Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Giấm Táo Mèo Vừa Rẻ Vừa Đơn Giản Ngay Tại Nhà Đảm Bảo An Toàn mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách làm giấm táo mèo là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của chị em khi mua loại quả đặc trưng này của Tây Bắc.
Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp, chúng tôi đã đúc rút ra được cách làm giấm táo khá đơn giản để mọi người đều có thể tự làm ở nhà.
Giấm táo được làm với thành phần chính là táo mèo. Loại quả này đã được y học hiện đại xếp vào họ hoa hồng. Chính vì vậy, giấm táo mèo có nhiều tác dụng trong làm đẹp như dưỡng da, trị mụn, trị nám….
Không những vậy, táo mèo vốn là một vị thuốc chữa bệnh tiêu hóa rất tốt nên ngoài việc làm đẹp, dấm táo mèo còn được dùng để uống nhằm tăng cường các chức năng tiêu hóa và cả giảm cân nữa.
Để tìm hiểu sâu về công dụng, các bạn có thể tham khảo bài viết…. của chúng tôi.
Công dụng là thế nhưng nhiều người lại nghĩ cách làm giấm táo rất phức tạp nên thường mua về để sử dụng. Tuy nhiên, cách làm giấm táo rất đơn giản, không tốn thời gian, chi phí lại rẻ. Chính vì vậy, không có lý do gì mà bạn không tự làm cho bản thân một bình giấm táo hand made 100%. Làm đẹp đã thích, nhưng nếu làm đẹp bằng chính sản phẩm của mình thì chắc chắn còn thích hơn nhiều.
Cách làm giấm táo mèo
Dấm táo là gì?
Dấm táo được tạo ra nhờ quá trình lên men tự nhiên của táo mèo. Trong quá trình lên men, táo mèo sẽ tiết ra các dược chất bên trong nó (phần thịt và phần hạt) hòa với nước để tạo ra hỗn hợp dung dịch mà ta gọi đó là giấm táo mèo.
Chọn nguyên liệu ngâm dấm táo mèo
Đối với tất cả các cách làm giấm táo thì khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu phải đủ, phải đúng thì sản phẩm mới hoàn thiện. Để làm giấm táo các nguyên liệu sau:
Táo mèo tươi – nguyên liệu chính (không sử dụng táo mèo khô): Nên mua táo từ Yên Bái vì loại táo này thơm nhất trong các loại. Bạn có thể kiểm tra nhanh chất lượng của táo bằng cách bổ đôi quả. Nếu táo ngon sẽ thấy hương thơm sau khi bổ. Không nên chọn quá chín quá, chỉ nên chọn những quả gần chín, hơi xanh một chút.
Bình đựng giấm táo: chọn bình có dung tích đủ dùng. Nên chọn loại bình có vỏ dày, đáy bình rộng (để không bị đổ). Ngoài ra có thể sử dụng các loại lọ nhựa, tuy nhiên bình thủy tinh vẫn là lựa chọn số 1.
Chuối tây – chín: số lượng thì tùy theo lượng táo. Đây là nguyên liệu quan trọng để thúc đẩy quá trình lên men dấm táo và tạo mùi thơm đặc trưng cho bình dấm táo. 1 quả chuối tây thì sử dụng cho 2 đến 3 kg táo.
Nước sôi: tùy theo lượng táo và thể tích bình chứa, nên dùng lượng nước đủ để ngập táo quá khoảng 10cm.
Khăn xô hoặc khăn mặt có diện tích to hơn chu vi miệng bình (sẽ dùng làm nắp khi ủ dấm táo)
Một đoạn dây, có thể dùng dây nilong hoặc dây chun.
5 bước đơn giản làm dấm táo mèo mà ai cũng làm được
Bước 1: vệ sinh táo
đem táo rửa sạch rồi để nguyên quả ngâm với nước muối loãng trong khoảng 30 đến 45 phút hoặc sử dụng bình sục ozon cũng được.
Bước 2: sơ chế táo
sau khi ngâm với muối thì vớt táo ra và để ráo nước. Đem bổ quả táo thành 2 hoặc nhiều phần. Việc bổ táo giúp đẩy nhanh quá trình hòa tan với nước của các dược chất trong táo.
Việc bổ táo là điều bắt buộc. Nếu để nguyên quả thì gần như dược chất sẽ không thoát ra được, và không làm được giấm táo.
