Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Bánh Bột Lọc Đúng Hương Vị Huế – Lá Quê mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bánh bột lọc là món vô cùng dân dã và phổ biến ở miền Trung, đặc biệt là cố đô Huế. Là món rất dân dã, chính vì vậy bánh bột lọc thì ai cũng làm được, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được bánh bột lọc đúng hương vị Huế
Vậy cách làm bánh bột lọc như thế nào là đơn giản nhất, mất ít thời gian mà bánh lọc vẫn ngon và đặc biệt là đúng hương vị của bánh lọc Huế thì không phải ai cũng biết và làm được
Để làm được bánh bột lọc ngon thì khâu chọn nguyên liệu và cách nhồi bột lọc là vô cùng quan trọng
1. Chọn nguyên liệu phải tươi, ngon
Bột lọc thì hầu như không khác nhau nhiều ở các vùng. Tuy nhiên tôm và thịt thì ở mỗi vùng mỗi khác. Nên chọn tôm tự nhiên sẽ ngon hơn, có thể rim kỹ được. Tôm nuôi khi rim kỹ thịt sẽ teo hết. Thịt thì dùng ba rọi, loại nhiều mỡ. Nếu dùng thịt nạc làm nhân vẫn được nhưng bánh lọc sẽ không ngon
2. Cháo (nhồi) bột lọc phải đúng cách
Cách cháo bột lọc thì không phải ai cũng làm được đâu. Có thể biết cách nhưng cháo ra vẫn không đạt yêu cầu. Bánh bột lọc ngon hay không thì phần bột lọc là rất quan trọng – Phải nhồi bột lọc làm sao để bột bánh lọc không mềm quá và cũng không cứng quá
Bánh bột lọc muốn ngon thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa bột lọc và nhân bánh. Bột lọc phải có độ mềm, dai vừa phải, kết hợp với nhân tôm thịt đậm đà
Bài viết này mình sẽ chỉ dẫn hết các bí quyết và công thức cho các bạn bên dưới, đây cũng là những gì nhà mình vẫn đang làm hàng ngày. Chỉ cần làm theo đúng từng bước theo chỉ dẫn là được
Nào, bây giờ chúng ta bắt đầu từng việc một
I. Nguyên liệu làm bánh bột lọc (Cho 140-150 cái)
Bột lọc khô: 1 kg
Tôm Sáo: 7 lạng (loại 200-250 con/kg)
Thịt ba rọi: 4 lạng
Lá chuối: 140 -150 tấm (nếu gói bằng lá dong thì bánh sẽ ngon hơn)
Các gia vị khác (đường, nước mắm, hạt tiêu, hành lá…)
II. Chế biến nhân bánh bột lọc
– Tôm: làm sạch bằng cách bỏ đuôi, đầu và chân. Sau đó rửa sạch rồi để cho ráo nước
– Thịt ba rọi: rửa sạch sau đó thái nhỏ
Chú ý: giai đoạn để lửa nhỏ thì hạn chế trộn nhân, và nếu có trộn thì nhẹ tay tránh làm đầu tôm tách khỏi thân, trông sẽ không đẹp mắt
– Nhân bánh lọc muốn ngon phải thật thấm, chứ làm nhạt quá sau khi gói bánh và hấp thì sẽ không bao giờ đạt được độ ngon và đậm đà
– Nhà mình rim nồi nhân thường mất hơn 40 phút, lúc này tôm thịt mới quẹo lại, trông rất hấp dẫn
III. Cách cháo (nhồi) bột bánh lọc
Cháo bột lọc có thể nói là công đoạn khó nhất trong làm bánh bột lọc. Nhiều người nhắn tin facebook chỉ hỏi mình về cách nhồi bột lọc. Họ cứ hỏi sao mình làm đúng theo clip trên facebook của Lá quê nhưng vẫn không được.
Các bạn cứ làm theo bên dưới, chú ý mấy cái mình tô đậm là được
– Bột lọc loại khô trộn với nước, muối và dầu ăn theo tỷ lệ như sau:
1kg bột lọc + (1,1-1,2)lit nước + 1 thìa cafe muối + 2 thìa cafe dầu ăn
1. Bột lọc, cháo kiểu gì cũng sẽ bón cục (bột lọc bị chín), bột này rất khó làm bánh, nên sau khi cháo bột lọc trên bếp xong thì tắt lửa và tiếp tục đánh cho tan phần bột bón cục này
2. Cháo bột đến khi cảm giác khuấy đũa nặng tay là được, đừng để bột lọc đặc quá, sẽ rất khó khăn cho việc đánh tan phần bột bị bón cục. Bột lọc đặc quá cũng gây khó khăn khi gói bánh
3. Việc cháo bột giai đoạn này đặc hay lỏng sẽ KHÔNG ảnh hường gì đến việc bánh bột lọc sau khi hấp sẽ mềm hay cứng. Bánh sau khi hấp chín mềm hay cứng là do lượng nước ở công thức cháo bột ban đầu ấy.
