Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Dùng Hàm Xếp Thứ Hạng Qua Ví Dụ mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
/
5
(
3
bình chọn
)
Bạn có 1 bảng tính Excel và bạn đang muốn tìm thứ hạng vị trí của 1 dòng nào đó trong số hàng nghìn dòng thì bạn phải làm thế nào? Sắp xếp các dòng theo thứ tự nào đó rồi đếm ư? Vậy thì quá mất thời gian, trong khi Excel lại có hàm hỗ trợ bạn làm điều đó 1 cách nhanh chóng. Hàm mà mình đang muốn nói đó là hàm RANK – hàm xếp thứ hạng trong Excel.
Hướng dẫn cách dùng hàm RANK trong Excel
Hàm RANK trong Excel là hàm Excel cơ bản nên nó được hỗ trợ trên các phiên bản từ Excel 2016, Excel 2013, Excel 2010, Excel 2007 cho đến Excel cho điện thoại iPhone, MAC, Android. Ở đây, mình hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm RANK trên Excel 2016, các phiên bản Excel khác bạn cũng làm tương tự.
Cú pháp hàm RANK
=RANK(number,ref,[order])
Các giá trị trong hàm RANK
number: Tham chiếu tới ô chứa giá trị số bạn muốn tìm thứ hạng. Đây là giá trị bắt buộc.
ref: Mảng hoặc tham chiếu tới 1 danh sách chứa các số. Các giá trị không phải số sẽ được bỏ qua. Đây là giá trị bắt buộc.
order: Cách sắp xếp. Bạn có thể sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Đây là giá trị tùy chọn.
order = 0 (số không) hoặc không có tham số này thì hàm RANK sẽ xếp hạng theo thứ tự giảm dần. Tức là giá trị lớn đứng, giá trị nhỏ đứng sau.
order là giá trị khác 0 (số không) thì hàm RANK sẽ xếp hạng theo thứ tự tăng dần. Tức là giá trị nhỏ đứng trước, giá trị lớn đứng sau.
Lưu ý
Nếu danh sách tham chiếu có 2 giá trị trùng lặp thì hàm RANK sẽ trả về cùng 1 thứ hạng. Và sự trùng lặp này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của các giá trị sau đó. Ví dụ, cho 1 danh sách số nguyên tăng dần nếu số 1 xuất hiện 2 lần và có thứ hạng là 4, thì số 2 sẽ có thứ hạng 6 (không có số nào có thứ hạng là 5).
Ví dụ về cách dùng hàm RANK trong Excel
Yêu cầu: Cho bảng điểm của sinh viên như hình dưới. Yêu cầu xếp hạng sinh viên có điểm trung bình từ cao đến thấp
Ở đây, để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng hàm RANK và đặt cách xếp hạng từ giá trị lớn tới giá trị nhỏ. Để đặt xếp hạng từ lớn tới nhỏ thì trong phần lý thuyết trên bạn cũng biết rồi, giá trị order chúng ta sẽ để là 0 hoặc để trống. Khi đó ta sẽ có công thức cho ô D4 như sau:
=RANK(C4,$C$4:$C$13,0) hoặc =RANK(C4,$C$4:$C$13)
Trong công thức trên chắc bạn hiểu rồi vì cũng đã đọc qua phần lý thuyết ở trên rồi mà nhỉ. Còn các dấu $ nếu bạn chưa hiểu ý nghĩa của nó là gì thì đọc bài viết ký hiệu $ trong Excel có ý nghĩa gì. Còn kết quả cho cả bảng tính sẽ được như sau:
Bài tập về hàm RANK trong Excel
Lời kết
Hàm Sum Trong Excel, Ví Dụ Và Cách Dùng Hàm Tính Tổng Theo Hàng Dọc
Nội dung hữu ích * Sửa lỗi hàm sum bằng 0 trong Excel* Sửa lỗi hàm Sum không cộng được trong Excel* Bài mẫu hàm SUM (Kết hợp các hàm khác, có lời giải) * Làm quen hàm SUMIF, hàm tính tổng có điều kiện trong Excel
Hướng dẫn dùng hàm SUM trong Excel – Ví dụ minh họa
1. Cú pháp hàm SUM trong EXCEL
– Cú pháp: =SUM (number 1, number 2, …) – Chức năng: Tính tổng number 1, number 2, …– Trong đó: number 1, number 2, … là các đối số mà bạn muốn tính tổng.