Trong quá trình sơ chế táo tuyệt đối không bỏ hạt. Vì hạt táo là bộ phận hữu ích và chứa nhiều dược chất nhất. Nếu bỏ đi sẽ làm suy giảm rất nhiều chất lượng của bình giấm táo.
Bước 3: làm dấm táo
Cho táo đã sơ chế vào bình. Bóc vỏ chuối chín rồi để nguyên quả cho vào. Đổ nước ấm vào (dùng nước khoảng 40 độ, không dùng nước nóng quá hoặc lạnh quá).
Nếu muốn thúc đẩy quả trình lên men nhanh hơn thì bạn cho 2 đến 3 thìa đường vào.
Bước 4: ủ dấm táo
lấy khăn xô hoặc khăn mặt đã chuẩn bị phủ lên miệng bình rồi dùng dây thắt chặt lại. Việc phủ khăn sẽ giúp dung dịch có không khí để lên men và côn trùng cũng không xâm phạm được bình giấm táo của bạn.
Lưu ý là tuyệt đối không được đậy nắp kín. Vì nếu đậy nắp kín thì không khí không vào trong được và không thể lên men. Việc này sẽ làm hỏng cả mẻ giấm táo của bạn.
Bước 5: kiểm tra và sử dụng thành phẩm
sau khoảng 30 ngày là ta đã có bình giấm táo hand made 100% của chính mình. Lúc này bạn lọc lấy dung dịch giấm táo rồi chắt ra chai để dùng dần.
Trong quá trình làm giấm táo sẽ thấy có váng màu trắng mốc nổi lên. Các bạn có thể yên tâm là bình giấm táo của mình vẫn an toàn và bạn chỉ cần hớt bỏ những váng đó đi là được.
Cách sử dụng giấm táo
Cách dùng dấm táo để giảm cân
Đối với những người dùng dấm táo giảm cân thì cần phải uống liên tục, duy trì đều đặn, lâu dài thì mới có tác dụng. Mỗi ngày chỉ uống 3 lần sau khi ăn. Mỗi lần pha khoảng 30ml dấm táo mèo với 300ml nước để uống.
Lưu ý, trong quá trình dùng dấm táo để giảm cân thì không được uống dấm táo với mật ong, chỉ được pha với nước lọc để uống.
Cách dùng dấm táo trị mụn và làm đẹp
Ở phần đầu bài viết, chúng tôi đã nói qua về tác dụng làm đẹp của dấm táo. Tuy nhiên da mặt mỗi người khác nhau nên không phải ai cũng dùng như nhau.
Các bạn nên pha loãng giấm táo với nước trước khi dùng. Tùy theo sức khỏe da mặt mà pha loãng hoặc đặc. Với da mặt yếu nên pha theo tỷ lệ 1:5 (10ml dấm táo pha với 50ml nước) rồi có thể tăng dần để tìm ra tỷ lệ phù hợp.
Dung dịch làm đẹp chỉ nên pha một lượng vừa đủ sử dụng trong khoảng 5 đến 7 ngày, dùng đến đâu pha đến đấy. Bảo quản dung dịch trong tủ lạnh sau khi pha.
Cách tính định lượng nguyên liệu để làm giấm táo mèo
Đối với người dùng giấm táo giảm cân, nếu bạn kiên trì uống đấy đủ 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 30ml thì 1 ngày cần 90ml để dùng.
Trong vòng 1 năm thì cần dùng: 90 * 360 = 32.400 ml tương ứng khoảng 32 lít dấm táo. Để làm được tầm đấy giấm táo thì cần khoảng 30 đến 35kg táo mèo.
Đây chỉ là phép tính cho người muốn giảm cân liên tục trong 1 năm. Tuy nhiên, nhiều người chỉ cần dùng liên tục trong 3 đến 4 tháng rồi giảm cường độ hoặc dừng hẳn để duy trì mức cân như mong muốn. Chính vì thế bạn có thể chỉ cần mua khoảng 10 đến 20kg là đủ.
Còn đối với người dùng dấm táo làm đẹp thì tùy vào nhu cầu thực tế sử dụng rồi tính toán theo cách trên sẽ ra lượng nguyên liệu cần thiết để làm.
Những lưu ý khi làm và sử dụng giấm táo
– Táo mèo tươi chỉ có từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm nên các bạn có ý định làm giấm táo thì phải mua nguyên liệu và làm trong thời gian này.