– Sau khi cảm giác nặng tay thì tắt lửa, bắc nồi xuống bàn hay chỗ nào đó thuận tiện cho việc đánh tan phần bột bón cục. Nếu có máy đánh bột thì quá tốt, cho vào đánh tầm 10 phút là xong. Lúc thấy không còn phần bột nào bón cục thì làm bánh được rồi
Lưu ý về để canh cho bột lọc đặc hay lỏng lúc cháo ở bếp:
Tùy vào lá chuối tươi hay héo để cháo bột đặc hay lỏng cho thích hợp
Nếu lá chuối héo thì có thể cháo bột lỏng cho dễ gói. Bột lỏng sẽ giúp bột bó đều quanh nhân. Lúc này bánh hấp chín trông rất bắt mắt
Nếu dùng lá chuối còn tươi thì nên cháo bột đặc hơn một tý để khi gói bột ít bị chảy ra ngoài. (do lá chuối tươi sẽ dễ bị rách)
IV. Chuẩn bị lá chuối gói bánh bột lọc
– Chọn lá chuối vừa đừng non quá, cũng đừng già quá. Chiều dài từ cọng ra tới mép lá khoảng 20 – 25 cm là vừa
– Đặc điểm của lá chuối tươi là rất dễ rách nên phải phơi lá chuối ngoài nắng để héo bớt cho dễ gói
Theo kinh nghiệm mình rút ra kết luận việc màu sắc của lá chuối sau khi hấp bánh là tùy vào lá chuối gói bánh và cách bảo quản bánh
Bí quyết gia truyền mấy đời để có lá xanh sau khi hấp đây 🙂
Lá chuối tươi: hấp xong lá sẽ có màu xanh, nhưng rất khó lúc gói. Vì sao thì mình đã nói ở trên
Bánh bột lọc sau khi cấp đông thì sau khi hấp sẽ không có màu xanh tươi mà sẽ có màu sậm đen
Ngoài ra, nếu có điều kiên hoặc làm số lượng ít thì bạn có thể gói bánh bằng lá dong. Bánh bột lọc gói bằng lá dong sẽ ngon hơn rất nhiều so với lá chuối. Nhưng chuẩn bị lá dong thì mất nhiều thời gian và giá thành cũng cao hơn lá chuối
Cách làm lá dong thì cũng như lá chuối: phơi cho héo bớt, lau khô, cắt bỏ phần đầu, cuốn lá…Bạn có thể tìm hiểu cách chuẩn bị lá dong ở đây
V. Gói bánh bột lọc
– Việc gói bánh đúng lá khó, đòi hỏi người gói phải khéo tay nhưng thật ra không quan trọng lắm. Gói kiểu gì cũng được cả, miễn làm sao mà bột lọc phải bọc đều quanh nhân là được.
