Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Bánh Tráng Nướng Giòn Ngon Nhâm Nhi Chống Đói Mỗi Xế Chiều mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cách làm bánh tráng nướng kiểu Đà Lạt
Bánh tráng nướng được nướng lên với các nguyên liệu như tương, mắm ruốc, mỡ hành và một số nguyên liệu khác. Không khó để bắt gặp các hàng bán bánh tráng nướng ở khắp Đà Lạt. Nếu đã trót một lần ăn thử món bánh tráng nướng Đà Lạt mà không có cơ hội đến tận nơi để thưởng thức, bạn có thể tự tay làm món bánh tráng nướng này ngay tại nhà vô cùng dễ dàng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt: Bước 1: Cắt hành lá
Hành lá mua về bạn rửa sạch cho hết đất cát, bụi bẩn.
Sau đó cắt hành thành từng khúc nhỏ.
Bước 2: Nướng bánh
Chuẩn bị một cái bếp than và đặt vỉ nướng lên.
Khi than đã hừng lửa thì bạn đặt bánh tráng lên vỉ nướng.
Cho vào bánh tráng ít sa tế, hành lá, 2 quả trứng cút và một ít tép khô vào giữa bánh.
Vừa nướng bánh bạn vừa dùng một cây cọ hoặc một cái thìa dàn đều các nguyên liệu ra hết mặt bánh. Bước này giúp các nguyên liệu được rải đều hết bánh đồng thời không làm bánh bị ướt một chỗ, khiến bánh không giòn và mất ngon.
Bước 3: Thêm các nguyên liệu khác
Bạn tiếp tục nướng bánh cho đến khi trứng bắt đều chín, xoay bánh theo hình tròn liên tục để bánh được chín và giòn đều.
Rắc thêm vào bánh ít hành lá hoặc tép khô nếu muốn.
Tiếp đến bạn cho vào bánh một miếng phô mai rồi dàn mỏng ra. Thêm vào bánh một chút tương ớt, sa tế để bánh thêm đậm đà.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
Bánh tráng sau khi đã nướng chín và giòn đều bạn gấp lại làm đôi hoặc cuộn tròn lại hay cũng có thể để nguyên tùy ý.
Bạn đặt bánh trên một chiếc đĩa, dùng kéo cắt bánh thành từng miếng vừa ăn.
Nên ăn bánh khi còn nóng để cảm nhận độ giòn tan của bánh cùng hương thơm nức mũi của các nguyên liệu như phô mai, sa tế, tép khô…
Nếu khẩu vị của bạn đậm đà hơn, bạn có thể chấm thêm tương ớt nếu muốn. Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh tráng nướng Đà Lạt ngon nổi tiếng ai ăn một lần cũng nhớ mãi rồi.
2. Cách làm bánh tráng nướng dạng kẹp nổi tiếng của Đà Nẵng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nguyên liệu làm bánh tráng Nguyên liệu làm nước sốt bò sa tế: Cách làm bánh tráng nướng kẹp: Bước 1: Làm nước sốt bò sa tế
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 50ml nước sốt khô bò đen, 40gam ớt sa tế, 30ml nước cốt tắc cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê đường và thêm 5gam ớt khô. Khuấy cho đều các gia vị này lại với nhau, đun trên lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 2: Nướng bánh tráng
Bạn cũng cắt bánh tráng dừa ra thành từng miếng tam giác. Sau đó đặt bánh lên vỉ nướng.
Phết lên bánh pate và dùng muỗng dàn cho đều pate khắp mặt bánh.
Tiếp theo rắc lên bánh ít hành lá và hành phi lên trên.
Dùng một đôi đũa khéo léo gấp cuộn bánh lại theo hình tam giác rồi xoay tròn để bánh chín và giòn đều.
Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã hoàn thành xong món bánh tráng nướng kẹp nổi tiếng Đà Nẵng rồi. Bánh tráng kẹp chấm cùng nước sốt sẽ làm món ăn thêm phần hấp dẫn hơn. Phần nhân bánh béo ngậy, thơm lừng kích thích vị giác nơi đầu lưỡi chắc chắc sẽ làm bạn thích mê.