– Táo mèo khô không làm được giấm táo
– Người bị huyết áp thấp, các bệnh về dạ dày phải dùng lúc ăn no, tuyệt đối không dùng khi đói.
Cách Làm Bánh Phở Cuốn Tại Nhà Vừa Ngon Vừa Đảm Bảo
Nguyên liệu cho cách làm bánh phở cuốn
Phần bánh phở
Phần nhân bánh
Tôm
Các loại rau thơm: xà lách, kinh giới, tía tô, rau mùi…
Phần nước chấm bánh
Tương đen: 1 muỗng canh
Đường: 1 muỗng canh
Bơ đậu phộng: 1 muỗng canh
Hạt nêm: ½ muỗng
Nước: ½ chén
Tỏi, ớt
Su hào: 1/2 củ
Cà rốt: 1/2 củ
Các bước cách làm bánh phở cuốn
Bước 1: Làm bánh phở cuốn
Cho các loại bột vào âu to, cho nước lạnh vào hòa tan.
Để bột 1 – 2 tiếng cho lắng xuống. Đánh dấu vạch nước, sau đó chắt từ từ nước trong ra và cho nước lạnh vào. Làm khoảng 1 – 2 lần là được. Đây là cách để bánh phở dai mịn và trắng thơm đẹp mắt.
Cho muối và dầu ăn vào hòa tan cùng với nước bột gạo.
Bước 2: Hấp bánh phở
Nấu một nồi nước sôi, cho khay hoặc đĩa vào xửng hấp trước 2 phút cho khay nóng rồi cho một lớp nước bột vào đậy nắp và hấp khoảng 3 phút cho bánh phở chín. Lấy khay ra để bánh phở nguội rồi lấy ra khỏi khay.
Lần lượt làm cho đến khi hết phần bột còn lại.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu
Tôm làm sạch, bỏ chỉ đen.
Rau sống rửa sạch, ngâm muối, để ráo nước.
Tỏi, ớt băm nhỏ.
Su hào, cà rốt gọt vỏ.
Bước 4: Ướp tôm
Tôm làm sạch, ướp với tiêu, hạt nêm, bột ngọt khoảng 15 phút cho ngấm.
Bước 5: Làm nộm su hào cà rốt
Cà rốt su hào tỉa hoa thái mỏng. Ngâm với muối và bóp hết nước. Sau đó trộn su hào với đường, giấm.
Bước 6: Hấp tôm
Tôm cho lên hấp chín rồi chẻ đôi.
Bước 7: Cuốn bánh phở
Lấy một miếng bánh phở, cho xà lách, rau thơm và tôm vào cuốn tròn lại cho đẹp mắt. Cách làm bánh phở cuốn ngon đó là khi cuốn các bạn lưu ý cuốn các nguyên liệu vừa đủ, hài hòa không cuốn quá nhiều rau hay tôm.
Làm lần lượt cho đến khi hết số nguyên liệu còn lại.
Bước 8: Pha nước chấm bánh phở
Phi ½ chỗ tỏi cho thơm với chút dầu ăn. Cho nước, tương đen, bơ đậu phộng cùng gia vị vào nấu sôi, nêm nếm vừa miệng và đun đến khi sốt hơi sánh thì cho nốt chỗ tỏi ớt còn lại cùng su hào, cà rốt ướp vào. Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm sốt chấm bánh phở cuốn.
Bước 9: Thưởng thức bánh phở cuốn
Bánh phở cuốn xếp ra đĩa, dùng kèm với nước tương, vậy là chúng ta đã có món bánh phở cuốn thơm ngon rồi.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh phở cuốn có vỏ bánh dai, dẻo, trắng muốt rất đẹp mắt. Các miếng bánh phở cuốn đều và chặt tay, không bị nát, vỡ.
Bánh phở cuốn ăn cùng với nước chấm vừa miệng, cay cay ngọt ngọt với thịt tôm thơm lừng rất hấp dẫn.
Khi cuốn với rau sống, rau sống sau khi rửa phải được vẩy khô và không bị ướt. Như vậy, bánh phở khi ăn sẽ không có nước và ngon hơn.