Còn gói bánh hình dáng như thế nào thật ra không ảnh hưởng mấy đến hương vị của bánh bột lọc, bánh ngon hay không thì phụ thuộc chính vào nhân, bột và lá
Tuy nhiên nếu gói bánh đẹp mắt thì sẽ trông hấp dẫn hơn, nên khi ăn sẽ cảm giác ngon hơn
Trình tự gói bánh bột lọc
– Cho bột lọc và nhân tôm thịt vào giữa lá chuối như hình bên dưới
Bánh bột lọc
Bánh các loại (bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ít, bánh gói – chay, mặn)
Cách Làm Bánh Bột Lọc Đúng Hương Vị Huế
Vậy cách làm bánh bột lọc như thế nào là đơn giản nhất, mất ít thời gian mà bánh lọc vẫn ngon và đặc biệt là đúng hương vị của bánh lọc Huế thì không phải ai cũng biết và làm được
Để làm được bánh bột lọc ngon thì khâu chọn nguyên liệu và cách nhồi bột lọc là vô cùng quan trọng
1. Chọn nguyên liệu phải tươi, ngon
Bột lọc thì hầu như không khác nhau nhiều ở các vùng. Tuy nhiên tôm và thịt thì ở mỗi vùng mỗi khác. Nên chọn tôm tự nhiên sẽ ngon hơn, có thể rim kỹ được. Tôm nuôi khi rim kỹ thịt sẽ teo hết. Thịt thì dùng ba rọi, loại nhiều mỡ. Nếu dùng thịt nạc làm nhân vẫn được nhưng bánh lọc sẽ không ngon
2. Cháo (nhồi) bột lọc phải đúng cách
Cách cháo bột lọc thì không phải ai cũng làm được đâu. Có thể biết cách nhưng cháo ra vẫn không đạt yêu cầu. Bánh bột lọc ngon hay không thì phần bột lọc là rất quan trọng – Phải nhồi bột lọc làm sao để bột bánh lọc không mềm quá và cũng không cứng quá
Bánh bột lọc muốn ngon thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa bột lọc và nhân bánh. Bột lọc phải có độ mềm, dai vừa phải, kết hợp với nhân tôm thịt đậm đà
Bài viết này mình sẽ chỉ dẫn hết các bí quyết và công thức cho các bạn bên dưới, đây cũng là những gì nhà mình vẫn đang làm hàng ngày. Chỉ cần làm theo đúng từng bước theo chỉ dẫn là được
Nào, bây giờ chúng ta bắt đầu từng việc một
I. Nguyên liệu làm bánh bột lọc (Cho 140-150 cái)
Bột lọc khô: 1 kg
Tôm Sáo: 7 lạng (loại 200-250 con/kg)
Thịt ba rọi: 4 lạng
Lá chuối: 140 -150 tấm (nếu gói bằng lá dong thì bánh sẽ ngon hơn)
Các gia vị khác (đường, nước mắm, hạt tiêu, hành lá…)
II. Chế biến nhân bánh bột lọc
– Tôm: làm sạch bằng cách bỏ đuôi, đầu và chân. Sau đó rửa sạch rồi để cho ráo nước
Chú ý: tôm tự nhiên thì hay bị lẫn cát vào bên trong nên phải rửa thật kỹ
– Thịt ba rọi: rửa sạch sau đó thái nhỏ
– Cho thịt ba rọi vào xào qua, sau đó cho tôm vào xào cùng. Sau khoản 10 phút cho nước mắm vào trộn đều cho ngấm rồi cho đường vào, trộn đều khoảng 5-10 phút thì bắt đầu hạ lửa liu riu đến khi cạn nước và có mùi thơm của tôm thịt xát chảo. Nhân bánh bột lọc phải đạt được màu đỏ của tôm, nhân mặn ngọt vừa phải, ngấm gia vị.
Lưu ý thêm: Lúc nêm gia vị thì cho quá tay một tý, lúc bột lọc và nhân kết hợp lại sẽ vừa ăn (kinh nghiệm của nhà mình đó . Bạn yên tâm đi, mình làm cả triệu cái bánh bột lọc rồi) Chú ý: giai đoạn để lửa nhỏ thì hạn chế trộn nhân, và nếu có trộn thì nhẹ tay tránh làm đầu tôm tách khỏi thân, trông sẽ không đẹp mắt
– Nhân bánh lọc muốn ngon phải thật thấm, chứ làm nhạt quá sau khi gói bánh và hấp thì sẽ không bao giờ đạt được độ ngon và đậm đà
– Nhà mình rim nồi nhân thường mất hơn 40 phút, lúc này tôm thịt mới quẹo lại, trông rất hấp dẫn
– Khi bắt đầu làm bánh thì cho hạt tiêu và hành lá vào rồi trộn đều
III. Cách cháo (nhồi) bột bánh lọc
Cháo bột lọc có thể nói là công đoạn khó nhất trong làm bánh bột lọc. Nhiều người nhắn tin facebook chỉ hỏi mình về cách nhồi bột lọc. Họ cứ hỏi sao mình làm đúng theo clip trên facebook của Lá quê nhưng vẫn không được.
