thành hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của bạn. Và lên lịch phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Người bảo lãnh phải hoàn thành bộ hồ sơ bảo trợ tài chính, đảm bảo cho người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội. Và người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chính di dân được Chính phủ Mỹ công bố. Người bảo lãnh có quyền tìm người đồng bảo trợ cùng với mình nếu xét thấy bản thân mình không đáp ứng được yêu cầu trên. Người tham gia đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng những yêu cầu đã nêu trong bản hướng dẫn.

Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chính cho đến khi phỏng vấn là từ 4 – 7 tháng.

Chi phí phải trả cho NVC: 120$ cho người bảo lãnh và 325$ cho đương đơn (người được bảo lãnh).

Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán

Cuộc phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng cho toàn bộ quá trình làm giấy tờ đi Mỹ của vợ/ chồng bạn. Trong cuộc phỏng vấn này, bạn phải chứng minh được mối quan hệ giữa bạn và vợ/ chồng của mình là thật. Vợ / chồng của bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Và dự trù trước những câu hỏi cùng với câu trả lời mà viên chức Lãnh Sự có thể hỏi. Vợ/ chồng của bạn phải trả lời sao cho thuyết phục được viên chức Lãnh sự. Và có thể đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh quan hệ của bạn với họ.

Đó là những gì bạn cần để chuẩn bị cho quá trình bảo lãnh vợ sang Mỹ. Để những thủ tục bảo lãnh của bạn được hoàn thiện nhất và buổi phỏng vấn được thành công mỹ mãn thì hãy liên hẹn ngay với Toàn Cầu Visa để chúng tôi hỗ trợ bạn ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khâu phỏng vấn. Đến với Toàn cầu Visa bạn sẽ có thể qua Mỹ một cách dễ dàng.

Đại diện tại Việt Nam: TOÀN CẦU VISA

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Sunshine, 21K Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP HCM

Hotline: 0896.162.026

Email: info@toancauvisa.com

Fanpage: Bảo Lãnh Định Cư Mỹ – Toàn Cầu Visa

Hướng Dẫn Thủ Tục Visa Bảo Lãnh Vợ, Chồng Sang Nhật

Quả thực thì càng ngày người Việt sang nhật làm việc, lao động càng đông. Do đó nhu cầu bảo lãnh vợ chồng sang Nhật sinh đẻ cũng ngày một tăng lên. Đó chính là lý do mình ra bài viết này.

Ngoài visa dạng phổ biến là: 技術・人文知識・国際業務(lao động, kỹ sư), thì các dạng visa sau cũng có thể bảo lãnh vợ, chồng, con theo dạng đoàn tụ: 教授(giáo sư)、芸術(nghệ thuật)、宗教(tôn giáo)、報道(báo chí)、経営・管理(kinh doanh-quản lý)、法律・会計業務(luật-kế toán)、医療(y tế)、研究(nghiên cứu)、教育(giáo dục)、企業内転勤(chuyển công tác nội doanh nghiệp)、技能(kỹ năng)、文化活動(hoạt động văn hóa)、留学(du học). Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế mà cơ quan di trú Nhật Bản sẽ điều tra và khả năng đậu hay rớt hoàn toàn khác nhau và ko thể đoán trước được. Ví dụ visa Du Học của những người châu Âu chắc chắn sẽ dễ bảo lãnh vợ con hơn là visa du học đến từ Việt Nam. Lý do tại sao thì chắc chắn các bạn cũng hiểu!

1.Một vài Lưu ý khi bảo lãnh vợ chồng sang Nhật

Trong quá trình làm thủ tục giấy tờ bảo lãnh vợ chồng con sang Nhật các bạn lưu ý hộ mình 1 vài lưu ý sống còn sau:

Vì người Nhật rất cẩn thận tỉ mỉ nên hồ sơ các bạn phải điền chính xác, trung thực, các giấy tờ sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ không để nhàu nát hay bị gấp. Hồ sơ điền không tẩy xóa, không lem nhem, nếu lỡ ghi sai thì bỏ, ghi tờ khác.

Về cách photo: Mỗi 1 tờ giấy A4 chỉ photo 1 mặt và để nguyên tờ giấy A4 vậy, không được cắt ra. Giấy tờ bên phía VN như giấy kết hôn, giấy khai sinh … khi photo cũng theo nguyên tắc như vậy.