7 Cách Nấu Trà Sữa Vừa Ngon Vừa Đảm Bảo An Toàn Sức Khỏe Tại Nhà Cho Chị Em
Trà sữa với nhiều loại hương vị khác nhau luôn nhận được sự yêu thích của tất cả mọi người. Với 7 cách làm trà sữa thơm ngon, an toàn và đảm bảo sức khỏe tại nhà, các mẹ có thể làm cho lũ trẻ nhà mình thưởng thức mà không phải lo sợ trà sữa không chất lượng được bày bán ngoài đường.
1. Trà sữa dưa hấu
Dưa hấu nếu cả nhà ăn không hết có thể thay đổi bằng cách dùng chúng để nấu trà sữa uống rất ngon đấy. Hương vị khá lạ và mát nữa nè, uống vào không lo bị nóng hay nổi mụn. Chắc chắn ngoài các cửa hàng trà sữa sẽ không vị này đâu đấy. Mẹ của bé có thể làm tại nhà cho bé thưởng thức nha.
Nguyên liệu làm Trà sữa dưa hấu:
100ml Nước
3 muỗng Trà mạn
2 muỗng Đường trắng
200ml Sữa tươi không đường
300g Dưa hấu
– Bước 1: Dưa hấu gọt bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
– Bước 2: Cho nước lọc vào nồi nấu sôi rồi hạ nhỏ lửa. Sau đó cho trà mạn vào nấu khoảng từ 1 đến 2 phút. Tiếp đó, bạn cho từ từ sữa tươi không đường vào nồi trà đang nấu và nấu đến khi hỗn hơp sôi thì tắt bếp.
– Bước 3: Đổ hỗn hợp vào rây lọc lại là đã có được ngay ly trà sữa.
– Bước 4: SAu khi để trà sữa nguội, bạn cho 150ml nước dưa hấu, 100ml trà sữa, 1 muỗng đường và ít đá viên vào máy xay nhuyễn. Cho ra ly và thưởng thức thôi nè.
Trà sữa bắp được làm từ chính những trái bắp tươi tạo nên hương béo nhẹ, thanh mát, bổ dưỡng và không hề gây béo khi uống. Không chỉ là bắp, bạn còn cảm nhận được mùi thơm của bột cacao. Món trà sữa này cực kì hấp dẫn và dễ làm tại nhà, bạn có thể thực hiện ngay, đảm bảo ngoài tiệm trà sữa không có thức uống độc đáo, lạ miệng này đâu.
Nguyên liệu làm Trà sữa bắp:
Cách làm Trà sữa bắp:
– Bước 1: Cho cả râu, vỏ và cùi bắp cùng lá nếp vào nồi nước nấu sôi để ra nước ngọt. Sau đó, cho nước bắp vừa nấu và hạt bắp vào máy xay nhuyễn. Lược lấy nước sữa bắp.
– Bước 2: Đun sữa bắp trên lửa nhỏ, cho trà vào nấu trong 2 phút để trà ra chất. Cho đường vào hòa tan, nêm nếm hợp khẩu vị. Cho trà sữa bắp ra ly.
– Bước 3: Trộn bột năng và bột gạo trong âu, cho đường, bột cacao vào. Đổ từ từ nước sôi vào và dùng muỗng nhồi. Khi bột quện thành khối thì ngưng nước, rồi nhồi bằng tay đến khi dẻo mịn, không dính. Sau đó vo bột thành viên nhỏ.
– Bước 4: Luộc trân châu trong nước sôi, vớt ra cho vào tô nước lạnh. Rót trà sữa bắp ra ly, cho trân châu vào, thêm đá tùy thích.
Hương vị trà sữa của Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến tất cả chúng ta đều yêu thích bởi vì nó không quá ngọt, không quá lạt, có vị thanh thanh và thơm lừng của bột matcha nổi tiếng của Nhật. Cách làm trà sữa kiểu Nhật cực kì đơn giản, bạn có thể làm tại nhà thưởng thức.
Nguyên liệu làm Trà sữa kiểu Nhật:
1/2 muỗng Bột matcha
240ml Sữa tươi có đường
1 muỗng Đường trắng
Cách làm Trà sữa trân kiểu Nhật:
– Bước 1: Rây bột trà xanh vào ly, thêm vào chút nước sôi khuấy đều.
– Bước 2: Đun sữa và đường trên lửa vừa cho ấm, không để sôi. Đồng thời dùng máy đánh đều để tạo bọt.
– Bước 3: Đổ sữa ấm vào ly trà, rắc thêm chút bột trà xanh lên trên nữa là có thể dùng.