Các bạn cứ làm theo bên dưới, chú ý mấy cái mình tô đậm là được
– Bột lọc loại khô trộn với nước, muối và dầu ăn theo tỷ lệ như sau:
1kg bột lọc + (1,1-1,2)lit nước + 1 thìa cafe muối + 2 thìa cafe dầu ăn
Chú ý quan trọng: đừng quên cho dầu ăn vào nồi bột lọc, không có dầu là thì sau khi bánh hấp chín phần bột lọc sẽ dính vào lá chuối, không bóc ra được
Lưu ý 3 vấn đề sau để bánh bột lọc ngon hơn
1. Bột lọc, cháo kiểu gì cũng sẽ bón cục (bột lọc bị chín), bột này rất khó làm bánh, nên sau khi cháo bột lọc trên bếp xong thì tắt lửa và tiếp tục đánh cho tan phần bột bón cục này 2. Cháo bột đến khi cảm giác khuấy đũa nặng tay là được, đừng để bột lọc đặc quá, sẽ rất khó khăn cho việc đánh tan phần bột bị bón cục. Bột lọc đặc quá cũng gây khó khăn khi gói bánh 3. Việc cháo bột giai đoạn này đặc hay lỏng sẽ KHÔNG ảnh hường gì đến việc bánh bột lọc sau khi hấp sẽ mềm hay cứng. Bánh sau khi hấp chín mềm hay cứng là do lượng nước ở công thức cháo bột ban đầu ấy.
– Sau khi cảm giác nặng tay thì tắt lửa, bắc nồi xuống bàn hay chỗ nào đó thuận tiện cho việc đánh tan phần bột bón cục. Nếu có máy đánh bột thì quá tốt, cho vào đánh tầm 10 phút là xong. Lúc thấy không còn phần bột nào bón cục thì làm bánh được rồi
Lưu ý về để canh cho bột lọc đặc hay lỏng lúc cháo ở bếp:
Tùy vào lá chuối tươi hay héo để cháo bột đặc hay lỏng cho thích hợp
Nếu lá chuối héo thì có thể cháo bột lỏng cho dễ gói. Bột lỏng sẽ giúp bột bó đều quanh nhân. Lúc này bánh hấp chín trông rất bắt mắt
Nếu dùng lá chuối còn tươi thì nên cháo bột đặc hơn một tý để khi gói bột ít bị chảy ra ngoài. (do lá chuối tươi sẽ dễ bị rách)
IV. Chuẩn bị lá chuối gói bánh bột lọc
– Chọn lá chuối vừa đừng non quá, cũng đừng già quá. Chiều dài từ cọng ra tới mép lá khoảng 20 – 25 cm là vừa
– Đặc điểm của lá chuối tươi là rất dễ rách nên phải phơi lá chuối ngoài nắng để héo bớt cho dễ gói
– Xé lá chuối thành từng tấm rộng khoản 12-15 cm sau đó cắt gọn hai đầu tạo thành tấm lá chuối gói bánh bột lọc kích thước 20x(12-15)cm là vừa đẹp để gói
– Mùa nắng thì lá chuối chỉ cần lau sạch bằng khăn ướt, tuy nhiên mùa mưa lạnh ở miền trung và miền bắc thì lá chuối rất bẩn nên cần rửa sạch sau đó lau khô
Theo kinh nghiệm mình rút ra kết luận việc màu sắc của lá chuối sau khi hấp bánh là tùy vào lá chuối gói bánh và cách bảo quản bánh
Bí quyết gia truyền mấy đời để có lá xanh sau khi hấp đây 🙂
Lá chuối tươi: hấp xong lá sẽ có màu xanh, nhưng rất khó lúc gói. Vì sao thì mình đã nói ở trên
Bánh bột lọc sau khi cấp đông thì sau khi hấp sẽ không có màu xanh tươi mà sẽ có màu sậm đen
Ngoài ra, nếu có điều kiên hoặc làm số lượng ít thì bạn có thể gói bánh bằng lá dong. Bánh bột lọc gói bằng lá dong sẽ ngon hơn rất nhiều so với lá chuối. Nhưng chuẩn bị lá dong thì mất nhiều thời gian và giá thành cũng cao hơn lá chuối
Cách làm lá dong thì cũng như lá chuối: phơi cho héo bớt, lau khô, cắt bỏ phần đầu, cuốn lá…Bạn có thể tìm hiểu cách chuẩn bị lá dong ở đây
V. Gói bánh bột lọc
– Việc gói bánh đúng lá khó, đòi hỏi người gói phải khéo tay nhưng thật ra không quan trọng lắm. Gói kiểu gì cũng được cả, miễn làm sao mà bột lọc phải bọc đều quanh nhân là được.