3. Mách bạn mẹo làm bánh tráng nướng bằng chảo đơn giản ngay tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
10 miếng bánh tráng mỏng (dạng dùng để cuốn nem hoặc gỏi cuốn)
20 quả trứng cút
4 cây xúc xích
100gam khô bò
100gam tép khô
1 hộp phô mai con bò cười
1 hộp bơ
100gam hành phi
100gam hành lá cắt khúc
Cách làm bánh tráng nướng bằng chảo:
Bước 1: Bắc một cái chảo lên bếp để lửa lớn để chảo nhanh nóng. Sau đó đặt bánh tráng vào trong chảo và cho vào đó 2 trái trứng cút và hành lá vào.
Bước 2: Dùng một đôi đũa hoặc muỗng đánh cho trứng cút và hành lá trải đều ra khắp mặt bánh tráng.
Bước 3: Cho 1/2 cục phô mai và một ít bơ vào lòng bánh tráng. Dùng muỗng tán nhuyễn bơ và phô mai ra.
Bước 4: Khi đã thấy trứng chín, bạn cắt xúc xích ra thành từng lát xéo và cho xúc xích đều khắp mặt bánh.
Bước 5: Tiếp đến bạn cho lần lượt khô bò xé nhỏ, tép khô và hành phi vào. Dàn đều các nguyên liệu ra khắp mặt bánh tráng. Để món bánh tráng có vị cay và ngon hơn, bạn cho thêm tương ớt vào bánh tráng.
Bước 5: Khi bánh tráng chín đều, bạn dùng đũa hoặc dụng cụ gắp gập đôi miếng bánh tráng lại. Gắp bánh ra một chiếc đĩa và tiếp tục thực hiện những mẻ bánh khác.
Ngọc Phạm tổng hợp
Cách Làm Chuối Khô Ngào Đường Giòn Ngon Nhâm Nhi Cả Ngày
Cách làm chuối khô ngào đường bằng cách chiên chuối
Nguyên liệu làm chuối khô ngào đường
– Chuối xanh: 4 trái. Có thể chọn chuối tây hay chuối xanh.
– Muối: ½ thìa cà phê
– Đường: 70g
– Chanh tươi: 1 quả
– Dầu ăn
Các bước làm chuối khô ngào đường
Bước 1: Chuối lột vỏ, sau đó thái lát mỏng theo chiều dọc thân chuối.
Ngâm chuối trong khoảng 35-40 phút sau đó vớt ra rổ, rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh và để ráo nước.
Bước 3: Bắc chảo chiên lên bếp, cho một lượng dầu ăn vừa phải vào chảo. Khi dầu nóng vừa thì bạn cho chuối đã thái lát vào và chiên với lửa lớn vừa. Khi chiên lưu ý không lật miếng chuối nhiều lần, nó rất dễ bị gãy, bạn chỉ nên dùng đũa khuấy nhẹ để các miếng chuối không bị dính vào nhau.
Chuẩn bị trước một chiếc đĩa lót giấy thấm dầu bên dưới, đợi khi chuối có màu vàng, giòn đều thì gắp ra và bỏ lên đĩa cho thấm bớt dầu.
Bước 4: Sau khi chiên chuối xong, bạn bắc một chiếc chảo khác lên bếp để nấu nước đường. Cho đường vào chảo và bật bếp lên và nấu với lửa vừa phải. Vừa nấu vừa khuấy nhẹ. Khi thấy nước đường sôi có bọt trắng thì hạ lửa nhỏ và cho chuối đã chiên vào, dùng đũa trộn nhẹ, đợi đến khi thấy đường kết tinh bám trên từng miếng chuối thì bạn tắt bếp. Đổ thành phẩm ra khay, để nguội và thưởng thức dần thôi nào. Đây là bước cuối cùng trong cách làm chuối khô ngào đường rồi đấy.
Những miếng chuối giòn rụm, hơi ngọt, thơm lừng, màu vàng bắt mắt chắc chắn sẽ làm mọi người dùng mê mẩn.