Không có tiêu chuẩn nào đảm bảo chắc chắn là sẽ xin visa bảo lãnh thành công, những trường hợp sau đây hoàn toàn có khả năng bị từ chối cấp visa: Thứ nhất là người đứng ra bảo lãnh(vd anh Nguyễn Tùng Sơn) không đảm bảo được kinh tế, lương thấp mỗi tháng chỉ khoảng trên dưới 17 man trở xuống. Thứ 2, nếu người đứng ra bảo lãnh (vd. anh Tùng Sơn) visa ngắn, 1 năm trở xuống mà công ty của anh ta là công ty cùi bắp, làm ăn bết bát, quá ít nhân viên thì trường hợp này cũng dễ bị cục xuất nhập cảnh từ chối. Thứ 3, một trong những chủ thể gồm người bảo lãnh(vd anh Tùng Sơn), người dc bảo lãnh(vd chị Trâm Anh) hoặc công ty của ng bảo lãnh(công ty của anh Tùng Sơn) có hành vi vi phạm pháp luật tại Nhật, trốn thuế, tiền án tiền sự, công ty có nhiều người vi phạm pháp luật thì cũng dễ bị từ chối cấp visa. Các bạn lưu ý.

Hiện tại mình thấy có 2 website chúng tôi và chúng tôi có bài hướng dẫn bảo lãnh vợ chồng dạng này, nhưng phần điền đơn xin tư cách lưu trú, bạn admin bên đó lại dùng mẫu đơn xin của dạng visa chuyên gia cao cấp, visa của mấy người IQ cao ( 高度専門職1号ハ ) có lẽ là không đúng. Nên chọn là 家族滞在 (đoàn tụ) mới đúng. Các website còn lại hướng dẫn mình thấy ổn.

2.Giấy tờ người bảo lãnh bên nhật cần chuẩn bị.

Trong ví dụ này, người ở Nhật bảo lãnh là anh Nguyễn Tùng Sơn, nên anh Sơn cần chuẩn bị:

① Thẻ ngoại kiều (của người đứng bảo lãnh bên Nhật, photo+bản chính)

Bản photo hai mặt+ bản chính

② Hộ chiếu/passport ( của người đứng bảo lãnh bên Nhật , photo+bản chính )

Photo tất cả các trang có thông tin, hoặc có dấu xuất nhập cảnh, và trang “thông tin liên hệ khi cần” ở cuối hộ chiếu. Khi đi nộp nhớ cầm theo bản chính.

③. Giấy tạm trú 住民票 ( của người đứng bảo lãnh bên Nhật )

Xin ở ủy ban quận huyện nơi sinh sống, phí là 350yen; thời gian xin chưa quá 3 tháng. xin rất đơn giản.

④. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ(bản sao/photo công chứng + bản dịch)

Với mỗi 1 giấy tờ chứng minh mối quan hệ sau đây, ở phía Việt Nam cần chuẩn bị bản sao(hoặc photo công chứng) + bản dịch có đóng dấu của trung tâm dịch thuật:

Nếu là vợ chồng: giấy đăng ký kết hôn , nếu hai vợ chồng cùng sổ hộ khẩu thì thêm sổ hộ khẩu.

Nếu là con: Giấy khai sinh của con, nếu con cùng sổ hộ khẩu thì thêm sổ hộ khẩu.

Về bản dịch, dịch tại Việt Nam. Các bạn không được tự dịch mà phải ra trung tâm dịch thuật có pháp nhân, sau khi dịch xong họ sẽ đóng dấu đỏ của trung tâm dịch thuật và sau đó nó mới có giá trị pháp lý.

⑤.Giấy tờ chứng minh thu nhập, nghĩa vụ thuế(của người đứng bảo lãnh bên Nhật, bản chính)

Mục đích của những giấy này là để chứng minh người đứng ra bảo lãnh có nguồn thu nhập tốt, đủ điều kiện lo cho người sắp được bảo lãnh; và chứng minh người đứng bảo lãnh thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế với chính phủ Nhật. Nên các bạn lên ủy ban nơi bạn sống ở Nhật (cầm theo thẻ ngoại kiều) xin 2 loại giấy tờ sau để chứng minh:

⑥. Giấy chứng nhận đang làm việc tại công ty 在職証明書 (của người đứng bảo lãnh bên Nhật, bản chính)

Giấy này người đứng ra bảo lãnh ở bên Nhật liên hệ với công ty để lấy.

⑦Phong bì có dán sẵn tem 404 yên

Các bạn ra combini hoặc bưu điện mua phong bì và tem 404 yên dãn sẵn ghi địa chỉ vào.