Chú ý:– Ô tính có giá trị logic TRUE được xem là 1, FALSE được xem là 0.– Nếu đối số là mảng hay tham chiếu thì chỉ các giá trị số trong mảng hay tham chiếu đó mới được tính. Các giá trị khác trong mảng hoặc tham chiếu bị bỏ qua.
2. Ví dụ cụ thể dùng hàm SUM trong EXCE
Ví dụ 1:=SUM (1, 2, 3) có giá trị bằng 6.=SUM (2, 3, TRUE) có giá trị bằng 6.=SUM (“2″,”3”,1) có giá trị bằng 6.
Ví dụ 2: Ta có bảng tính lương của nhân viên như sau
– Áp dụng hàm SUM để tính tổng tiền của nhân viên trong tháng ở cột thực lĩnh– Công thức sử dụng: F10=SUM (F5:F9) để chọn tất cả các giá trị từ ô F5 tới F9. Ta có kết quả như hình dưới
Vậy là các bạn đã có kết quả tổng tiền lương phải chi trả cho nhân viên
3. Các lỗi khi sử dụng hàm SUM trong EXCEL
Nếu gặp phải lỗi hàm Excel Sum, có thể là lỗi #VALUE!:
Lỗi phổ biến:#VALUE!: Lỗi này xảy ra nếu bất kỳ đối số nào được cung cấp trực tiếp cho hàm SUM không thể diễn giải là các giá trị số.Lưu ý: nếu một vùng dữ liệu ô được cung cấp chứa các giá trị không thể diễn giải thành các giá trị số, hàm SUM sẽ bỏ qua nó.
Các giá trị nào được đưa vào hàm SUM để tính toán?
Các giá trị số và ngày tháng được coi là giá trị số trong hàm Excel SUM. Tuy nhiên các giá trị văn bản và giá trị logic được xử lý khác nhau, tùy thuộc vào giá trị đó là giá trị được lưu trữ trong các ô của bảng tính hoặc được cung cấp trực tiếp cho hàm SUM.
4. Khắc phục lỗi khi sử dụng hàm SUM
Nếu hàm SUM tham chiếu ô có chứa lỗi #VALUE!, công thức sẽ trả về lỗi #VALUE!.
Để khắc phục lỗi #VALUE!, cách đơn giản là xây dựng một công thức bỏ qua vùng tham chiếu chứa lỗi để tính trung bình các giá trị “bình thường” còn lại.
Để thực hiện theo kịch bản này, bạn sử dụng kết hợp hàm SUM với hàm IF và hàm ISERROR để xác định xem có lỗi trong vùng tham chiếu cụ thể hay không. Kịch bản này yêu cầu công thức mảng:
=SUM(IF(ISERROR(B2:D2),””,B2:D2))
Lưu ý: vì đây là công thức mảng (array) nên bạn sẽ phải nhập bằng cách nhấn các phím CTRL + SHIFT + ENTER. Excel sẽ tự động bọc công thức trong dấu ngoặc {}. Nếu thử nhập các công thức này tự động, Excel sẽ hiển thị công thức dưới dạng văn bản.
Ngoài ra có thể sử dụng hàm trên để khắc phục lỗi #VALUE!, lỗi #N/A, #NULL, #p/0!, và một số lỗi hàm SUM khác.
Các bạn vừa tìm hiểu hàm SUM trong excel, thao tác của nó cực kỳ đơn giản. Ngoài ra bạn hãy tìm hiểu thêm một số hàm tính tổng với điều kiện cho trước như hàm SUMIF trong Exel để thực hiện tính toán trên bảng tính với các bài toán kết hợp nhiều điều kiện mới có kết quả mong muốn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ham-sum-trong-excel-1295n.aspx
Cách Sử Dụng Hàm Right, Hàm Left Trong Excel, Có Ví Dụ Minh Họa
Khi cần xử lý chuỗi trong Excel, bạn không thể không nhắc đến hai hàm Left và Right. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết cách sử dụng hai hàm này. Chính vì vậy, hôm nay Thuviensohoa sẽ hướng dẫn cho các bạn cụ thể để hiểu thêm và có thể sử dụng các hàm này trong quá trình làm việc với bảng tính Excel.