Cách làm chuối khô ngào đường bằng cách phơi khô chuối
Nguyên liệu làm chuối khô ngào đường
– Chuối xiêm già: 4 trái (Bạn có thay thế bằng chuối cau cũng được)
– Đường: 70g
– Nước cốt dừa: 2 thìa canh
– Gừng: 1 củ lớn. Chọn gừng vừa phải, không quá già, nếu không sẽ làm chuối bị đắng.
Các bước làm chuối khô ngào đường
Bước 1: Tách vỏ chuối, sau đó mang chuối bỏ vào nia và mang ra phơi nắng 1 ngày (nếu trời nắng to).
Bước 2: Sau khi phơi bạn sẽ thấy bề mặt trái chuối se lại. Khi đó bạn dùng túi ni lông sạch (dạng túi đứng), cho trái chuối vào và để ở giữa 2 mặt thớt và ép mỏng trái chuối vừa phải.
Bước 3: Trải chuối đã ép ra nia và tiếp tục phơi khoảng 2 ngày. Chú ý lật hai mặt chuối trong thời gian phơi để chuối khô đều cả hai mặt.
Bước 4: Để món chuối khô có vị hơi cay và mùi thơm, bạn phải thực hiện công đoạn ngâm chuối với nước gừng. Gừng rửa sạch, cạo vỏ và xay nhuyễn. Cho gừng vừa xay qua rây để lọc bỏ bã và lấy phần nước. Sau đó bạn cho tất cả chuối vào một cái nồi lớn rồi cho nước gừng vào và trộn đều. Để nguyên như vậy trong khoảng 10 – 15 phút thì bạn lấy chuối bỏ ra nia và tiếp tục phơi trong 2 ngày nữa.
Lưu ý: Khi phơi chuối bạn hãy đậy một tấm vải màn mỏng và để nia chuối ở trên cao, tránh bụi bẩn và ruồi nhặng.
Bước 6: Ngào đường
Đây chính là công đoạn quan trọng nhất. Nếu bạn làm đúng cách sẽ thu được thành phẩm là những miếng chuối khô vừa dẻo lại cực kỳ thơm ngon, không quá dai cũng không quá bở. Thắng đường phải đạt độ vừa phải, không quá non cũng không quá già. Sau đó cho chuối vào vào đảo nhẹ tay với lửa nhỏ khoảng 3 phút. Tiếp theo bạn cho nước cốt dừa vào và tiếp tục đảo đều cho đến khi thấy hỗn hợp khô lại là được. Nước cốt dừa sẽ làm tăng hương vị cho món ăn này.
Cách Làm Bánh Tráng Nướng Bằng Chảo Chống Dính Đỉnh Cao
Có thể nói trong những năm gần đây thì bánh tráng nướng đã trở thành một món ăn đường phố quen thuộc, đặc biệt là đối với người dân Đà Lạt. Bắt nguồn là một chiếc bánh tráng nướng mỡ hành đơn giản, bằng những sự sáng tạo của người dân mà bánh tráng nướng dấn trở nên đa dạng và phong phú hơn về chủng loại cũng như cách chế biến. Trong đó cách làm bánh tráng nướng bằng chảo được khá nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu làm bánh tráng nướng bằng chảo
Tùy vào cách chế biến khẩu vị của từng người mà nguyên liệu có thể có nhiều cách làm với một vài nguyên liệu khác nhau. Trong đó chủ yếu vẫn bao gồm một số nguyên liệu sau:
Bánh tráng
Phô mai
Bơ
Trứng cút
Xúc xích
Khô bò
Thịt băm
Hành lá, củ hành, hành phi
Tép khô
Gia vị (tương ớt, muối đường, tiêu, hạt nêm…)
Định lượng nguyên liệu cần chuẩn bị phụ thuộc vào nhu cầu, số lượng bánh cần làm của mỗi người.