⑧Photocopy hộ chiếu trang thông tin của người được bảo lãnh tại Việt Nam

Bản photo hộ chiếu người được bảo lãnh tại VN này không thực sự cần thiết, tuy nhiên các bạn nên chuẩn bị để đề phòng bất trắc.

⑨Giấy đăng ký chứng nhận tư cách lưu trú (在留資格認定証明書交付申請書) (người đứng bảo lãnh bên Nhật chuẩn bị)

Giấy này với mỗi 1 người được bảo lãnh thì viết 1 bộ. ví dụ chỉ bảo lãnh vợ thì điền 1 tờ cho vợ còn nếu bảo lãnh 1 vợ + 1 con thì cần viết 2 bộ, 1 bộ cho thông tin vợ và 1 bộ thông tin cho con. Để đảm bảo là bạn đang sử dụng mẫu đơn mới nhất thì bạn nên tải trực tiếp tại mục 11 website cục di trú Nhật tại địa chỉ: http://www.moj.go.jp/ONLINE/IMMIGRATION/16-1-1.html ;Các bạn tải file mẫu đơn PDF hoặc Exel tại mục số 11 ( 【家族滞在】・【特定活動(研究活動等家族)】・【特定活動(EPA家族)】)

Mỗi tờ đơn này có 2 phần là: Phần dành cho người được bảo lãnh ở VN( Trang For applicant, part 1 và trang For applicant, part 2 R ) (vd. chị Trâm Anh hoặc con chị Trâm Anh) và phần dành cho người đứng ra bảo lãnh ở Nhật (trang For supporter, part 1 R )(vd anh Tùng Sơn).

Cách điền phần Dành cho người được bảo lãnh ở VN(23 câu):

Mục 6: Tình trạng kết hôn của người được bảo lãnh tại VN, nếu đã kết hôn thì chọn YES, chưa thì chọn NO. Trong ví dụ này tờ đơn của chị Trâm Anh sẽ đánh là YES, còn nếu của con thì đánh NO. Mục 7: Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng thì là 事務員, giao viên là 教師, dược sỹ là 薬剤師, học sinh là 学生, thất nghiệp là 無職… Mục 8: Nơi ở hiện tại của người được bảo lãnh, ghi theo cmnd, hộ khẩu. Mục 9: Địa chỉ và sdt của người được bảo lãnh tại Nhật, do là vợ con còn đang ở VN chưa sang nên phần này các bạn để trống, hoặc nếu ghi thì ghi địa chỉ của người đứng ra bảo lãnh bên Nhật. Mục 10: SỐ hộ chiếu và ngày hết hạn của người được bảo lãnh Mục 11: Tick R 「家族滞在」 Mục 12: Ngày dự định sẽ đến Nhật Mục 13: Sân bay đến, ví dụ Narita Mục 14: Muốn xin visa thời hạn bao lâu? thì phải điền bằng với số năm còn lại trong visa của người đứng ra bảo lãnh bên Nhật. Vd anh Tùng Sơn có visa 3 năm nhưng đã ở hết 1 năm, còn lại 2 năm thì giờ chị Trâm Anh là người phụ thuôc nên cũng phải điền 2 năm vào mục này. Mục 15: Kỳ này sang Nhật có đi cùng ai không? Nếu có con cùng đi theo thì chọn YES cho cả hai, còn đi 1 mình thì chọn NO.

Mục 16: Nơi nộp xin visa ở đầu Việt Nam. Nếu nộp ở đại sư quán Hà Nội thì điền ベトナム大使館. Nếu nộp lãnh sự quán ở HCM thì điền ホーチミン総領事. Mục 17: Người được bảo lãnh ở VN đã từng đến nhật chưa? Nếu có thì chọn YES đồng thời ngay dưới đó điền số lần đã đến Nhật + khoảng thời gian đã sống ở Nhật lần gần đây nhất. Mục 18,19: Nó hỏi có phạm tội, bị trục xuất bao giơ chưa: Chọn No. Mục 20: Danh sách người thân của người được bảo lãnh tại Nhật ( gồm người đứng ra bảo lãnh và anh chị em của người được bảo lãnh nếu có). Trong ví dụ này sẽ điền thông tin anh Tùng Sơn và bố,mẹ, chị, em của chị Trâm Anh nếu 1 trong những người đó đang sống ở Nhật. Mục 21 (b) : Nơi đăng ký kết hôn + ngày đăng ký kết hôn đối vợ vợ/chồng và nơi đăng ký khai sinh + ngày đăng ký khai sinh đối với con. Nếu là vợ chồng thì điền giống trong bản dịch giấy đăng ký kết hôn. Mục 22: Chọn Guarantor.Mục 23: Điền thông tin người làm đơn, chính là người đứng bảo lãnh bên Nhật lun ( trong vd này là anh Tùng Sơn đẹp trai).

