Đề Xuất 3/2023 # Cách Nấu Sữa Đậu Xanh Lá Dứa Ngon Tại Nhà # Top 7 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Nấu Sữa Đậu Xanh Lá Dứa Ngon Tại Nhà # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Sữa Đậu Xanh Lá Dứa Ngon Tại Nhà mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chia sẻ công thức và cách nấu sữa đậu xanh lá dứa béo thơm ngon tại nhà. Sữa đậu xanh lá dứa nấu rất đơn giản, uống sữa đậu xanh rất tốt cho sức khỏe, trong đậu xanh có rất nhiều chất xơ.

Xem VIDEO CÁCH NẤU SỮA ĐẬU XANH LÁ DỨA NGON

CÔNG THỨC SỮA ĐẬU XANH LÁ DỨA

500g đậu xanh

4 lít nước

200g sữa đặc

150g đường

40g lá dứa

1ml vani

xíu muối

Với 500g đậu xanh các bạn có thể nấu từ 3L – 6L nước, tùy độ đặc loãng mà các bạn muốn. Sữa đậu xanh nấu thường khó bị tách lớp, tách nước hơn các loại sữa đậu khác, tuy nhiên lượng tinh bột trong đậu xanh khá nhiều, trước khi nấu các bạn nhớ khuấy kỹ.

CÁC BƯỚC NẤU SỮA ĐẬU XANH LÁ DỨA TẠI NHÀ

– Đậu xanh ngâm 5 – 6 tiếng cho nở. Rửa đậu cho sạch, để ráo. Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng ít nước.

– Lá dứa rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn, cho qua ray, lọc lấy nước lá dứa.

– Rót đậu xay vào túi, vắt lấy nước. Cho túi đậu vào thau, thêm nước cho đủ 4 lít rồi nhồi, vắt lấy nước đậu. Cho nước đậu qua ray 1 lần nữa cho thật mịn.

– Đổ nước đậu vào nồi, hớt bọt, khuấy 5 – 10 vòng. Bật lửa lớn, khi nước đậu sôi, vặn lửa nhỏ. Trong quá trình nấu sữa đậu thỉnh thoảng khuấy để đậu không bị cháy.

– Khi sữa đậu xanh đã chín, thêm sữa đặc, đường phèn cho vừa uống. Tắt bếp, múc nước lá dứa cho vào, khuấy sơ. Nhắc khỏi bếp, thêm xíu muối và vani.

BÍ QUYẾT NẤU SỮA ĐẬU XANH LÁ DỨA THƠM NGON

– Khi ngâm đậu xanh được 2 – 3 tiếng, các bạn nên thay nước. Việc thay nước sẽ giúp đậu xanh trắng thơm, khi nấu đậu sẽ béo và ngon hơn. Chỉ nên ngâm đậu từ 5 – 6 tiếng, không ngâm đậu qua đêm.

– Khi nếm sữa trong quá trình nấu nên múc riêng ra để nếm, không nếm trực tiếp bằng dụng cụ nấu sữa.

– Sữa đậu xanh sau khi nấu để nguội, rót vào chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 ngày.

UỐNG SỮA ĐẬU XANH LÁ DỨA THƯỜNG ĂN VỚI

Bánh tráng cuốn chấm sốt me

Bánh mì nướng muối ớt

Snack khoai tây

MÓN LIÊN QUAN

​Cách Làm Bánh Dẻo Lá Dứa Nhân Đậu Xanh Tại Nhà

Bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh là món bánh trung thu được iến tấu 1 chút từ bánh dẻo đón trung thu truyền thống, bánh có màu xanh và mùi thơm của lá dứa.

Nguyên liệu làn bánh dẻo lá dứa nhân đậu xanh

460g bột bánh dẻo

1 lít nước đường bánh dẻo

1 muỗng cà phê nước hoa bưởi

12g bột lá dứa ( lá nếp)

Dầu ăn

Thái nhỏ mứt bí, đậu xanh tách vỏ đem vo rồi ngâm với nước cho đậu nở( nếu muốn đậu nở nhanh thì dùng nước nóng ấm để ngâm) rồi rửa sạch thêm 1 lần nước nữa.