Còn gói bánh hình dáng như thế nào thật ra không ảnh hưởng mấy đến hương vị của bánh bột lọc, bánh ngon hay không thì phụ thuộc chính vào nhân, bột và lá
Tuy nhiên nếu gói bánh đẹp mắt thì sẽ trông hấp dẫn hơn, nên khi ăn sẽ cảm giác ngon hơn
Trình tự gói bánh bột lọc
– Cho bột lọc và nhân tôm thịt vào giữa lá chuối như hình bên dưới
– Cuối cùng nhớ dùng tay nắn hai đầu bánh lọc để bột sẽ ôm đều nhân. Tùy mỗi gia đình mà có kiểu gói bánh bột lọc hình trụ hay hình dẹt. Bánh nhà mình thì gói theo hình trụ, khó gói hơn nhưng nhìn bánh bắt mắt hơn
Hình trên là bánh bột lọc được hấp chín, lúc này bột sẽ trong suốt. Có thể nhìn thấy nhân tôm thịt rất hấp dẫn. Nếu bạn để nguội, sau khoảng 1h thì bột lọc bắt đầu chuyển màu đục dần. Tuy nhiên lúc này bánh vẫn ngon, chỉ giảm sự hấp dẫn thôi
Cách Làm Bánh Bột Lọc Chay Hương Vị Huế Ngon Nhất
Bánh bột lọc là món ăn vô cùng dân dã trong văn hóa ẩm thực của người Huế. Vì là món ăn dân dã nên việc làm ra những chiếc bánh bột lọc ngon cũng không phải quá khó. Hầu như các gia đình ở Huế đều có thể làm được bánh bột lọc. Đặc biệt ở các dịp Giỗ ông bà, bánh bột lọc hầu như có mặt trên bàn giỗ
Bánh bột lọc thì có rất nhiều biến thể khác nhau. Đặc biệt là bánh bột lọc chay, khi thay đổi nguyên liệu làm nhân thì sẽ tạo ra nhiều loại bánh bột lọc chay với hương vi khác hẳn
Lá quê sẽ gửi đến các bạn bài viết chi tiết về cách làm bánh bột lọc chay mà Lá quê đang cung cấp cho thị trường – Bánh bột lọc chay nhân đậu phụ, cà rốt và mộc nhĩ
Để bánh bột lọc chay ngon hơn thì mọi người lưu ý việc chọn nguyên liệu và việc cháo bột lọc là rất quan trong. Sẽ ảnh hưởng chính đến hương vị bánh bột lọc chay
1. Nguyên liệu
Bánh bột lọc chay thì nhân có rất nhiều biến thể. Nhà thì làm từ đậu phụ, cà rốt, mộc nhĩ; nhà thì thay mộc nhĩ bằng nấm hay rong biển… Mỗi loại nguyên liệu sẽ cho một hương vị khác nhau. Nhớ là phải chọn đậu phụ mới làm, cà rốt thì phải tươi… thì nhân bánh bột lọc mới ngon
Nhà mình thì từ xưa giờ vẫn làm nhân từ đậu phụ, cà rốt và mộc nhĩ
2. Công thức cháo bột
Việc cháo bột đúng công thức, đúng cách là rất khó. Có thể nói đây là việc gây khó khăn cho nhiều người mới bắt đầu làm bánh bột lọc. Bánh bột lọc chay ngon không chỉ do nhân ngon, mà phải có sự kết hợp hài hòa giữa nhân và bột. Cũng giống như ăn cơm, thức ăn ngon nhưng ăn cùng với gạo dỡ thì cũng rất khó ăn
Chúng ta hãy bắt đầu từng việc một
I. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh lọc chay (Cho 140-150 cái)
– Bột lọc khô: 1kg – nhà mình dùng bột lọc Huế, bột sẽ dẻo, dai hơn các vùng khác – Tuy nhiên, bột lọc ở các tỉnh khác vẫn làm được bánh bột lọc ngon
– Đậu phụ: 3,5 lạng – nên mua đậu phụ loại lớn về tự chiên sơ sẽ ngon hơn là loại người ta chiên sẵn
– Mộc nhĩ khô: 1 lạng (ngâm nước trước khi chế biến tầm 4-5h)
– Cà Rốt: 3,5 lạng
– Lá chuối: 140 – 150 tấm và các gia vị khác (dầu ăn, nước tương, đường, hạt tiêu…)
II. Chế biến nhân bánh bột lọc chay
– Đậu phụ: sau khi mua về thì thái mỏng ra, chiên sơ rồi lại thái thành sợi nhỏ như hình, sau đó tiếp tục
chiên sơ qua
Lưu ý: không nên chiên lâu quá, đậu phụ sẽ khô và cứng
– Mộc nhĩ: sau khi ngâm nước tầm 4-5h, loại bỏ phần gốc sau đó rửa sạch rồi thái dài, nhỏ
– Cà Rốt: gọt bỏ vỏ, sau đó bào nhỏ thành sợi, rồi bắt lên bếp luộc sơ qua.