Cách điền phần Dành cho người đứng ra bảo lãnh ở Nhật(Trang có tiều đề là For supporter, gồm 2 câu):

Mỗi một bộ đơn đăng ký tư cách lưu trú như thế sẽ có phần thông tin người đứng ra bảo lãnh bên Nhật (trong ví dụ của chúng ta là anh Tùng Sơn). Các bạn sẽ điền như sau:

Danh sách cục xuất nhập cảnh (nyukan) tại Nhật( làm việc từ 9:00h – 16:00h từ thứ 2 đến thứ 6):

*Khu vực tokyo: 〒108-8255 東京都港区港南5-5-30

*Khu vực Nagoya: 〒455-8601 愛知県名古屋市港区正保町5-18

*Khu vực Osaka: 〒559-0034 大阪府大阪市住之江区南港北一丁目29番53号

*Sendai: 〒983-0842 仙台市宮城野区五輪1-3-20 仙台第二法務合同庁舎

*Saporo: 〒060-0042 札幌市中央区大通り西12丁目 札幌第三合同庁舎

*Hiroshima: 〒730-0012 広島県広島市中区上八丁堀2-31 広島法務総合庁舎内

*Kagawa: 〒760-0033 香川県高松市丸の内1-1 高松法務合同庁舎

*Fukuoka: 〒810-0073 福岡県福岡市中央区舞鶴3-5-25 福岡第1法務総合庁舎

3.Giấy tờ người hôn phối tại Việt Nam cần chuẩn bị.

Trong ví dụ này là chị Đỗ Thị Trâm Anh, chị sẽ được chồng bảo lãnh sang Nhật, nên chị Trâm Anh cần chuẩn bị:

a. Giấy tư cách lưu trú 在留資格認定証明書

Giấy mà anh Tùng Sơn đã xin được bên Nhật và gởi về.

Bản gốc + 1 photo

b. Chứng minh nhân dân (của người được bảo lãnh ở VN )

Bản gốc + 1 photo. Nếu là con thì là giấy khai sinh của con

c. Hộ chiếu (của người được bảo lãnh ở VN )

Bản gốc. Nếu là con thì là hộ chiếu của con. Hộ chiếu sau khi làm nhớ ký tên bằng bút mực ở trang đầu và thông tiên liên lạc ở trang cuối bằng bút chì

d. Giấy đăng ký kết hôn

Bản gốc + 1 photo.

e. Hộ khẩu ( Nếu vợ đã chuyển khẩu vô nhà chồng – tức nhà anh Tùng Sơn)

Bản gốc + 1 photo. Nếu chưa chuyển khẩu thì không cần, vì không có ý nghĩa.

f. Đơn xin visa (của người được bảo lãnh ở VN )

Trong đơn này ở mục ” Purpose of visit to Japan ” thì điền là DEPENDENT. Mục “Intended length of stay in Japan ” thì điền giống trong tờ tư cách lưu trú COE đã được nhận.

Vậy là xong phần hồ sơ ở phía Việt Nam.

Để đảm bảo tính chính xác thông tin gốc, tránh bị nhiễu và loãng bài viết, các website khác vui lòng không sao chép lại bài viết của chúng tôi Xin cảm ơn!

Giấy Tờ Bảo Lãnh Vợ Đi Mỹ Bao Lâu?

Ngày đăng: 01 – 09 – 2018 Chuyên mục: Hỏi đáp Số lượt xem: 2133

Giấy tờ bảo lãnh vợ đi Mỹ bao lâu? là câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên tư vấn nhiều nhất đối với các cặp vợ chồng.Vấn đề muốn chia sẽ với các anh chị không phải là hồ sơ phải trong bao lâu, mà là nếu làm tốt hồ sơ từ đầu thì thời gian bảo lãnh của vợ sẽ rất nhanh. Cụ thể như thế nào chúng ta cùng xem những quy trình của một hồ sơ giấy tờ bảo lãnh vợ đi Mỹ

Thời gian hồ sơ ở cơ quan này sẽ trung bình từ 4 đến 6 tháng. Lúc này nếu biết cách chuẩn bị bằng chứng tốt thì tuyệt nhiên hồ sơ của bạn sẽ được chấp thuận nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp bạn cung cấp không đủ theo yêu cầu của một hồ sơ bảo lãnh thì khả năng bổ túc khá cao. Bạn sẽ bị trì hoãn hồ sơ nhanh hơn.

