Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Nước Mắm Ăn Cơm Tấm, Bún Thịt Nướng, Bánh Ướt, Bánh Cuốn mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
No ratings yet
In
Pin
Chuẩn bị
5
phút
Thực hiện
25
phút
Tổng Thời Gian
30
phút
Pha các nguyên liệu theo đúng thứ tự trên, tuyệt đối không thay đổi vì sẽ làm cho ớt và tỏi không nổi trên mặt được.
Bát nước mắm có ngon hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nước mắm. Vì vậy, bạn nên chọn những loại nước mắm truyền thống có độ đạm cao để pha chế, khoảng 40 độ đạm là hợp lý nhất.
Tùy theo khẩu vị của gia đình mà bạn có thể gia giảm lượng nguyên liệu tùy thích.
Dinh Dưỡng
Calories:
339
kcal
Carbohydrates:
84
g
Protein:
6
g
Fat:
1
g
Saturated Fat:
1
g
Sodium:
5016
mg
Potassium:
451
mg
Fiber:
4
g
Sugar:
70
g
Vitamin A:
97
IU
Vitamin C:
29
mg
Calcium:
115
mg
Iron:
2
mg
Từ khoá
nước mắm
Like this:
Like
Loading…
Cách Làm Bánh Cuốn/ Bánh Ướt Thịt Nướng (Tráng Nồi Hơi)
“Sự tích món bánh cuốn nồi hơi” ở nhà mình bắt đầu từ khoảng vài tháng trước khi mình được một người bạn từ Việt Nam qua chơi và tặng chiếc khuôn để tráng bánh. Cả hai vợ chồng mình đều rất rất thích bánh cuốn nhưng làm bánh cuốn tráng chảo thú thật là mình hơi ngại và lười, nên thi thoảng nếu rất thèm thì chạy ra chợ người Việt ở đây để mua thôi. Cho nên khi được tặng cái khuôn để tráng bánh thì thích lắm, mang ra thử liền.
Lần đầu tiên làm thử bánh cuốn với nồi hấp rất đáng nhớ vì đánh vật mất gần 3 giờ đồng hồ và hi sinh khoảng 1/2 âu bột chỉ vì không biết cách tráng và hơn nữa là không biết cách lấy bánh ra. Bánh khi ra đĩa hoặc bị rách tả tơi, hoặc bị dính lằng nhằng với nhau chứ không thành tấm bánh mỏng. Chỉ thương cho bạn cùng nhà hôm đó vừa đói meo vì phải đợi lâu, vừa phải ăn món bánh cuốn mà hơi giống bánh phở tráng mỏng, mà vẫn phải khen động viên để vợ có tinh thần làm tiếp
Nhưng chỉ bị mỗi lần đó thôi, các lần sau này vì mình đã rút được nhiều kinh nghiệm nên bánh rất ổn. Chồng khen (chắc thật lòng) là ngon hơn bánh ngoài hàng. Mà một khi đã biết tráng bánh bằng nồi hơi thì sẽ nghiện cực kì luôn vì bánh rất ngon mà làm cũng không mất công lắm. Từ khi “chuẩn hoá” được quá trình làm bánh cuốn nồi hơi rồi thì hầu như tuần nào nhà mình cũng có ít nhất một bữa ăn sáng với bánh cuốn nhân thịt bằm hoặc ăn bữa chính với thịt nướng (bữa nào ngồi ăn cảm giác cũng sung sướng cực kì ).
I. Để làm bánh cuốn tại nhà, ta sẽ cần chuẩn bị các DỤNG CỤ như sau
– 1 nồi to để đun nước hấp bánh, có nắp vung.
Mặt vải cần rất căng, nếu không căng tráng bánh sẽ khó mà lấy bánh ra cũng rất khó
Dùng vải mỏng vừa, không có nhiều bông hay tơ sợi vải để không bị dính vào bánh
Nên đo cho khuôn bằng miệng nồi và chọn vung đậy vừa khít (mình dùng nắp vung to hơn miệng nồi nên khi hấp nước từ vung nhỏ xuống bếp khá nhiều)
Có hướng dẫn căng vải lên mặt nồi, nhưng mình nghĩ cách này có nhiều nhược điểm, như căng vải cần chặt tay, vải dễ bị xô lệch và cần đổ đủ nước, nếu không giữa chừng đang tráng bánh mà hết nước thì rất phiền.