Đậu xanh nấu cùng với chút muối

Cho đậu xanh vào nồi nấu với 600ml nước kèm theo với 1 chút muối, khi mới đun thì nấu lửa to, đến khi nước sôi liu riu thì hạ lửa vừa để nấu đậu, đun đến khi nước hơi cạn , đậy nắp lại nấu nhỏ lửa cho đậu chín nhừ,đến khi cạn nước đậu sệt lại thì đem tắt bếp

Cho đường vào với đậu và xay nhuyễn khi còn nóng và thêm 1 chút xíu dầu ăn.

Sên nhân đậu xanh

Cho đậu ra chảo chống dính cùng 1 chút dầu ăn để sên nhân, cho thêm 1 chút bột bánh dẻo bắc lên bếp đun đến khi nhân đậu quyện lại thành 1 khối không dính thì cho mứt bí vào sên cùng khoảng 5 phút sau thì tắt bếp. Để nhân đậu xanh hơi nguội thì đem vo viên

Bột lá dứa khuấy đều với 1 chút nước lọc rồi đem lọc qua rây để loại bỏ bã căn

Cho nước đường, dầu ăn, nước bột lá dứa, nước hoa bưởi vào 1 âu rồi cho từ từ bột bánh dẻo vào trộn đều rồi tiếp đến dùng tay nhào bột cho bột dẻo mịn rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc âu bột đem ủ khoảng 6 – 7 tiếng hoặc đem ủ qua đêm.

Sau khi bột đạt thì chia bột thành thừng phần đều nhau và theo cân nặng của khuôn làm bánh, tỉ lệ vỏ bánh: tỉ lệ nhân là 2:1

Cán miến bột mỏng ra, phía vỏ ngoài cùng mỏng hơn phần vỏ ở giữa, tiếp đến cho đậu đã viên thành nhân trong vào giữa, gấp vỏ bánh lại sao cho vỏ bánh gấp kín phần nhân rồi viên tròn lại viên bánh.

Nặn bánh dẻo lá dứa nhân đậu

Sử dụng 1 chút bột bánh dẻo khô tạo lớp áo trong khuôn, sau đó cho viên bánh vào, dùng tay ấm mạnh, ép chặt xung quanh rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh.

Cách Nấu Chè Trôi Nước Lá Dứa Nhân Đậu Xanh Thơm Ngon Dẻo Dai

Chuẩn bị nguyên phụ liệu

Bột nếp: 300g

Đậu xanh (đã đãi vỏ): 150g

Lá dứa: 300g

Củ gừng: 50g

Nước cốt dừa: 50 ml

Sữa tươi: 50 ml

Nước sôi: 200 ml

Đường trắng: 100g

Đường nâu: 100g

Mè trắng rang: 10 g

Cách nấu chè trôi nước lá dứa thơm ngon

Bước 1: Sơ chế đậu xanh làm nhân trôi nước

Hạt đậu xanh đã đãi vỏ sau khi mua về, các bạn cho vào trong thau nước ngâm khoảng chừng từ 3-4 tiếng đồng hồ, sau đó vo sạch sẽ lại vài lần với nước. Rồi đem đi hấp chín cho đậu xanh mềm.

Kế tiếp các bạn cho đậu xanh và đường vào trong máy xay sinh tố và xay nhuyễn ra. Trong trường hợp không chuẩn bị máy xay sinh tố thì bạn cũng có thể dùng muỗng nghiền hoặc giã nhuyễn trong cối.