Khi hồ sơ của bạn ở Cơ quan NVC (Trung tâm Visa)

Sau khi được chấp thuận ở sở Di trú, hồ sơ sẽ qua cơ quan Trung Tâm Visa. Giai đoạn này quan trọng để rút ngắn thời gian chờ. Nếu bạn biết nhờ công ty theo dõi và hướng dẫn bạn chuẩn bị trước thủ tục thì hồ sơ của bạn ở đây tầm 1-2 tháng sẽ có lịch phỏng vấn.

Phí bảo trợ tài chính cũng như phí định cư bạn cũng sẽ cần hoàn tất trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu không biết cách chuẩn bị trước, như Lý lịch tư pháp, hay điền đơn bảo trợ tài chính… Điều này làm hồ sơ của bạn phải đợi “dài cổ”. Chưa kể đến việc phải chỉnh sửa đơn bảo trợ tài chính, form I-864 nếu có sai xót từ việc điền đơn.

Ngoài ra đơn DS-260 cần được hoàn thiện chuẩn và tránh sai xót. Vì đơn này chỉ được điền một lần và không được chỉnh sửa. Không sai khai sự thật trong quá trình điền các mẫu đơn.

Sau khi hoàn tất thủ tục cũng như đóng phí ở NVC bạn sẽ nhận được lịch phỏng vấn rất nhanh chóng thông qua email. Điều này giúp bạn nhanh chóng tiến hành các thủ tục còn lại tại Việt Nam.

Khi đi phỏng vấn theo lịch hẹn.

Giấy tờ bảo lãnh vợ đi Mỹ nộp trước đây sẽ về Lãnh sự quán lúc bạn phỏng vấn. Cho nên tất cả lời khai trong đơn cũng như thông tin. Bạn cần phải nhất quán.

Chích ngừa

Khám sức khỏe

Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn

Sắp xếp hồ sơ cho khoa học….

Đây là các bước mà bạn cần phải làm cho buổi phỏng vấn diễn ra thật suôn sẽ và tốt nhất. Nếu hồ sơ bạn quá chậm so với lịch trình chúng tôi nêu. Hãy liên lạc để chúng tôi giúp bạn tiến triển nhanh các qui trình của bạn.

Lưu ý đối với giấy tờ bảo lãnh vợ đi Mỹ : Trong ngày phỏng vấn, Người bảo lãnh diện vợ chồng nên cùng về phỏng vấn. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho vợ của bạn.

Nếu Người bảo lãnh khai thuế quá thấp thì không nên về Việt nam quá nhiều lần. Họ sẽ nghi ngờ mục đích định cư của Đương đơn.

DỊCH VỤ VISA NAM DU

Với đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình năng động, chúng tôi luôn tận tình tư vấn và hỗ trợ tối đa cho quý khách, giao nhận hồ sơ tận nơi và tư vấn tận tình miễn phí.

Thẻ Xanh Là Gì? Thẻ Xanh Mỹ Thủ Tục Xin Thẻ Xanh 10 Năm Ở Mỹ

Thẻ xanh là gì? Thủ tục xin thẻ xanh 10 năm ở Mỹ

Thẻ xanh là gì?

Thẻ xanh (green card) hay còn gọi là thẻ Thường trú nhân. Thẻ xanh là từ gọi tắt của người được hưởng quy chế thường trú nhân. Nguyên thủy thẻ có màu xanh nên được gọi là thẻ xanh, sau này thẻ được đổi sang màu trắng , màu hồng và hiện nay là màu xanh.

 

Trên thẻ xanh có:

Tên

Ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi sinh

Ngày hết hạn thẻ xanh

Số A: 8 hoặc 9 con số , hoặc USCIS#9 con số. Đây là số của Sở di trú Hoa Kỳ dùng để nhận biết mỗi người tương tự như số an sinh xã hội.

 

Số thẻ xanh này cũng được giử lại trong bằng quốc tịch của bạn sau này

 

Trước đây là thẻ xanh không có ngày hết hạn.

 

Thẻ xanh thường có 2 loại

Thẻ xanh 2 năm (thẻ xanh thường trú có điều kiện )

Thẻ xanh 10 năm (thẻ xanh vĩnh viễn)

 

Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ, hoặc diện bảo lãnh hôn thê, hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ có thẻ xanh thường trú có điều kiện nếu cuộc hôn nhân dưới 2 năm tại thời điểm người được bảo lãnh được cấp visa thì sẽ được cấp thẻ xanh 2 năm. 