– 1 dụng cụ để gạt và lấy bánh. Mình có được tặng kèm một que tre để gạt bánh nhưng thực sự là dùng que này gạt rất khó với người không chuyên, bánh dễ bị dính vào nhau và cũng khó đặt lên đĩa sau khi lấy ra ngoài. Sau mình đổi, dùng spatula (phới dẹt để trét kem lên mặt bánh – các bạn xem trong video sẽ thấy hình dáng cụ thể) thấy dễ lấy bánh hơn hẳn. Thật ra không chỉ với bánh cuốn mà các loại bánh tráng mỏng nói chung như bánh crepe chẳng hạn, mình đều cảm thấy dùng vật dẹt phẳng như spatula thì lật hay lấy ra đều dễ hơn. Nếu không có sẵn, bạn có thể tìm một thanh tre vót mỏng dẹt, mình nghĩ cũng ổn.
II. Các NGUYÊN LIỆU cần chuẩn bị (đủ cho 4 người ăn)
250 gram bột gạo tẻ khô (2-1/2 cup rice flour)
45 gram bột năng khô (1/2 cup minus 1 Tbsp tapioca starch)
45 gram tinh bột khoai tây (1/3 cup minus 1 Tbsp potato starch)
1 nhúm nhỏ muối nếu muốn bánh có vị hơi đậm một chút (mình không dùng)
1 – 1.1 lít nước (4-1/2 cup water)
– Mình không dùng bột bánh cuốn pha sẵn vì ở bên này chỉ mua được bột Vĩnh Thuận, bột VT thường có mùi khá nồng mình không thích lắm. Bột gạo và bột năng thì mình mua loại sản xuất ở Thái, hãng nào cũng được, về cơ bản chất lượng đều rất ổn, bánh ngon mà không bị nồng mùi bột.
– Bột khoai tây thì mình mua trong siêu thị Âu, hầu như ở đâu cũng có. Ở Nhật các bạn có thể dùng Katakuriko. Ở trong công thức này thì bột khoai chính là “chìa khoá bí mật” giúp cho bánh có độ mềm, mướt, dai, dẻo. Nếu không có bột khoai, bạn có thể thay bằng bột ngô ( corn starch) hoặc bột gạo tẻ với lượng tương đương ( 45 gram hoặc 1/3 cup + 1.5 tsp corn starch). Nhưng khi dùng bột ngô mình thấy bánh kém mềm và mướt hơn chút xíu (chồng mình không thấy có sự khác biệt nên mình nghĩ là ít thôi).
– Bột năng giúp cho bánh có vị hơi dai và dẻo, tuỳ khẩu vị của gia đình mà bạn có thể thay đổi lượng bột trong công thức. VD nếu muốn bánh dai nhiều hơn thì tăng bột năng và giảm bột gạo (giữ nguyên tổng lượng bột). Mình đã thử làm toàn bột gạo thì thấy không ngon lắm.
– Lượng nước trong công thức có thể thay đổi tuỳ vào chất lượng bột. Độ lỏng của bột quyết định khá lớn độ mềm và mỏng của vỏ bánh. Bột càng nhiều nước, càng loãng thì vỏ bánh càng dễ mỏng và mềm hơn NHƯNG nếu quá loãng, bánh sẽ lâu chín, khó tráng và dễ rách.
Với lượng bột trên, mình thường dùng 1.1 lít nước. Nhưng mình thường chỉ pha bột với 1 lít nước. Sau đó tráng thử bánh, nếu thấy bánh dày quá và khó đổ bánh thì từ từ thêm nước cho tới khi bánh mỏng như ý muốn. Nếu bạn lỡ tay pha bột quá loãng thì thêm vào một chút bột gạo tẻ là được.
– Nếu dùng bột ướt xay từ gạo thì lượng nước sẽ khác. Mình không có kinh nghiệm gì với loại bột này nên không biết được định lượng cụ thể.