Ảnh: Hấp và xay nhuyễn đậu xanh làm nhân

Tiếp tục cho phần đậu xanh vừa xay nhuyễn vào trong chảo chống dính và chúng ta bắc lên trên bếp sên với ngọn lửa nhỏ cho đền khi nào thấy đậu xanh hơi sánh đặc. Kế tiếp cho nước cốt dừa vào sên chung, nhớ vẫn để ngon lửa nhỏ. Hỗn hợp đặc lại lần nữa, độ đặc đủ để có thể viên tròn thì tắt bếp để cho thật nguội.

Sau đó dùng tay viên đậu xanh thành những viên tròn nhỏ làm nhân đậu xanh cho trôi nước.

Bước 2: Làm nước cốt lá dứa

Khi chọn mua lá dứa nên chọn loại còn tươi, có màu xanh đậm như thế màu của lớp bột bên ngoài trôi nước sẽ trở nên bắt mắt và đẹp hơn.

Rửa sạch lá dứa với nước rồi cho vào máy xay sinh tố, cho thêm một chút nước và bật nút xay nhuyễn lá dứa.

Sử dụng một cái rây loại bỏ phần bã của lá dứa chỉ giữ lại phần nước cốt.

Bước 3: Nhồi bột nếp với nước cốt lá dứa

Trước khi đỗ nước lá dứa vào nhồi chung cùng bột bạn cho 50ml sữa tươi vào hòa tan với phần nước cốt lá dứa đã thu được ở bước 2.

Mẹo nhỏ: Việc cho sữa tươi như thế sẽ làm cho phần vỏ của trôi nước trở nên mềm hơn, không khô cứng, và bạn có thể bảo quản để sử dụng từ 1-2 ngày.

Kế tiếp bạn dùng một tô lớn, cho toàn bộ số bột nếp vào, thêm vào 200ml nước sôi, trộn đều và đậy nắp để bột nở trong vòng 15 phút.

Sau đó cho từ từ hỗn hợp sữa tươi lá dứa vào tô bột và nhồi cho thật đều, hỗn hợp màu xanh được quyện đều với bột tạo nên khối bột mềm mượt và có màu xanh bắt mắt. Cho đến khi nào thấy khối bột đã được mịn màng đồng thời không bị dính tay là được. Bọc tô bột bằng màng bọc thực phẩm rồi ủ bột trong thời gian khoảng 30 phút.

Bước 3: Cách làm viên chè trôi nước

Phần nhân đã chuẩn bị ở bước 1 bạn dùng tay để viên lại thành từng viên nhân có đường kính 2-3 cm là được. Tùy theo ý thích cũng có thể gia giảm lượng nhân.

Phần bột sau khi ủ, bạn cũng phân chia thành từng viên bột nhỏ sao cho lớn hơn phần nhân để có thể bao bọc được phần nhân dễ dàng. Lượng bột ở vỏ bánh có thể tăng giảm tùy theo ý của bạn, nếu thích ăn bột nhiều hơn bạn có thể chia phần bột nhiều hơn.

Kế tiếp cán viên bột mỏng, cho viên nhân vào giữa và gói lại, vo và miết viên bột sao cho bao kín hết viên nhân. Trong trường hợp hết nhân để gói mà vẫn còn bột thì bạn có thể viên bột thành những viên nhỏ không nhân để nấu chung.

Bước 4: Luộc chè viên trôi nước

Đun một nồi nước trên bếp, đến lúc sôi thì cho một it muối vào. Kế đến cho lần lượt các viên chè trôi nước vào luộc.

Trong lúc đợi những viên chè trôi nước lá dứa chín thì chuẩn bị một thau nước đá lạnh. Đến khi thấy những viên bột nổi lên trên mặt nước thì viên chè đã chín. Bạn vớt ra ngoài và chon gay vào thau nước lạnh.

Sau 20 phút trong nước lạnh bạn vớt các viên chè ra ngoài và để cho thật ráo nước.

Bước 5: Nấu chè trôi nước lá dứa với nước đường gừng

Sử dụng một cái nồi với 1 lít nước lạnh, 100 g đường trắng, 100 g đường nâu, đun sôi với lửa vừa để đường tan đều ra mà không bị cháy khét. Kế đến bạn cho phần gừng đã rửa sạch gọt vỏ và thái sợi vào nấu cùng.