 

Câu hỏi : Vì sao lại có thẻ xanh 2 năm? Vì sao phải xin thẻ xanh 10 năm? Đơn I-751 là gì, nó quan trọng thế nào?

 

Immigration Marriage Fraud Amendments of 1986 (IMFA ) (tạm dịch là Tu Chính Án Luật Di Trú về việc Hôn Nhân Gian Trá năm 1986). Đạo luật này được lập ra để ngăn ngừa những vấn đề lập hôn thú giả để hưởng những điều luật di trú. Đạo luật này đã tạo nên rất nhiều sự khó khăn cho “người thừa hưởng” (Beneficiary ) và “người bảo lãnh” (Petitioner ).

 

Đạo luật này nói rằng người thừa hưởng sẽ được thẻ xanh có giá trị 2 năm nếu:

 

Người thừa hưởng được thường trú do kết hôn với Công Dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân (tức là bảo lãnh theo diện phối ngẫu); và

Sự hôn nhân đó dưới 2 năm khi “người thừa hưởng” bắt đầu thường trú tại US.

 

Điều kiện của thẻ xanh 2 năm có thể bỏ đi nếu “người thừa hưởng” làm mẫu đơn I-751 chung với “người bảo lãnh” 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn hoặc làm mẫu đơn I-751 và xin miễn việc ở chung với “người bảo lãnh.” Điều kiện của thẻ xanh 2 năm đã cho Sở Di Trú cơ hội lần thứ hai để khảo sát sự hôn nhân của đương sự có gian trá hay không.  

Thẻ xanh là gì ? Thủ tục xin thẻ xanh 10 năm ở Mỹ

 

Nếu thời gian kết hôn đã quá 2 năm kể từ ngày “người thừa hưởng” thường trú, thì đương sự phải có thẻ xanh 10 năm. Có trường hợp Sở Di Trú làm sai khi cấp thẻ xanh có giá trị 2 năm cho “người thừa hưởng” dù rằng ngày được sự thường trú đã quá 2 năm từ ngày làm hôn thú. Trong trường hợp đó, “người thừa hưởng” có quyền khiếu nại để điều chỉnh thẻ xanh và không phải làm mẫu đơn I-751. Lý do mà sĩ quan của Sở Di Trú Hoa Kỳ tại phi trường làm sai vì khi đương sự đi phỏng vấn và được cấp chiếu khán nhập cảnh bởi Lãnh Sự Hoa Kỳ, lúc đó hôn thú chưa đủ 2 năm, cho nên Lãnh Sự Hoa Kỳ phải cấp chiếu khán với mã số thẻ xanh 2 năm. Nhưng sau đó đương sự nhập cảnh Hoa Kỳ (ngày nhập cảnh là ngày được sự thường trú) sau 2 năm lập hôn thú, theo luật Sở Di Trú phải cấp đương sự thẻ xanh 10 năm. Vì sĩ quan Sở Di Trú dựa vào mã số trên chiếu khán cho nên làm sai và cấp cho đương sự thẻ xanh 2 năm.

 

Quí bạn đọc nên lưu ý đạo luật nói rằng ngày được thường trú chứ không phải là ngày được thẻ xanh. Điển hình là trong trường hợp “người thừa hưởng” được bảo lãnh và phỏng vấn tại quê nhà của họ, khi nhập cảnh Hoa Kỳ lần đầu tiên, thì ngày nhập cảnh đầu tiên là ngày thường trú. Khoảng 3-6 tháng thì Sở Di Trú sẽ gửi thẻ xanh về. 

 

Trong trường hợp khác, người thừa hưởng hiện có mặt tại Hoa Kỳ và làm hồ sơ thay đổi tình trạng di trú sang diện thẻ xanh, sau khi phỏng vấn và hồ sơ được chấp thuận, thì ngày hồ sơ chấp thuận là ngày được sự thường trú. Khoảng 12 tháng sau thì Sở Di Trú sẻ gửi thẻ xanh về.

 

Đạo luật này được áp dụng vào trường hợp người bảo lãnh là Công Dân Hoa Kỳ và thường trú nhân. Nhưng chúng ta không thấy trường hợp thường trú nhân vì thời nay những hồ bảo lãnh diện phối ngẫu và người bảo lãnh là thường trú nhân, thời gian chờ đợi ngày chiếu khán đáo hạng là khoảng 5 năm. Những trường hợp đó “người thừa hưởng” phải được thẻ xanh 10 năm vì từ ngày lập hôn thú đến ngày được sự thường trú đã quá 2 năm.