III. Cho phần nhân bánh và nước chấm
– Trong video mình giới thiệu bánh tráng chay dùng kèm thịt nướng. Cách ướp này làm theo kiểu thịt của bún chả Hà Nội, hơi khác với thịt xiên nướng và thịt của bún thịt nướng trong Nam, nhưng rất ngon, ăn với bánh cuốn rất hợp. Công thức như sau (cho 4 người)
70 gr đường + 150 ml nước sôi để chưng nước hàng/ nước màu
1 kg thịt lợn
2.5 thìa canh nước mắm (1 thìa canh = 1 tbsp = 15 ml)
2.5 thìa canh dầu hào (oyster sauce)
50 gr hành hương (hành khô/ hành củ)
– Nước hàng/ nước màu nên tự chưng, và không chưng quá cháy để giúp thịt có màu đẹp nhưng vẫn giữ được vị ngọt từ đường.
– Loại thịt mà mình thường dùng để nướng là nạc vai, tiếp theo là ba chỉ. Hai loại này có mỡ nên giúp thịt nướng không bị khô. Đặc biệt là nạc vai, sau khi nướng xong không khô, vừa mềm vừa giòn (hình miếng thịt có trong video).
– Nước mắm của các hãng khác nhau có độ mặn khác nhau nên lượng mắm, dầu hào, đường có thể thay đổi. Nếu không chắc, bạn nên làm ít hơn lượng trong công thức và nếm thử theo cách mình hướng dẫn trong video.
– Nếu làm nhân thịt băm thì cần thịt lợn băm xào với mộc nhĩ và hành khô (phần này mình sẽ làm bài riêng có định lượng riêng sau).
– NƯỚC CHẤM cho bánh cuốn thịt nướng mình pha chua mặn ngọt giống nước chấm bún chả. Nếu ăn bánh cuốn với chả lụa hay nhân thịt thì nước chấm sẽ hơi khác chút, vị chua không có hoặc rất ít, chủ yếu là mặn và ngọt thôi. Nguyên liệu cho nước chấm gồm:
15~18 ml nước cốt chanh
175 ml nước đun sôi để nguội
15~20 ml nước mắm
tỏi, tiêu, ớt bằm (tuỳ khẩu vị)
rau mùi, dưa chuột hoặc cà rốt, su hào ngâm chua ngọt để ăn kèm (tham khảo cách làm trong bài cách làm bánh rán mặn)
hành khô phi giòn (tham khảo cách làm trong bài cách làm xôi xéo)
IV. CÁCH LÀM BÁNH CUỐN THỊT NƯỚNG
1. Pha bột bánh cuốn và ướp thịt:
– Bột bánh cuốn nên pha trước tối thiểu 2 giờ để thay nước ngâm bột như trong video, sẽ giúp bánh hết mùi bột nồng hoặc chua. Nếu pha được qua đêm thì càng tốt.
– Nước chấm cũng nên pha trước vài giờ để cho ngấu. Khi dùng mới băm nhỏ tỏi ớt (nếu dùng) và thả vào.
2. Khi tráng bánh
– Chuẩn bị các dụng cụ gồm âu bột, nồi hấp, que lấy bánh, đĩa đựng bánh… sẵn sàng.
– Nên dùng nhiều nước để hấp bánh. Luôn để nước sôi mạnh nếu không bánh sẽ khó chín. Mình để lửa ở mức 4/6 của bếp điện.
– Nên nhúng khuôn tráng qua nước ấm, đặt lên miệng nồi, đợi khuôn ẩm mới bắt đầu tráng sẽ dễ hơn.
– Đổ bột tráng bánh từ trong ra ngoài, cố gắng đổ đều tay, bánh mỏng hay dày có một phần phụ thuộc vào tay nghề tráng bánh. Việc này thì cần quen tay do làm nhiều chứ mình cũng không có mẹo gì cả. Nếu cảm thấy bột khó tráng mỏng thì thêm nước. Bánh dày do cách tráng nhưng bột đủ nước sẽ vẫn mềm, còn bánh bị dày bởi bột thiếu nước, không tráng mỏng được thường sẽ cứng.
– Luôn quấy bột trước khi tráng bánh mới vì bột sẽ lắng xuống đáy trong lúc chờ. Khi gần hết âu bột có thể cần thêm nước vì bột thường đặc hơn.
– Cần có nắp vung đậy để giữ hơi nước giúp bánh chín nhanh và mềm. Chọn nắp vung vừa với nồi sẽ tốt hơn vì tránh được nước chảy từ vung xuống bếp.