Đun sôi nước đường gừng trong thời gian khoảng 20 phút thì cho những viên chè trôi nước đã luộc vào, nấu khoảng 10 phút nữa cho viên chè trôi nước thấm đường rồi tắt bếp và để chè nguội.

Cách nấu nước cốt dừa ăn kèm với chè trôi nước lá dứa

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 1kg cùi dừa, 500ml nước lọc

Bạn có thể mua phần cùi dừa nạo bán sẵn ngoài chợ hoặc sử dụng 1 trái dừa già. Cùi dừa cho vào máy xay sinh tố, cho thêm một chút nước để xay dễ dàng, xay thật nhuyễn mịn. Dùng rây lọc phần nước cốt dừa và loại bỏ bã dừa.

Bắt nồi lên đun nước cốt dừa thu được cùng với 500ml nước lọc, đun trên lửa vừa. Đến khi nước cốt dừa sôi thì vặn nhỏ lửa và khuấy thật đều tay để không bị cháy khét, nước cốt dừa bắt đầu sánh đặc lại bạn cho thêm một chút muối rồi tắt bếp.

Trình bày thành phẩm

Múc viên chè trôi nước lá dứa ra chén nhỏ, chan thêm một ít nước cốt dừa, cho thêm phần mè rang lên trên. Có thể cho thêm một ít dừa nạo để tạo nên vị béo giòn thơm ngon.

Món chè trôi nước lá dứa nhân đậu xanh thơm lừng mùi lá dứa, vỏ của viên chè dai dai, nhân đậu xanh thơm bùi bùi quyện cùng vị ngọt. Cùng với đó là vị béo ngậy của nước cốt dừa đậm đặc.

TuThuoc24h

Cách Làm Bánh Da Lợn ? Đậu Xanh Lá Dứa Thơm Ngon

Bánh ăn dai dai, mềm mềm. Bánh ngọt ngào thơm phức mùi lá dứa, hòa cùng lớp đậu xanh bùi béo ăn hoài cũng không thấy ngán. Không phải là cao lương mỹ vị nhưng thật lòng mà nói, bánh da lợn vẫn nhận được tình yêu của chúng ta cho đến tận bây giờ.

Cách làm bánh da lợn

Cách làm bánh da lợn chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị làm phần đậu xanh

Đậu xanh bạn mua loại đã cà vỏ và rửa sạch. Bạn cho đậu vào xửng và hấp trong vòng 25 phút là đậu chín.

Tiếp theo, bạn sẽ cho hỗn hợp đậu xanh ở trên vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn.

Bước 2: Chuẩn bị làm phần bột

Lá dứa bạn rửa sạch, cắt khúc.

Trong 1 thau, bạn sẽ cho các loại bột như mình đã ghi ở phần nguyên liệu, đường, muối, nước cốt dừa và nước lá dừa vào và trộn thật đều.

Việc kết hợp 3 loại bột như thế này sẽ cho ra thành phẩm bánh da lợn có độ dai vừa phải. Bánh dai nhưng mềm ăn rất ngon.

Bước 3: Cách Làm Bánh Da Lợn – Hấp bánh

Như các bạn vẫn biết, bánh da lợn sẽ được làm thành nhiều lớp gồm đậu xanh và bột xen kẽ với nhau. Và chúng ta cũng sẽ làm như thế.

Bạn sẽ cần 7 cái chén. Bạn chia phần bột thành 4 phần bằng nhau vào 4 chén. Và tương tự, bạn chia đều phần đậu xanh vào 3 chén.

Bạn để khuôn nóng trong 5 phút thì tiến hành đổ lớp bột đầu tiên vào.

Bạn chú ý dùng một khăn to và bịt kín nắp để khi hấp, nước sẽ không nhỏ xuống làm bánh bị nhão.