Nội dung bài viết gồm có 2 phần:
Hướng dẫn sử dụng hàm Left trên Excel
Hướng dẫn sử dụng hàm Right trên Excel
1. Hướng dẫn sử dụng hàm Left trên Excel
Hàm Left là hàm được sử dụng để trích ra “n” kí tự từ chuỗi Text kể từ phía bên trái.
Cú pháp của hàm như sau: Left (Text,n) hoặc Left(Text,number_chars) Trong đó:
Text: Thể hiện chuỗi kí tự
n: Số kí tự cần trích ra trong chuỗi kí tự đó. Lưu ý: Tham số “n’ này có thể có hoặc không. Nếu như không có, Excel sẽ tự động mặc định giá trị là 1).
Ví dụ: Cho một chuỗi kí tự như sau: Thuviensohoa.
Yêu cầu bạn trích ra 4 chữ cái từ phía bên trái ra để kết quả nhận được là chữ Tech. Bạn chỉ cần thực hiện như sau:
=Left(“Thuviensohoa”,4) kết quả nhận được là Tech.
Lưu ý: Đối với những chuỗi ở dạng Text bạn cần phải để trong dấu ngoặc kép.
Thêm một ví dụ khác.
Ta có bảng số liệu như sau:
Như vậy, ta cần phải tách 2 chữ số đầu của cột STT để lấy mã số phân loại.
Trước hết để cho ra kết quả của cột phân loại, bạn chỉ cần thực hiện trước với một nhân viên đầu tiên. Ở đây, mình sẽ phân loại cho bạn Hoàng Anh trước.
Theo yêu cầu, ta có công thức tính như sau:
=Left(A2,2) kết quả thu được là 01.
Sau khi nhận được kết quả của bạn đầu tiên, bạn chọn vào ô kết quả sau đó di chuột đến ở dưới góc phải ô. Bạn đợi khi nó xuất hiện dấu cộng lớn thì giữ chuột và rê nó đến ô mà bạn cần thực hiện phép tính. Sau khi thả chuột ra, bạn sẽ nhận được kết quả như bạn mong muốn.
Hàm Right cũng là hàm xử lý chuỗi như đối với hàm Left. Chỉ khác chỗ là thay vì hàm Left trích ký tự từ bên trái thì hàm Right trích ký tự từ phía bên phải.
Cụ thể về hàm Right như sau:
Hàm Right là hàm được sử dụng để trích ra “n” kí tự từ chuỗi Text kể từ phía bên phải.
Cú pháp của hàm như sau: =Right(Text,n) hoặc Right(text,number_chars)
Ví dụ: Bạn có một chuỗi ký tự như sau: chúng tôi
Trong đó:
Yêu cầu bạn trích ra 3 ký tự từ phía bên phải.
Text: Thể hiện chuỗi ký tự
n: Số ký tự cần trích ra từ chuỗi ký tự. Lưu ý: Tham số này có thể có hoặc không có. Nếu không có tham số, Excel sẽ mặc định giá trị là 1.
Bạn tiến hành thực hiện như sau:
=Right(A2,2) kết quả thu được là com.
Hoặc một ví dụ khác.
Ta có bảng số liệu:
Lúc đó ta có công thức như sau:
=Right(A2,1) ta nhận được kết quả chuyên ngành của bạn Hoàng Anh là ” D “. Sau đó, để thực hiện với các bạn còn lại, bạn chỉ cần đợi dấu cộng lớn xuất hiện ở dưới góc phải ô, rồi giữ chuột và kéo đến vị trí bạn cần thả chuột ra là có ngay kết quả.
Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm Rank Trong Excel Để Xếp Hạng Dữ Liệu
Công thức hàm RANK
=RANK(number,ref, [order])
Trong đó:
Number: (Bắt buộc) Giá trị cần xếp hạng trong khối.
Ref: (Bắt buộc) Danh sách, khối dữ liệu cần sắp xếp.
Order: (Tùy chọn) Thứ tự cần sắp xếp (từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao )
Với order = 0 (hoặc không có tham số này) thì giá trị sẽ sắp xếp giảm dần.