Vật dụng cần thiết khi làm bánh tráng nướng bằng chảo
Ngoài những nguyên liệu chính tạo nên bánh tráng nướng thì những vật dụng khác cần thiết cho quá trình làm bánh có thể kể đến như:
Chảo chống dính
Bếp
Dao, thớt
Đĩa
Thìa (muỗng)
Đũa
Cách làm bánh tráng nướng bằng chảo chống dính
Để chiếc bánh tráng nướng được làm ra đảm bảo chất lượng, thơm ngon thì cần đảm bảo những công việc từ nhỏ đến lớn trong mỗi giai đoạn. Thông thường, làm bánh tráng nướng bằng chảo tại nhà sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu
Làm sạch nguyên liệu:
Hành lá được loại bỏ những phần bị sâu, bị hư hỏng, sau đó đem rửa sạch và cắt nhỏ.
Xúc xích được cắt thành những lát nhỏ theo những hình dáng khác nhau tùy vào sở thích.
Dùng nước rửa sạch tép khô và để cho ráo nước.
Xào thịt:
Đầu tiên bạn bắt chảo lên bếp và đợi chảo nóng thì cho 1 muỗng dầu ăn vào, sau đó thêm hành vào chảo phi thơm.
Khi hành chuyển sang màu hơi vàng thì cho thịt băm vào bắt đầu xào. Cho thêm 1 ít gia vị như tiêu, hạt nêm, đường và 1 ít muối vào cho thịt được đậm đà gia vị.
Tắt bếp khi thị đã ngấm đủ gia vị
Bước 2: Nướng bánh tráng nướng
Với cách làm bánh tráng nướng bằng bếp ga bạn đặt chảo chống dính lên bếp, cho đến khi chảo nóng thì đặt bánh tráng vào chảo; sau đó chỉnh lửa nhỏ nhất để không làm khét bánh.
Tiếp theo bạn quét 1 lớp mỏng bơ lên bánh tráng, cho vào 1 muỗng thịt băm, 1 muỗng tép khô, 1 hoặc 2 muỗng hành lá vào giữa bánh tráng.
Dùng muỗng tạo một khoảng trống giữa bánh và đập trứng vào (có thể dùng 2-3 quả trứng cút hoặc 1 quả trứng gà), sau đó dùng muỗng dàn đều các nguyên liệu trên bánh.
Cho thêm vài lát xúc xích vào và đợi khoảng 3-4 phút cho đến khi chín các nguyên liệu rồi tắt bếp.
Bước 3: Gập đôi bánh tráng nướng
Khi bánh đã chín hoàn toàn và có độ giòn ở dưới đáy. Bạn xịt tương cà, tương ớt và maiyonaise lên bánh để tăng thêm hương vị và trang trí thêm phần hấp dẫn cho bánh tráng nướng. Có thể xịt theo hình tròn xoắn ốc hoặc zig zag đều phù hợp.
Khi bánh trên chảo còn nóng, bạn dùng 2 chiếc đũa để gập đôi chiếc bánh. Như vậy sẽ dễ dàng thưởng thức và cảm nhận được vị giòn của bánh tan trong miệng.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức
Bên cạnh cách gập đôi bánh tráng nướng, bạn có thể thưởng thức chúng bằng cách bày nguyên miếng ra đĩa; cắt theo hình tam giác tương tự với cách thưởng thức pizza. Với cách này trông bánh sẽ hấp dẫn hơn và có cách ăn thú vị hơn.
Đồng thời đừng quên dùng bánh tráng nướng khi chúng còn nóng để cảm nhận được vị giòn và ngon nhất của bánh. Thưởng thức loại bánh này cùng với chà bông, khô gà và uống cùng nước ngọt hay sữa đậu này chắc chắn sẽ mang đến một hương vị thật sự tuyệt vời.
Mẹo làm bánh tráng nướng bằng chảo ngon
Loại bánh tráng dùng để nướng
Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho bánh tráng nướng được làm ra thơm ngon và hấp dẫn hơn đó chính là việc chọn loại bánh tráng dùng để nướng cùng những nguyên liệu khác. Một chiếc bánh tráng ngon thường sẽ có mùi thơm nhẹ, không có vị chua, bánh dẻo và có độ mịn đều nhất định. Bạn cũng nên chọn những loại bánh tráng dày và đều khổ để tạo độ giòn tan và thơm lừng, đồng thời hạn chế tình trạng bị rách trong quá trình chế biến.