– Căn giờ để đợi bánh vừa chín tới. Bánh chín thường trong và rất dễ lấy ra. Bánh chưa chín hoàn toàn khi ăn sẽ có vị bột, bánh có màu đục. Bánh bị để lâu quá sẽ ướt, dính và dễ rách khi lấy ra. Nếu lỡ để bánh quá lâu, nên mở vung đợi một chút cho hơi nước bay bớt rồi mới lấy bánh.
– Khi lấy bánh, để cho dễ thì có thể dùng que hay phới gạt xung quanh rìa bánh cho róc rồi mới xiên vào trong để hất bánh lên.
– Nên quét dầu ăn lên đĩa để bánh cuốn sau khi hấp chín để bánh không dính đĩa. Có thể quét cả một lớp mỏng dầu lên mặt bánh. Nếu tự phi hành, dùng dầu ăn phi hành để quét giúp bánh thơm ngon hơn. Nếu có rổ hay rá nhỏ có thể úp ngược rổ, để bánh cuốn lên rổ, bánh dễ thoát hơi nên sẽ nguội nhanh và ít dính như khi đặt lên đĩa.
– Đợi bánh nguội bớt mới gấp hoặc chuyển sang đĩa khác nếu không bánh sẽ dính chập lại với nhau.
– Nếu chỉ hấp bằng một nồi nhỏ thì thời gian làm bánh sẽ khá lâu. Mình làm cho 4 người mất tầm 2 – 2.5 tiếng. Để tiết kiệm thời gian các bạn có thể làm nồi to (giống nhiều hàng bánh cuốn) hoặc tráng 2 – 3 nồi một lúc.
– Bánh không dùng hết có thể bảo quản trong hộp kín, để ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 ngày. Khi dùng lại thì làm nóng với lò vi sóng (đậy kín để bánh không mất hơi nước và bị khô).
3. Khi nướng thịt
– Có thể nướng thịt cùng lúc tráng bánh để tiết kiệm thời gian.
– Nướng trên than là ngon nhất. Còn nếu nướng lò thì nên dùng khay có khe hở (mình dùng khay nướng pizza) hoặc xiên thịt vào que tre, nướng trên rack sẽ giúp thịt mềm ngon hơn vì không bị mất nhiều nước.
Cách Làm Nước Mắm Ăn Bánh Ướt Chả Lụa
Bánh ướt ăn kèm chả lụa được người Việt ưa chuộng sử dụng mỗi ngày, đặc biệt là vào bữa sáng. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng biết cách làm nước mắm ăn bánh ướt chả lụa.
Cách làm nước mắm ăn bánh ướt chả lụa được nhiều chị em tìm hiểu. Nhưng không phải bất cứ ai cũng tìm được cách thực hiện nước mắm chuẩn vị cho món ăn này. Vì thế bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước mắm ăn bánh ướt chả lụa đúng chuẩn vị Việt.
Chuẩn bị nguyên liệu làm nước mắm ăn bánh ướt chả lụa
Cách làm nước mắm ăn bánh ướt chả lụa khá đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn những nguyên liệu có sẵn ở nhà bếp, bao gồm:
1 muỗng canh nước cốt chanh
1 muỗng canh nước lọc
2 muỗng canh đường
2 muỗng canh nước mắm ngon
Tỏi băm nhuyễn
Ớt băm nhuyễn
Những nguyên liệu này thường có sẵn trong nhà bếp nên chỉ cần 5 phút là bạn đã có đầy đủ.
Đầu tiên hãy cho nước lọc cùng đường vào tô, sau đó khuấy đều cho tan hết đường trong bát. Tiếp tục cho nước cốt chanh và nước mắm vào hỗn hợp đường cùng nước và khuấy đều cho tan đường. Và cuối cùng chỉ cần tách tỏi, và băm nhuyễn tỏi cùng ớt. Bạn nên làm càng nhuyễn càng tốt. Vì như thế nước chấm sẽ ngon và đậm đà hơn. Sau đó cho tỏi, ớt vào hỗn hợp trên.
Cách làm nước mắm ăn bánh ướt chả lụa chỉ đơn giản như thế. Không cầu kỳ hay tốn kém thời gian nhưng bạn đã có ngay một bát nước chấm đậm đà, thơm ngon ăn cùng với món ăn dân dã này rồi.