 

Làm Mẫu Đơn I-751 với “Người Bảo Lãnh”

Nếu “người thừa hưởng” làm đơn I-751 với “người bảo lãnh,” đơn I-751 phải được nộp trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn. Đơn I-751 được nộp tại “regional service center” (trung tâm dịch vụ địa phương của Sở Di Trú) nào trong phạm vi chỗ ở của “người thừa hưởng.” Sau khi Sở Di Trú nhận được mẫu đơn I-751, sự thường trú của “người thừa hưởng” được tự động gia hạn tới khi nào Sở Di Trú giải quyết xong đơn đó. Sở Di Trú sẽ gửi giấy chứng nhận đơn đã được nhận và thẻ xanh được gia hạn một năm cho “người thừa hưởng.” “Người thừa hưởng” có thể đem hộ chiếu của họ lên Sở Di Trú để được đóng mộc chứng nhận thẻ xanh được gia hạn một năm. Mộc trong hộ chiếu của đương đơn có thể dùng để rời khỏi Hoa Kỳ và nhập cảnh lại Hoa Kỳ. Nếu sau một năm Sở Di Trú chưa xét xong mẫu đơn I-751 của “người thừa hưởng,” đương đơn có thể đem hộ chiếu đến Sở Di Trú, để Sở Di Trú tiếp tục gia hạn thẻ xanh lại cho một năm. Sau đó Sở Di Trú sẽ tiếp tục gia hạn thẻ xanh hàng năm đến khi nào họ giải quyết xong đơn I-751. 

 

Trong trường hợp đơn I-751 không được nộp trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn, sự thường trú của “người thừa hưởng” sẽ tự động bị chấm dứt (terminated) và Sở Di Trú có thể bắt đầu thủ tục trục xuất “người thừa hưởng.” Đơn I-751 có thể nộp sau khi thẻ xanh 2 năm hết hạn, nếu “người thừa hưởng” có thể chứng minh rằng họ có lý do chính đáng về sự nộp đơn không đúng hạn của họ. Nếu Sở Di Trú nhận đơn nộp trễ của “người thừa hưởng,” sự thường trú của “người thừa hưởng” sẽ được tiếp tục đến khi nào Sở Di Trú giải quyết xong đơn của “người thừa hưởng.”

 

Đơn I-751 phải được nộp với bằng chứng cụ thể chứng minh rằng sự hôn nhân của họ là chân thật. Nếu đương đơn nộp đủ những bằng chứng cụ thể, Sở Di Trú có thể miễn phỏng vấn hai vợ chồng. Trong trường hợp phỏng vấn được miễn, Sở Di Trú sẽ báo cho “người thừa hưởng” đơn I-751 được chấp thuận và yêu cầu “người thừa hưởng” đến Sở Di Trú gần nhà làm thủ tục cấp thẻ xanh 10 năm. Nếu Sở Di Trú không hài lòng về những giấy tờ đã nộp, hoặc những giấy tờ nộp còn thiếu, Sở Di Trú sẽ gửi hồ sơ của đương sự đến Sở Di Trú (local) để xếp đặt ngày giờ cho 2 vợ chồng đương sự đi phỏng vấn. Ngoài ra vì lý do nội bộ, Sở Di Trú sẽ vẫn phỏng vấn một số ít hồ sơ I-751 dù rằng là bằng chứng cụ thể được đầy đủ.

 

Nếu Sở Di Trú xét hồ sơ cần phải phỏng vấn, cả hai vợ chồng đương sự phải có mặt ngày phỏng vấn. Phỏng vấn theo mẫu đơn I-751 thường là khó hơn hồ sơ thẻ xanh 2 năm theo diện phối ngẫu. Vì Sở Di Trú sẽ tách rời hai vợ chồng ra và hỏi mỗi người những câu hỏi y như nhau để xem hai vợ chồng trả lời giống nhau hoặc khác nhau. Nếu sự trả lời khác nhau của hai vợ chồng đưa đến sự nghi ngờ hôn nhân chân thật, hồ sơ sẽ bị trì hoãn lại để Sở Di Trú có thể cho sĩ quan điều tra của họ ra tận nhà để điều tra. Sĩ quan điều tra của Sở Di Trú sẽ liên lạc với những người ở cùng nhà và hàng xóm của đương sự để xem những người ở cùng nhà và hàng xóm có biết “người thừa hưởng” và “người bảo lãnh” có sống chung với nhau như vợ chồng hay không.