Những ngày thời tiết hơi lành lạnh có ngay một ly trà sữa nóng ấm để uống thì còn gì bằng phải không nào. Thật ra cách pha trà sữa cũng dễ và đơn giản lắm, chỉ cần một vài bước là bạn đã có ngay một ly trà sữa ấm áp rồi đó. Nhanh tay lưu lại công thức này để làm uống khi thèm nha.
Nguyên liệu làm Trà sữa nóng:
3 gói Trà túi lọc
270ml Nước
100ml Sữa tươi
1 muỗng Đường trắng
– Bước 1: Hòa tan đường với nước nóng, khuấy đến khi đường tan. Cho túi trà vào ấm hãm, từ từ châm nước nóng vào rồi đậy nắp, ủ trà 5 phút.
– Bước 2: Đổ sữa vào nồi, đun nóng trên lửa nhỏ cho đến khi sữa đạt chừng 70 độ C (bạn có thể sử dụng nhiệt kế lò để kiểm tra). Tranh thủ lúc sữa còn nóng, dùng máy tạo bọt để tạo bọt sữa.
– Bước 3: Đổ trà ra tách, rót sữa vừa được đánh bọt vào. Khéo léo múc phần bọt sữa đổ lên phía trên.
– Bước 4: Vậy là bạn đã hoàn thành ly trà sữa nóng mà không tốn bao nhiêu thời gian rồi đó. Thưởng thức ngay để cảm nhận hương vị thơm ngon nha.
Có lẽ đây là món trà sữa với hương vị lạ miệng, không chỉ ngon mà còn thoang thoảng hương gừng thơm lừng và có tác dụng làm ấm bụng. Với những chị em nào thèm trà sữa mà không muốn tăng cân có thể thử cách làm trà sữa siro gừng mới lạ này để thưởng thức.
Nguyên liệu làm Trà sữa siro gừng:
1 gói Trà túi lọc
1 muỗng Sữa đặc
100ml Nước
65g Gừng
1 muỗng Tiêu
1/2 muỗng Đinh hương
1 muỗng Bạch đậu khấu
1 chén Đường trắng
Cách làm Trà sữa siro gừng:
– Bước 1: Gừng rửa sạch, cắt miếng rồi cho vào nồi cùng đường, tiêu, đinh hương, bạch đậu khấu, nước và nấu đến khi đường tan, nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục nấu trong 30 phút hỗn hợp đặc lại thì tắt lửa, lọc lấy phần nước siro.
– Bước 2: Cho trà túi lọc vào ly pha cùng với nước nóng. Khi trà ra hết thì vớt túi lọc ra, cho sữa đặc vào khuấy đều cùng với siro gừng. Và thưởng thức ngay thôi nè.
Trà sữa xanh Thái Lan luôn là thức uống được lựa chọn khá nhiều của không chỉ giới trẻ mà còn cả người lớn nữa. Cách làm cũng khá đơn giản nữa, không tốn bao nhiêu thời gian là bạn đã có ngay ly trà sữa Thái ngon đúng điệu luôn rồi đó.
Nguyên liệu làm Trà sữa xanh Thái Lan:
10g Trà thái xanh
5g Bột rau câu dẻo
150g Đường trắng
100ml Sữa tươi
70g Sữa đặc
Cách làm Trà sữa xanh Thái lan:
– Bước 1: Cho rau câu dẻo và đường vào nồi, trộn đều thêmnước vào nấu cho đến khi rau câu tan hoàn toàn. Cho vào khuôn, để nguội.
– Bước 2: Cho trà vào túi lọc, nước nấu sôi, rồi cho túi lọc đã có trà vào, quậy đều rồi tắt bếp, để khoảng 3 đến 5 phút để trà ra đều.
– Bước 3: Cho trà vào bình, thêm sữa tươi, sữa đặc vào, khuấy đều. Cắt nhỏ thạch cho vào bình, để tủ lạnh và dùng.
Với những ai yêu thích món trà sữa của Phúc Long chắc hẳn không thể nào bỏ qua được cách làm trà sữa đen chuẩn vị Phúc Long đâu nè. Chỉ cần một ít trà mạn, sữa đặc là bạn đã có thể làm ra được ly trà sữa đen ngon đúng vị. Những khi muốn tự tay nấu trà sữa có thể thực hiện ngay với công thức này nha.