Lưu ý khi làm nước chấm bánh ướt chả lụa
Để nước chấm bánh ướt của bạn ngon hơn thì lúc nào ăn thì bạn mới nên cho tỏi và ớt vào. Bởi lúc này gia vị nổi lên mặt bát nước chấm vừa rất đẹp mắt vừa rất đậm đà.
Nước chấm nên sử dụng khi còn nóng sẽ ngon hơn.
Cách bảo quản nước mắm ăn bánh ướt chả lụa cũng rất đơn giản chỉ cần cho vào chai. Đậy nắp kín và để nơi khô ráo. Tuy nhiên bạn cũng cần phải :
Đậy kín nắm sau mỗi lần sử dụng
Sau mỗi lần sử dụng bạn nên đóng chặt năm chai. Còn nếu không đóng chai thì nên cho vào túi, hộp để bịt kín. Tránh các con côn trùng xâm nhập làm hỏng nước mắm.
Đồng thời nên bảo quản nước mắm tại những nơi khô ráo, thoáng mát, để nước mắm ngon, thơm lâu hơn.
Thường xuyên kiểm tra màu sắc của nước mắm
Bạn cần thường xuyên kiểm tra màu sắc của nước mắm để biết chất lượng của nước chấm. Nước mắm chỉ ngon khi có màu vàng lả, vàng rơm hoặc màu cánh gián. Vì thế nếu bạn quan sát thấy nước chuyển qua màu đen, xám hay đậm đặc quá thì hãy đổ đi, không nên dùng. Vì có thể lúc này nước chấm của bạn đã hỏng, hoặc không còn đạt được độ ngon nữa.
Đồng thời để kiểm tra được chính xác màu sắc của nước chấm thì bạn cần phải đặt chai đối diện với ánh sáng để thấy được màu sắc thật nhất. Tránh quan sát nước mắm ở các khu vực như tối, không đủ ánh sáng. Bởi như thế rất khó phân biệt màu sắc cũng như chất lượng nước chấm.
Không cho thêm bất cứ nguyên liệu nào khác vào nước chấm
Các nguyên liệu khác có thể khiến nước mắm của bạn hỏng hoặc không thể bảo quan được lâu. Vì thế tránh cho thêm các nguyên liệu khác vào nước chấm.
Nếu bạn cho các loại gia vị như ớt, tỏi,… vào nước mắm thì hãy dùng ngay và dùng trong 1 đến 2 ngày sau khi bỏ, không để lâu. Vì để lâu sẽ khiến nước mắm hỏng rất nhanh và không đạt được độ ngon nữa.
Bảo quan nước chấm riêng biệt
Mỗi loại nước chấm sẽ có những hương vị riêng. Vì thế các chị em không nên hòa trộn, đổ chung các loại nước mắm. Như vậy sẽ khiến nước mắm hỏng và không thể dùng được.
Do đó, chị em nên lưu ý để nước chấm riêng vào các loại chai, túi riêng, không nên hòa trộn để chung nước chấm.
Chỉ cần như vậy thì lúc nào ăn bạn cũng chỉ cần cho nước chấm ra bát thôi. Vừa rất nhanh chóng vừa rất tiện lợi. Lại không tốn kém thời gian cũng như công sức của chị em.
Địa chỉ cung cấp chả lụa ngon, sạch
Bánh ướt ăn cùng với chả lụa chúng ta rất dễ tìm mua. Tuy nhiên chả lụa thì không phải bất cứ nơi đâu cũng đảm bảo được độ ngon, tươi và an toàn.
Vì thế nhiều chị em nội trợ rất đau đầu vì việc tìm mua chả lụa. Tuy nhiên bạn cũng đừng vội nản lòng, bởi đã có Giò Chả Cô Sa. Một địa chỉ chuyên cung cấp giò lụa sạch cho tất cả các gia đình tại Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như trên toàn khu vực Miền Nam và cả nước.
Giò Chả Cô Sa đã có thương hiệu trong rất nhiều năm qua. Được các gia đình, nhà hàng, khách sạn, tin tưởng sử dụng. Đặc biệt đây còn là dòng sản phẩm được nhiều người sử dụng làm quà biếu, quà mỗi dịp lễ tết,….