Với order = 1 thì giá trị sẽ sắp xếp tăng dần.
Một số lưu ý khi sử dụng Hàm RANK
Khi có các số trùng lặp Hàm RANK sẽ cho chúng cùng một thứ hạng. Sự trùng lặp này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của các số sau đó. Ví dụ: Cho danh sách điểm, sắp xếp thứ tự học sinh dựa vào điểm (theo thứ tự giảm dần).
Trong danh sách này số 6 xuất hiện hai lần và đều có thứ hạng là 3. Điểu này ảnh hưởng đến thứ hạng của số 4,5 thành thứ hạng 5 và không có thứ hạng 4.
Hệ số điều chỉnh thứ hạng ngang hàng là =(COUNT(ref)+1-RANK(number, ref, 0)-RANK(number, ref, 1))/2.
Kết quả nhận được là 0,5. Thứ hạng của 6 đã điều chỉnh có xét đến sự ngang hàng là 3 + 0,5 = 3,5
Nếu số chỉ xuất hiện một lần trong tham chiếu, thì hệ số điều chỉnh sẽ bằng 0, vì hàm RANK không cần phải điều chỉnh theo sự ngang hàng.
Khi chúng ta nhập địa chỉ của khối dữ liệu sắp xếp nên nhập địa chỉ tuyệt đối để khi sao chép công thức thì địa chỉ được giữ nguyên. Để tạo địa chỉ tuyệt đối, chúng ta nhấn phím F4; lúc này sẽ có dấu thăng ($) ở địa chỉ ô. Ví dụ: Địa chỉ tuyệt đối của ô D14 là $D$14.
Xét các ví dụ sử dụng hàm RANK trong Excel
Dữ liệu được xếp theo thứ tự giảm dần
Hãy sắp xếp thứ tự học lực của học sinh (từ học sinh có điểm cao nhất đến học sinh có điểm thấp nhất) dựa vào cột điểm lý thuyết bằng hàm RANK.
Bước 1:
Tại ô đầu tiên trong cột Thứ tự, nhập công thức =RANK(D5,$D$5:$D$9,0).
Trong đó:
D5 là Giá trị cần xếp hạng trong khối-là điểm số của học sinh đầu tiên.
$D$5:$D$9 là khối dữ liệu cần sắp xếp-danh sách điểm số của các học sinh.
0 là sắp xếp theo thứ tự giảm dần (điểm cao nhất sẽ đứng thứ 1).
Bước 2:
Sau khi nhấn Enter chúng sẽ có kết quả là 3, nghĩa là bạn Nguyễn Văn A xếp thứ 3 với 6 điểm. Tại ô kết quả đầu tiên trong cột Thứ tự, bạn kéo xuống những ô còn lại và sẽ được kết quả xếp hạng cho những bạn còn lại.
Trong trường hợp này số 6 xuất hiện 2 lần nên cùng xếp hạng 3. Làm cho số 4,5 sẽ xếp hạng thứ 5.
Dữ liệu được xếp theo thứ tự tăng dần
Hãy sắp xếp thứ tự thời gian công tác của nhân viên (từ nhân viên có thời gian công tác ngắn nhất đến nhân viên có thời gian công tác lâu nhất) dựa vào cột thời gian công tác bằng hàm RANK.
Bước 1:
Tại ô đầu tiên trong cột Thứ tự, nhập công thức =RANK(D5,$D$5:$D$8,1).
Trong đó:
D5 là Giá trị cần xếp hạng trong khối-là thời gian công tác của nhân viên đầu tiên.
$D$5:$D$8 là khối dữ liệu cần sắp xếp-danh sách thời gian công tác của nhân viên.
1 là sắp xếp theo thứ tự tăng dần (thời gian công tác ngắn nhất sẽ đứng thứ 1).
Bước 2:
Sau khi nhấn Enter chúng sẽ có kết quả là 2, nghĩa là bạn Nguyễn Văn An xếp thứ 2 với 16 tháng công tác. Tại ô kết quả đầu tiên trong cột Thứ tự, chúng ta kéo xuống những ô còn lại và sẽ được kết quả xếp hạng cho những nhân viên còn lại.
Đánh giá bài viết này
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Dùng Hàm Xếp Thứ Hạng Qua Ví Dụ trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!