Nguyên liệu làm Trà sữa đen:
200g Trà mạn (Trà đen)
1 hộp Sữa đặc
200g Hạt trân châu
Cách làm Trà sữa đen:
– Bước 1: Trà mạn chia thành 2 phần bằng nhau, cho vào 2 bình.
– Bước 2: Đun sôi nước rồi đổ từ từ 2 bình trà mạn. Ngâm trà khoảng 20 phút ra hết trà. Lọc trà qua rây lấy phần nước, bỏ bã.
– Bước 3: Cho sữa đặc vào ly. Cứ 3 muỗng canh sữa đặc thì cho 150ml nước trà vào. Tùy vào khẩu vị mỗi người, có thể cho thêm sữa đặc. Cuối cùng, cho hạt trân châu, đá viên vào, khuấy đều là có thể thưởng thức.
Cách Làm Giấm Táo Thường Và Táo Mèo Nguyên Chất An Toàn Tại Nhà
Cách làm giấm táo vốn rất phổ biến trong ẩm thực châu Âu lẫn châu Á. Loại chất lỏng có vị chua này với thành phần là axit axetic rất tốt cho sức khỏe nên được dùng nêm nếm vào thực phẩm. Hơn thế trong giấm táo có thêm nhiều dưỡng chất khác tốt hơn các loại giấm thường nên càng được ưa chuộng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm giấm táo thường và táo mèo tại nhà. Mời bạn cùng theo dõi!
1. Hướng dẫn cách làm dấm táo thường tại nhà
Cách làm giấm táo rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện tại nhà để có sản phẩm nguyên chất, để dùng dần được lâu. Từ bất kỳ loại táo nào bạn mua ngoài siêu thị cũng có thể dùng làm dấm.
1.1. Nguyên liệu làm giấm táo
Táo đỏ hoặc táo xanh
2 muỗng đường
Nước lọc
Hộp đựng có nắp, bằng thủy tinh hoặc sứ
Vải mỏng hình vuông để đặt lên hũ đựng giấm
1.2. Cách làm giấm táo để lên men chuẩn
Bước 1: sơ chế táo
Rửa sạch táo, sau đó cắt miếng vào chiếc bát lớn bằng thủy tinh sau đó cho nước lọc vừa đủ để nước ngập táo.
Không đổ đầy hũ để tránh khi vặn chặt nắp nước sẽ bị trào ra ngoài. Cho tiếp đường và khuấy đều.
Bước 2: Lên men giấm táo
Chọn một chiếc đĩa nhỏ hơn miệng hộp đựng, sau đó đậy lên táo. Đặt thêm một vật nặng lên trên táo. Có thể dùng viên đá sạch hoặc bịch nilon có nước để nén táo lại. Sau đó phủ lên hũ đững táo một khăn mỏng, sạch.
Để nguyên hũ táo trong khoảng 1 tuần. Sau đó, trong lọ sẽ xuất hiện một ít nấm men nổi lên, các bạn chỉ cần dùng thìa gạt bỏ đi.
Bước 3: Lọc giấm táo
Dùng rây để lọc giấm và cho vào lọ bảo quản. Trước khi vặn nắp lọ giấm, các bạn đặt lên mỗi lọ một tấm vải mỏng và đậy nắp lại. Tấm vải sẽ ngăn cho kim loại của nắp lọ không bị ăn mòn. Các bạn nên để các hũ giấm trong bếp thêm khoảng 6 tuần nữa.
Khi đã có thành phẩm giấm, các bạn cũng không cẩn phải bảo quản tủ lạnh. Khi thấy giấm đục và bị lắng, bạn bỏ ra lọc lại rồi dùng tiếp.
2. Hướng dẫn cách làm giấm táo mèo
2.1. Nguyên liệu làm giấm táo mèo ngon
300 gram táo mèo
1 lít nước ấm khoảng 40 – 50 độ
1 trái chuối sứ chín
Hũ đựng bằng thủy tinh, khăn vải màng
Lưu ý: Chọn quả táo mèo nhỏ hoặc vừa, vỏ bên ngoài sần,ráp, có màu hồng trắng hoặc vàng là những quả táo ngon. Ngoài ra nên thử và chọn táo có vị chua nhẹ, hơi chát và không quá ngọt thì đấy là những quả táo tự nhiên và chuẩn vùng Tây Bắc.