Ngoài ra, những nguyên liệu khác cũng cần chọn lọc kỹ càng thì chiếc bánh tráng nướng được làm ra sẽ càng trở nên chất lượng. Nên chọn những nguyên liệu tươi ngon, và những gia vị phù hợp với sở thích để đảm bảo sự ngon miệng khi thưởng thức.
Trang bị chảo chống dính tốt
Chọn theo size: Một chiếc chảo chống dính với size phù hợp với kích thước bánh tráng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm bánh.
Chọn theo chất lượng: Chất lượng chống dính trên mỗi loại chảo sẽ không giống nhau, nên việc chọn loại chảo có chất chống dính đảm bảo chất lượng sẽ hạn chế tình trạng hư hỏng và các sự cố trong quá trình chế biến.
Chọn theo trong lượng: Mỗi một chiếc chảo có những trọng lượng khác nhau, thường thì chảo trọng lượng nặng hơn sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Tuy nhiên khi chế biến làm bánh tráng nướng hay trong nấu ăn thường ngày, một chiếc chảo nặng có thể gây khó khăn hơn nhiều. Vì vậy bạn nên cân nhắc chọn cho mình loại chảo phù hợp.
Chọn theo giá cả: Yếu tố này có thể xem xét, nhưng chỉ nên là yếu tố tham khảo vì thường giá cả sẽ đi kèm chất lượng, đừng vì ham đồ rẻ mà không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng chảo dẫn đến những vấn đề, hư hỏng chảo chống dính.
Làm bánh tráng nướng bằng chảo chống dính cần lưu ý điều gì
Đầu tiên bạn cần chú ý thời gian nướng bánh, tránh trường hợp quá nhanh bánh và nguyên liệu chưa kịp chín đủ, hoặc quá lâu làm bánh bị cháy khét. Như vậy mùi vị của chiếc bánh sẽ không còn được trọn vẹn nữa.
Nên dùng mức lửa nhỏ khi nướng bánh để các nguyên liệu và bánh chín dần đều.
Chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu để cho vào bánh nhanh hơn, khi đó bạn sẽ có nhiều thời gian để lật bánh.
Chọn những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, tươi ngon để sản phẩm được thơm ngon hơn.
Chia sẻ bài viết này
Cách Làm Bánh Tráng Nướng Giòn, Ngon Chuẩn Vị Đà Lạt
1. Cách làm bánh tráng nướng với sa tế và mắm ruốc
Nguyên liệu
Bánh tráng: 1 túi
Trứng gà: 1 quả
Hành tím: 2 củ
Sả: 3 củ
Hành lá: 3 nhánh
Sa tế: 100 gr
Mắm ruốc: 3 thìa canh
Tương ớt, dầu ăn, sốt mayonaise
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn sơ chế hành tím, hành lá và sả
Bạn lột bỏ vỏ hành tím rồi thái mỏng chúng và phi vàng trên chảo dầu nóng. Sau đó vớt hành tím vừa phi xong ra giấy thấm dầu.
Bạn mang sả đi lột vỏ lớp ngoài rồi đập dập chúng ra và thái nhỏ. Tiếp theo bạn bỏ chúng lên bếp để phi chín. Lưu ý không nên phi vàng quá kẻo sả giòn rụm quá mức.
Bước 2: Bạn đặt bánh tráng lên vỉ nướng 2 mặt của chúng sơ qua một lần. Sau đó bạn cho 1 thìa sả, 1 thìa sa tế, 1 thà mỡ hành, 1 thìa mắm ruốc lên mặt bánh tráng rồi dùng muỗng rảo đều chúng ra khắp mặt bánh.
Bước 3: Bạn nhanh tay đập 1 quả trứng gà và gia vị vào bánh tránh. Lúc này nên dùng muỗng đảo nhanh tay trên mặt bánh để tránh trứng được thấm đều mặt bánh.
2. Cách làm bánh tráng nướng với bơ và khô bò
Vị béo ngậy của bơ kết hợp cùng vị mặn mặn ngọt ngọt của khô bò sẽ khiến bạn phải tấm tắc khen ngon khi thưởng thức món bánh tráng này.