Lưu ý: Vì cà rốt lâu chín hơn mộc nhĩ và đậu phụ, nên để nhân bánh thấm đều thì nên luộc sơ cà rốt trước khi xào cùng
– Cho hỗn hợp gồm 3 loại trên vào xào sơ với gia vị khoảng 10 phút rồi tắt bếp
– Để tầm 20 phút cho nhân thấm gia vị rồi tiếp tục xào kỹ thêm 20 phút nữa. Sau đó nêm lại cho vừa ăn
Giai đoạn này càng nhỏ lửa, đun càng lâu càng ngon. Nhân bánh sẽ rắc lại, thấm đều gia vị
Việc nêm gia vị thì tùy khẩu vị của mỗi người.
III. Cách cháo bột bánh lọc chay đúng cách
– Bột lọc loại khô trộn với nước, muối và dầu ăn theo tỷ lệ như sau
1kg bột + (1,1-1,2)lit nước + 1 thìa cafe muối + 2 thìa cafe dầu ăn
– Sau đó bắt nồi lên bếp, tay đánh đều bột tầm 10-12 phút, lúc cảm thấy bột lọc sệt lại, khuấy nặng tay là được
Lưu ý 3 vấn đề sau để bánh lọc ngon hơn:
Bột lọc cháo kiểu gì cũng sẽ bón cục (bột lọc bị chín), bột này rất khó làm bánh và nếu làm thì bánh rất dỡ. Nên sau khi cháo bột lọc trên bếp xong thì tắt lửa và tiếp tục đánh cho tan phần bón cục này
Cháo bột đến khi cảm giác khuấy đũa nặng tay là được, đừng để bột lọc đặc quá, sẽ rất khó khăn cho việc đánh tan phần bột bị bón cục. Bột lọc đặc quá cũng gây khó khăn khi gói bánh
Đặc biệt lưu ý: bánh sau khi hấp chín mềm hay cứng thì KHÔNG phụ thuộc vào việc cháo bột đặc hay lỏng. Quá trình bắt nồi lên bếp để cháo mình cố ý cho bột đặc, lỏng chỉ nhằm mục đích phù hợp cho việc gói bánh (lá chuối tươi nên cháo bột đặc, lá chuối đã héo nên cháo bột lỏng). Bánh sau khi hấp mềm hay cứng là do lượng nước ở công thức cháo bột quyết định. NHỚ NHÉ
– Sau khi cảm giác nặng tay thì tắt lửa, bắt nồi xuống bàn hay chỗ nào đó thuận tiện cho việc đánh tan phần bột bón cục. Nếu có máy đánh bột thì quá tốt, dùng máy đánh tầm 10 phút là xong. Lúc thấy bột lọc không còn phần bột nào bón cục thì bắt tay vào gói bánh
Tùy vào lá chuối tươi hay héo để cháo bột đến độ vừa phải
Nếu lá chuối héo thì có thể cháo bột lỏng cho dễ gói. Hơn nữa bột lỏng sẽ giúp bột bó đều quanh nhân. Lúc này bánh sau khi hấp chín trông rất bắt mắt, nhưng lá chuối sẽ không có màu xanh
Nếu dùng lá chuối còn tươi thì nên cháo bột đặc hơn một tý để khi gói bột ít bị chảy ra ngoài. (do lá chuối tươi sẽ dễ bị rách)
IV. Chuẩn bị lá chuối gói bánh bột lọc chay
– Chọn lá chuối vừa đừng non quá, cũng đừng già quá. Chiều dài từ cọng ra tới mép lá khoảng 20 – 25 cm là vừa
– Phơi lá ngoài nắng để héo bớt cho dễ gói. Lá chuối còn tươi thì rất khó gói bánh, đụng vào là rách liền
– Xé lá chuối thành từng tấm rộng khoảng 12-15cm sau đó cắt gọn hai đầu tạo thành tấm lá chuối gói bánh bột lọc kích thước 20x(12-15)cm là vừa đẹp để gói
– Mùa nắng thì lá chuối chỉ cần lau sạch bằng khăn ướt, tuy nhiên mùa mưa lạnh ở miền trung và miền bắc thì lá chuối rất bẩn nên cần rửa sạch sau đó lau khô. Việc này cũng tốn khá nhiều thời gian
Bí quyết để bánh bột lọc sau khi hấp chín có lá XANH
Nhiều chỗ làm bánh bột lọc cứ “chém” việc bánh sau khi hấp xong thì lá có màu xanh tươi là bí quyết gia truyền này nọ. Thật ra để lá chuối sau khi hấp có màu xanh thì rất đơn giản:
Muốn lá chuối sau khi hấp vẫn còn XANH thì dùng lá chuối tươi để gói bánh. Khi hấp cho lửa lớn, hấp bánh xong đem ra khỏi nồi liền. Nhược điểm của việc dùng lá chuối tươi gói bánh là khó gói, vì đụng mạnh tay là lá chuối sẽ rách, bột xì ra khỏi lá chuối
Lá chuối héo (đã phơi nắng) thì có BÍ QUYẾT GIA TRUYỀN kiểu gì cũng không cho lá xanh được. Nhưng đổi lại, lá chuối héo sẽ rất dễ gói bánh, hầu như lá sẽ không bị rách khi gói
V. Gói bánh bột lọc chay
– Việc gói bánh đúng lá khó, nhưng thật ra không QUAN TRỌNG lắm. Chỉ cần lưu ý: phải gói làm sao mà bột lọc phải bó quanh nhân là được. Còn gói bánh hình dáng như thế nào thật ra KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến hương vị của bánh bột lọc, bánh ngon hay không thì phụ thuộc vào nhân, bột và lá
Bắt đầu gói bánh bột lọc chay:
Tuy nhiên nếu gói bánh đẹp mắt thì sẽ trông hấp dẫn hơn, khi ăn sẽ cảm giác ngon miệng hơn
– Cho bột lọc vào giữa lá chuối, khoảng một thìa lớn vừa là được. Bánh lọc chay không nên cho nhiều bột vì phần nhân bánh lọc chay rất nhiều, nên phần bột lọc ít sẽ cho bánh ngon hơn
– Sau đó cho nhân bánh lọc chay vào giữa phần bột này như hình dưới
– Dùng 2 tay quấn tròn lá, đồng thời gập 2 đầu lá chuối lại như hình bên dưới. Thế là đã có được cái bánh bột lọc chay hoàn thiện
– Thế là đã có những chiếc bánh bột lọc chay tuyệt ngon, chỉ cần hấp 10 – 15 phút là có thể ăn được. Nếu làm nhiều ăn không hết thì có thể để tủ đông ăn dần. Kinh nghiệm của mình thấy bánh bột lọc chay bảo quản được rất lâu . Bảo quản trên 90 ngày ở ngăn đá tủ lạnh hay tủ đông vẫn ăn ngon
VI. Cách hấp bánh bột lọc chay
Hấp bánh bột lọc cũng là một việc không kém phần quan trọng, vì đây là khâu cuối cùng quyết định bánh ngon hay không. Phải hấp làm sao để bánh vừa chín tới. Không bị sống hay quá chín
Bánh bột lọc chay thì có thể hấp cách thủy, quay ở lò vi sóng hay thậm chí là có thể luộc cũng được
Hấp cách thủy: Như đã để cập ở trên, phần bột lọc của bánh bột lọc chay rât ít nên hấp bánh lọc chay sẽ rất dễ chín. Khoảng 10 -15 phút sau kh nước sôi là có thể chín. Cho bánh lọc chay vào nồi hấp, chú ý là không phải sắp xếp, cứ để tự nhiên vào thì bánh sẽ nhanh chín hơn (vì có nhiều khoảng trống cho hơi nước tiếp xúc với bánh)
Quay ở lò vi sóng: đây có thể nói là cách hấp bánh bột lọc nhanh nhất. Và rất phù hợp cho những bạn muốn ăn sáng bằng bánh bột lọc. Chỉ cần cho vào lo vi sóng, khoảng 6-7 phút là bánh chín. Lưu ý là nhớ đậy kín phần bánh để tránh bị khô bánh. Với bánh mới làm xong thì nên cho một ít nước vào
Luộc bánh: đây là cách hấp bánh bột lọc cho các bạn không có lò vi sóng nhưng muốn có bánh lọc nhanh để ăn sáng. Cho nồi nước sôi mạnh, sau đó cho bánh bột lọc vào, khoảng 5-6 phút là bánh chín. Với cách này thì không được ngâm bánh lâu trong nước, bánh sẽ nát hết đó
VII. Cách làm nước chấm bánh bột lọc chay
Nước chấm bánh bột lọc chay thì vô cùng đơn giản, chỉ cần nước tương pha loãng và một ít ớt tươi là bánh đã ngon.