 

Nếu “người thừa hưởng” hoặc “người bảo lãnh” không đi phỏng vấn chung sau khi được hẹn thì sự thường trú của “người thừa hưởng” sẽ tự động bị chấm dứt (terminated) tính từ ngày thẻ xanh 2 năm hết hạn. Vì lý do đó, nếu “người thừa hưởng” hoặc “người bảo lãnh” không đi phỏng vấn được theo ngày Sở Di Trú đã định, “người thừa hưởng” nên làm đơn yêu cầu Sở Di Trú dời ngày hẹn đi phỏng vấn vào ngày khác khi cả hai vợ chồng có thể đi phỏng vấn chung. Nếu đơn I-751 bị từ chối, Sở Di Trú sẽ báo cho “người thừa hưởng” biết lý do đơn bị từ chối và Sở Di Trú sẽ chuyển hồ sơ của “người thừa hưởng” qua tòa di trú để tiến hành thủ tục trục xuất. Thường Sở Di Trú không tiến hành hồ sơ trục xuất ngay sau khi đơn I-751 bị từ chối, cho nên “người thừa hưởng” có thể lợi dụng cơ hội đó để làm mẫu đơn I-751 mới và xin miễn sự đòi hỏi làm đơn chung với “người bảo lãnh.” Khi “người thừa hưởng” làm mẫu đơn I-751 mới, Sở Di Trú sẽ hoãn sự tiến hành hồ sơ trục xuất để Sở Di Trú có cơ hội xét đơn I-751 mới đó.

 

Nếu Sở Di Trú quyết định rằng:

Sự hôn nhân của hai vợ chồng là hợp pháp theo luật của nơi làm hôn thú;

Sự hôn nhân là chân thật;

Ttrong thời gian giá trị thẻ xanh 2 năm, hôn thú không bị tòa án bãi bỏ; và

Không phải trả bất cứ chi phí nào để khuyến dụ hoặc thuyết phục ai để làm đơn bảo lãnh lúc đầu (ngoài tiền luật sư phí để làm hồ sơ bảo lãnh ra), Sở Di Trú sẽ phải chấp thuận đơn I-751 và cấp thẻ xanh 10 năm cho “người thừa hưởng.”

 

Để quyết định rằng sự hôn nhân là chân thật, câu hỏi chính cần trả lời là ý định của hai người lúc lập hôn thú. Cho nên, nếu hai người thật sự là vợ chồng nhưng sự hôn nhân của hai người không thành (tức là không còn sống với nhau như vợ chồng trong thời gian thẻ xanh 2 năm) và hôn thú chưa bị tòa án bãi bỏ, Sở Di Trú có thể chấp thuận đơn I-751 đó. Nhưng Sở Di Trú có thể nhìn vào sự đổ vở hôn nhân của 2 người để quyết định về sự chân thật trong hôn nhân của 2 người.

 

Nếu Sở Di Trú biết tin tức khác thường gì về đơn I-751 của 2 người, Sở Di Trú phải cho “người bảo lãnh” cơ hội để giải thích. Sau khi “người bảo lãnh” giải thích, nếu Sở Di Trú hài lòng với sự giải thích đó thì Sở Di Trú có thể chấp thuận đơn I-751 đó và nếu Sở Di Trú không hài lòng với sự giải thích thì Sở Di Trú sẽ từ chối đơn I-751 đó. Khi Sở Di Trú từ chối đơn I-751, Sở Di Trú phải cho biết lý do trên thư từ chối. Khi đơn I-751 bị từ chối, sự thường trú và giấy phép đi làm của “người thừa hưởng” sẽ bị kết thúc. “Người thừa hưởng” không được kháng cáo sự từ chối. Nhưng thường sau khi đơn I-751 bị từ chối, Sở Di Trú sẽ chuyển hồ sơ qua tòa di trú để tiến hành thủ tục trục xuất. Khi đó “người thừa hưởng” có quyền yêu cầu tòa di trú xét lại đơn I-751 của đương đơn. Sở Di Trú có bổn phận chứng minh rằng chi tiết trong đơn I-751 không đúng và sự từ chối là hợp pháp. Trong thời gian hồ sơ được tòa di trú xét sử, “người thừa hưởng” được Sở Di Trú cấp giấy tạm chứng minh sự thường trú.

Theo: Aloviet

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cần Chuẩn Bị Gì Cho Thủ Tục Bảo Lãnh Vợ Sang Mỹ trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!