Nguyên liệu
2 quả trứng gà
2 thìa tép khô loại nhỏ
1 thìa bơ thường (loại có muối)
4 bánh tráng bò pía (có thể dùng các loại bánh tráng khác)
1 củ tỏi, băm nhuyễn
Xúc xích ăn liền, thái lát mỏng
Ruốc thịt heo, xé sợi
Bò khô (tùy thích)
Vài nhanh hành lá, thái nhỏ
Tương ớt, sốt Mayonnaise
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị và làm chín các nguyên liệu
Bạn mang tỏi đi lột bỏ vỏ rồi băm nhuyễn và phi chín chúng trên chảo cùng 1- 2 thìa dầu ăn. .
Tép khô thì bạn rang khô chúng đến khi chuyển sang màu đỏ cam, lúc này chúng đã chín mềm thì tắt bếp.
Bạn đập trứng gà vào một cái chén. Sau đó dùng hành lá cắt nhuyễn bỏ vào và đánh đều cả trứng lẫn hành lên.
Xúc xích ăn liền thì bạn cắt chúng ra thành nhiều lát mỏng để dễ làm nóng và dễ ăn.
Bước 2: Bạn đặt miếng bánh tráng lên bếp nướng trước, đến khi nhìn thấy rìa bánh hơi cong lên thì đổ trứng đã được đánh đều cùng hành lá vào. Nhớ dùng muốn trải đều trứng khắp mặt bánh tráng.
Bước 3: Khi trứng vừa khô mặt, bạn hãy cho cho xúc xích, ruốc và khô bò lên trên mặt. Sau đó bạn cho tương ớt cùng sốt lên cuối cùng rồi dùng đũa gập đôi miếng bánh tráng nướng lại và gấp ra đĩa để thưởng thức.
3. Cách làm bánh tráng nướng với chà bông
Nguyên liệu
4 bánh tráng mỏng (loại cuốn nem)
chén thịt chà bông
Tép rang
Xúc xích ăn liền
Sốt cà chua
Hành lá thái nhỏ
Trứng gà
Cách thực hiện
Bước 1: Bỏ miếng bánh tráng lên vỉ để nướng nóng chúng sơ qua một lần.
Bước 2: Bạn dùng sốt cà chua quét một lớp mỏng lên khắp mặt bánh tráng.
Bước 4: Bạn cho chà bông, tép rang và xúc xích lên mặt bánh. Cuối cùng bạn rắc một ít hành lá thái nhỏ vào bánh rồi gấp đôi miếng bánh tráng lại và gấp ra khỏi vỉ.
Những lưu ý khi làm bánh tráng nướng
Nếu các bạn nướng bánh bằng chảo chống dính, hãy bật lửa để làm nóng chảo trước khi đặt miếng bánh tráng lên. Bạn có thể cho thêm muối để chảo mau khô hơn. Nhất định không được nướng bánh khi còn ẩm hay ướt.
Nếu bạn nướng bánh bằng bếp hồng ngoại, đừng quên vệ sinh sạch sẽ mặt bếp. Sau đó bạn bật công tắc để làm nóng bếp, nhớ là vặn ở nhiệt độ nhỏ nhất để tránh tình trạng bánh bị khét do không kịp trở hay xoay bánh.
Nhưng nếu bạn đã quen tay, hãy sử dụng bếp than để nướng bánh. Lưu ý nên chọn than hoa và đừng quạt lửa quá lớn kẻo làm vỏ ngoài của miếng bánh tráng bị khét trước khi các nguyên liệu bên trong chín hẳn.
Phải nướng bánh tráng hơi giòn rồi mới cho trứng gà và gia vị vào để bánh không bị mềm hay quá mặn. Bánh tráng được chọn để nướng không được lủng lỗ, rách để trứng và các nguyên liệu không bị chảy hết ra ngoài trong quá trình nướng bánh. Món bánh tráng nứng của bạn sẽ có hương vị tuyệt vời hơn nhiều khi thưởng thức chúng lúc còn nóng, kèm theo một chút tương ớt cùng sốt mayonnaise nữa thì không còn gì tuyệt hảo bằng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Bánh Tráng Nướng Giòn Ngon Nhâm Nhi Chống Đói Mỗi Xế Chiều trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!