Bánh bột lọc chay của Lá quê nhân rât đậm, nên ăn không cũng đã vừa miệng
Nếu thấy nội dung bài viết hay thì hãy chia sẽ giúp Lá quê để nhiều người biết hơn
Cách Làm Bánh Bột Lọc Huế Gói Lá Chuối Ngon
Những chiếc bánh bột lọc gói hấp dẫn (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột lọc: 500 gram
Đường cát trắng: 2 muỗng canh
Muối tinh: 1 thìa cà phê
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước lọc: 450 gram
Tôm nõn: 400 gram
Thịt ba chỉ: 300 gram
Nước mắm: 2 muỗng canh
Dầu điều: 5 muỗng canh
Tiêu xay: 1 thìa cà phê
Lá chuối: 500 gram
Các làm bánh bột lọc Huế
*Sơ chế nguyên liệu:
Tôm: Bạn cắt râu, loại bỏ đầu rồi mang rửa sạch, vớt ra rá để ráo. Nếu là tôm to, bạn đem thái thành hạt lựu, còn tôm nhỏ thì giữ nguyên.
Thịt ba chỉ: Đem cạo sạch bì, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ dài tầm 8 – 10cm, to cỡ đầu đũa.
Lá chuối: Dùng khăn ướt lau sạch lớp bụi rồi mang đi chần qua nước sôi trong chừng 5 phút rồi vớt ra ngâm với nước lạnh cho lá đỡ giòn để dễ cuốn. Sau đó, lau khô rồi xé lá thành nhiều miếng nhỏ, có kích thước khoảng 10×12 cm.
Xé một ít thành sợi để làm dây buộc.
*Làm nhân
Bước 1: Đun sôi một ít dầu rồi cho thịt ba chỉ và tôm đã được sơ chế vào xào săn. Sau đó, cho muối, nước mắm, tiêu, đường vào đảo đều rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Bước 2: Khi hỗn hợp chuyển màu vàng cánh gián và các nguyên liệu đã chín, bạn tắt bếp và đợi nhân nguội.
*Làm vỏ bánh
Bước 1: Cho 500 gram bột lọc với 450 gram nước lọc, 1 thìa cà phê muối, 2 muỗng canh đường và 1 muỗng canh dầu ăn vào chung một nồi, khuấy đều cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau.
Bước 2: Đặt nồi hỗn hợp trên lên bếp đun sôi với mức lửa liu riu. Vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều đến khi bột đặt dẻo lại thì dừng, tắt bếp và đợi bột nguội bớt.
*Gói bánh
Bước 1: Trải lá chuối ra một mặt phẳng sạch, mặt nhẵn ở phía trên để tiếp xúc với bánh, mặt gân úp xuống dưới tiếp xúc với mặt phẳng.
Bước 2: Múc 1 muỗng bột vào giữa lá, trải bột thành hình tròn có đường kính khoảng 2 đốt ngón tay rồi cho nhân vào chính giữa.
Bước 3: Gấp 2 mép lá chuối rồi gấp mí, gói cho lá chuối bao quanh bột bánh thành 1 khối trụ. Sau đó, lật cho mép lá quay xuống phía dưới.
Bước 4: Tiếp tục gấp chính giữa mặt trên của bánh, 2 đầu lá rồi xếp sang 2 bên ngược chiều nhau để tạo cho chiếc bánh gù lên. Sau đó, gấp 2 đầu mép lá xuống dưới để tạo thành hình thỏi vàng.
Bước 5: Cuối cùng, dùng những dây lá chuối để cố định hình dạng bánh.
*Hấp bánh
Bước 1: Đổ nước vào nồi hấp rồi bắc lên bếp đun sôi.
Bước 2: Khi nước sôi lớn, bạn xếp bánh gọn gàng vào xửng hấp rồi đậy kín nắp và hấp bánh trong khoảng 20 – 25 phút là đã có thể đem bánh ra thưởng thức được rồi.
Dọn ra và mời cả nhà ăn thưởng thức thôi nào! (Nguồn: Internet)
Khi dọn bánh ra mời cả nhà thưởng thức, bạn nhớ làm một chén nước mắm để ăn cùng cho bánh thêm đậm đà. Nếu dùng không hết, bạn có thể cho bánh vào ngăn mát của tủ lạnh. Hôm sau, trước khi dọn ra ăn, chỉ cần bạn hấp bánh lại trong khoảng 20 phút.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Bánh Bột Lọc Đúng Hương Vị Huế – Lá Quê trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!