Lớp đầu tiên này mình sẽ tiến hành hấp trong 5 phút. Sau 5 phút bạn sẽ mở nắp vào đổ lớp thứ hai là lớp đậu xanh vào và hấp trong 6 phút.

Sau 6 phút bạn sẽ đổ tiếp lớp thứ ba là lớp bột và hấp trong 7 phút. Cứ như thế bạn đổ xen kẽ các lớp và cứ mỗi lớp, thì thời gian hấp sẽ tăng lên thêm 1 phút.

Đến lớp thứ bảy, bạn sẽ hấp trong vào 22 phút.

Bước 4: Cách Làm Bánh Da Lợn – Hoàn thành

Bạn lấy bánh ra và cắt miếng vừa ăn.

Bánh có độ dai giòn rất vừa phải. Vị bánh ngọt ngào cùng mùi thơm phức của lá dứa và nước cốt dừa ăn rất nghiền.

Bạn cũng có thể hấp bánh trong những khuôn nhỏ để có những chiếc bánh tròn nhỏ xinh. Khi hấp bánh nhỏ bạn có thể đổ ít lớp hơn, nên thời gian hấp bánh cũng ngắn hơn nữa.

Cách làm bánh da lợn lá cẩm

Nếu đã có bánh da lợn cà phê, thì thêm bánh lá cẩm nữa cũng không có gì là quá ngạc nhiên đúng không? Vẫn là lớp đậu xanh quen thuộc với một lớp bột màu nhưng màu xanh lá dứa truyền thống được thay thế bằng màu tím của lá cẩm.

Lá cẩm không thơm bằng lá dứa nhưng sắc tím rực rỡ sẽ làm cho phiên bản bánh da lợn này vô cùng bắt mắt và độc đáo.

Để có được màu của lá cẩm, bạn mua lá về rửa sạch và đun với nước trong khoảng 15 phút. Bạn lấy phần nước lá cẩm theo đúng liều lượng và thay cho lượng nước lá dứa trong công thức là được rồi.

Biến tấu với bánh da lợn cà phê

Bạn đã được thử qua món bánh da lợn với phần bột thay vì là vị lá dứa, thì lại có vị cà phê và màu nâu khác biệt chưa?

Bạn có thể làm phiên bản mới mẻ này bằng cách thay 200 ml nước lá dứa bằng cà phê. Bạn có thể sử dụng cà phê pha phin hoặc cà phê đều được nha.

Lớp đậu xanh cũng vô cùng ăn ý với hương cà phê thơm lừng. Bạn nào yêu thích cà phê thì chắc chắn đây là cách làm mà bạn không nên bỏ qua.

Hoặc nếu cầu kỳ, bạn có thể làm cả 3 lớp là đậu xanh, lá dứa và cà phê luôn thì bánh sẽ càng ngon và càng đẹp hơn nữa.

Ngoài ra, bạn còn có thể biến tấu cách làm bánh da lợn nhiều hơn nữa. Bạn có thể thay đổi hình dáng khuôn hấp, hay cuộn bánh lại sau khi hấp để cắt thành những chiếc bánh xoắn ốc đẹp mắt.

Cũng như cách làm rau câu hay các món ăn đa sắc khác, bạn có thể thay đổi thêm nhiều loại màu sắc, không chỉ lá dứa, lá cẩm, mà cả hoa đậu biếc, cà rốt 🥕, gấc,… đều có thể tạo nên những chiếc bánh da lợn đa màu đáng yêu. Nếu không thích nhân đậu xanh thì bạn dùng khoai lang 🍠, khoai môn, đậu đỏ,…. đều rất ngon.

Có thể bạn nghĩ đây là món bánh của Việt Nam. Nhưng không, bánh bắt nguồn từ đất nước Indonesia với cái tên Kue lapis. Sau đó phổ biến ở các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

*Ảnh: Nguồn Internet

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Sữa Đậu Xanh Lá Dứa Ngon Tại Nhà trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!