2.2. Cách chế biến giấm táo mèo
Bước 1: sơ chế táo mèo
Các bạn cắt bỏ phần đầu và phần đuôi của táo mèo, loại bỏ bụi bẩn và những phần bị hỏng để không ảnh hưởng đến chất lượng giấm.
Cắt làm đôi quả táo và cho ngay vào một thau nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút, vớt táo ra và cho ra rổ rồi để thật ráo nước.
Bước 2: Lên men giấm táo mèo
Cho hết số táo đã rửa sạch vào hũ, cho thêm 1 trái chuối chín vào chung hũ. Các bạn có thể để nguyên trái chuối hoặc cắt lát nhỏ đều được.
Đổ nước ấm vào hũ sao cho nước ngập hết phần táo. Sau đó dùng khăn, vải mùng hoặc giấy thấm dầu đậy kín nắp hũ.
Đậy kín nắp hũ sẽ giúp giấm có sự trao đổi khí để giấm lên men nhanh hơn và không bị hỏng.
Bước 3: Bảo quản giấm táo mèo
Bảo quản hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Các bạn ngâm táo trong 30 – 35 ngày là có thể sử dụng được.
Giấm táo mèo khi hoàn thành sẽ có màu vàng đục và có một lớp màng mỏng trắng ở phía trên.
Giấm có mùi thơm dễ chịu khi mở nắp hũ.
3. Công dụng của giấm táo tự làm và những lưu ý để sử dụng đúng cách
3.1. Công dụng của giấm táo
Giấm táo chứa rất ít calories, nên bổ sung vào các món salad để giúp giảm cân một cách tự nhiên.
Một nghiên cứu gần đây cho biết là sử dụng giấm táo giúp giảm lượng đường trong máu.
Acid acetic có trong giấm táo có thể làm tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất thiết yếu từ thức ăn, bao gồm canxi.
Giấm táo trực tiếp làm giảm huyết áp, nếu bạn sử dụng chúng như một loại gia vị thay thế cho dầu ăn trộn hay muối trộn vào salad.
Sử dụng một thìa giấm táo mỗi ngày sẽ giúp cân bằng được nồng bộ pH trong cơ thể và tăng cường khả năng kháng viêm.
Bạn có thể làm giảm gàu trên mái tóc bằng cách pha loãng hai phần nước với một phần giấm táo và sử dụng nó để gột sạch tóc và da đầu của bạn.
Để thoát khỏi những mùi này hôi trên bàn tay bạn, hãy đổ một hoặc hai muỗng canh dấm táo trên tay của bạn khi bạn rửa chúng với nước.
Dùng một thìa giấm táo sẽ là mẹo vặt hay để bạn giảm nấc cụt đấy.
Thêm một tách giấm táo vào bồn tắm và ngâm làn da của bạn ít nhất 10 phút để làm giảm tác hại xấu của ánh nắng mặt trời lên da bạn.
Chỉ cần súc miệng giấm táo sau khi bạn đánh răng sẽ làm cho răng bạn trắng hơn đấy. Axít trong giấm táo có thể giúp phá vỡ mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây ra bệnh hôi miệng.
Bạn chỉ cần kẹp vào nách của bạn một miếng bông thấm chút dấm táo, mùi hôi nách sẽ biến mất nhanh chóng và bạn sẽ không còn mùi khó chịu.
3.2. Lưu ý khi dùng giấm táo tại nhà
Những người bị thương ở xương thì không nên dùng giấm. Giấm sẽ làm cho những vết thương ở xương đau nhức khó chịu, và làm cho vết gãy rất lâu lành.
Axit trong giấm sẽ khiến cho túi mật co thắt và quặn đau. Những người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng giấm sẽ khiến vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn.
4. Cách bảo quản giấm táo để sử dụng được lâu
Nên bảo quản giấm thành phẩm bằng chai hoặc lọ bằng thủy tinh hoặc nhựa chất lượng tốt để bảo quản được lâu.
Không nên chứa giấm táo trong các vật đựng bằng gốm, sứ. Thành phần chủ yếu của gốm sứ là đất nung nên khả năng sẽ có chứa các kim loại nặng. Đựng giấm trong gốm, sứ sẽ làm cho khả năng phơi nhiễm chất độc.
Đức Lộc
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Giấm Táo Mèo Vừa Rẻ Vừa Đơn Giản Ngay Tại Nhà Đảm Bảo An Toàn trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!