Giò Chả Cô Sa nhận giao hàng tại tất cả các địa điểm trên cả nước. Với phương châm nhanh chóng – tận tình – chu đáo, Giò Chả Cô Sa cam kết phục vụ tận nơi – thanh toán tận nhà chỉ cần bạn liên hệ đến số điện thoại 0937 820 544 – 0377 899 351 hoặc Email: [email protected] .
Cách Làm Nước Mắm Ăn Bún Thịt Nướng Ngon Tại Nhà
Bún thịt nướng là món ăn sáng quen thuộc của người dân Sài Gòn nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung. Hộp bún đầy ắp với những sợi bún tươi trắng ngần, xà lách, dưa leo thái nhỏ, giá đậu tươi giòn, mỡ hành béo ngậy ăn cùng xâu thịt nướng thơm lừng, nóng hổi lại thêm vị bùi bùi của đậu phộng rang, hấp dẫn vô cùng.
Mỗi cửa hàng bán bún thịt nướng đều có bí quyết làm nước mắm riêng để thu hút khách bởi ngoài các nguyên liệu chính, nước mắm là thành phần không thể thiếu quyết định đến hương vị của món ăn. Hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí với bạn công thức làm nước mắm chua ngọt để ăn kèm bún thịt nướng. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn có thể vào bếp chế biến món ăn này, hương vị chắc chắn sẽ không thua kém ngoài tiệm.
Ăn bún thịt nướng không thể thiếu phần nước mắm chua ngọt
Chia sẻ cách làm nước mắm chua ngọt ăn bún thịt nướng
Cà rốt: 1 củ
Đu đủ xanh: 200g
Tỏi khô: 1 củ
Ớt tươi: 2 trái
Chanh tươi: 3 trái
Giấm trắng: 100ml
Nước nắm ngon: 5 – 6 thìa cà phê
Nước sôi để nguội: 100ml
Đường
Muối
Bột canh
Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu
– Đu đủ xanh mua về cắt hai đầu cho ra bớt nhựa, sau đó rửa sạch rồi gọt vỏ, bỏ hết phần ruột bên trong. Cắt đu đủ thành 4 – 6 miếng (tùy trái to, nhỏ), cho vào thau nước muối loãng ngâm khoảng 20 phút.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch.
– Tỏi bóc bỏ, đập dập, băm thật nhỏ.
– Ớt rửa sạch, bỏ cuống, bỏ hạt, băm thật nhỏ.
– Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt để riêng.
Hướng dẫn cách làm nước mắm chua ngọt để ăn bún thịt nướng
Bước 1. Làm dưa góp. – Đu đủ vớt ra, xả lại với nước rồi để ráo. Bào mỏng hoặc thái đu đủ thành những miếng nhỏ, có thể tỉa hoa cho đẹp mắt. Cà rốt cũng làm tương tự.
– Cho đu đủ, cà rốt thái mỏng vào tô, thêm chút giấm vào bóp vài phút cho đu đủ, cà rốt giòn hơn. Rửa lại với nước sôi để nguội rồi để ráo.
– Cho đu đủ, cà rốt vào một cái tô lớn, thêm bột canh, đường, 3 thìa nước cốt chanh, chút ớt băm rồi xóc đều. Lượng gia vị bạn nêm nếm cho vừa ăn. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 10 phút.
Bước 2. Pha nước mắm.
– Lấy một cái tô lớn, cho vào khoảng 15 thìa cà phê nước sôi để nguội, 6 thìa nước mắm ngon và 3 thìa nước cốt chanh vào khuấy đều. Nêm nếm, điều chỉnh các gia vị cho vừa ăn.
– Thêm tỏi băm, ớt băm vào khuấy đều.
– Cho hỗn hợp nước mắm pha vào nồi, bắc lên bếp đun ấm rồi tắt bếp.
Bước 3. Thành phẩm.
– Nước mắm múc ra chén, thêm dưa góp vào và ăn cùng với bún thịt nướng.
– Thành phẩm nước mắm chua ngọt phải có màu vàng nâu đẹp mắt, vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa, ớt và tỏi nổi lên mặt nước, dưa góp giòn sần sậtm có vị chua nhẹ của giấm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Nước Mắm Ăn Cơm Tấm, Bún Thịt Nướng, Bánh Ướt, Bánh Cuốn trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!