Đề Xuất 3/2023 # Bánh Tráng Mắm Ruốc Nướng Phan Rang # Top 11 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # Bánh Tráng Mắm Ruốc Nướng Phan Rang # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bánh Tráng Mắm Ruốc Nướng Phan Rang mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bánh tráng mắm ruốc nướng Phan Rang có thể được xem là một món ngon ẩm thực Ninh Chữ Ninh Thuận, mà du khách nên thử, khi có dịp đến miền đất nắng gió. Là một món ăn đường phố ra đời sau này, phục vụ thực khách ban đầu chủ yếu là các cô cậu học sinh tuổi teen thích ăn quà vặt, song càng về sau, món bánh tráng mắm ruốc nướng ngày có thêm đông đảo thực khách ở mọi lứa tuổi và là món ăn thú vị mà khách du lịch cũng rất yêu thích thưởng thức.

 

Bất cứ một tour du lịch nào, đến bất cứ vùng đất nào, việc dành thời gian để thưởng thức ẩm thực đường phố luôn là một thú vui khó bỏ qua của du khách.

Vì từ những món ăn này, du khách có cơ hội để hiểu thêm về ẩm thực nói riêng và văn hóa địa phương nói chung. Đến Ninh Thuận cũng thế, ẩm thực xứ này luôn có một sức hút đặc biệt không chỉ bởi hải sản ngon, nguyên liệu phong phú mà còn bởi cách nêm nếm gia vị đậm đà, một lần nếm thử là thêm một lần có thể khiến người ta phải nhớ da diết. Món bánh tráng mắm ruốc nướng Phan Rang là một món bánh bình dân, nhưng cũng có thể đảm đương trách nhiệm hương vị đậm đà ấy, để thực khách có thử qua rồi thì chắc chắn không thể quên. Nếu như bánh tráng nướng của các vùng khác khi nướng là gấp đôi, gập tư, thậm chí là để nguyên bánh, thì bánh tráng mắm ruốc Phan Rang là những cuốn bánh cuộn tròn lại như những cuốn gỏi, khiến cho món bánh càng thêm hấp dẫn, và có chút nghệ thuật tuy dung dị nhưng khá thú vị. Bánh tráng mắm ruốc nghe có vẻ đơn giản, và khi có dịp chứng kiến khâu chế biến, cũng thấy không quá phức tạp, nhưng để có món bánh ngon thì lại cần hội đủ nhiều yếu tố.

Trước hết, bánh tráng phải ngon, mỏng nhưng phải có độ dai dẻo nhất định để khi nướng lên bánh đủ giòn thơm nhưng không nhanh vỡ nát, hoặc khi nguội cũng không quá dai. Bên cạnh đó, mắm ruốc, cũng phải là thượng hạng của Ninh Thuận, để bảo đảm được mùi thơm vị đậm nhưng không quá nặng mùi. Kế đến, là cách nướng bánh, phải vừa tới để khi cuộn bánh lại như cuốn gỏi được dễ dàng, bánh chín đều, giòn đều và còn nguyên cuốn. Các nguyên liệu còn lại cho vào bánh khá phong phú, có hành lá cắt nhuyễn, có trứng cút luộc cắt đôi và có cả nem chua, chả lụa. Vị ngon của báng thật hài hòa với nguyên liệu vừa đủ, khi ăn, thực khách có thể cảm nhận vị nem chua Phan Rang, vịchả lụa Phan Rang, vị mắm ruốc Phan Rang…

Những hương vị này hòa quyện trong nhau, tạo nên vị bánh tráng thật đặc biệt, giúp thực khách luôn nhận diện rõ ràng bánh tráng mắm ruốc nướng Phan Rang chính là thế, không thể lẫn vào đâu.

Nếu bạn có dịp đi tour du lịch Ninh Chữ Ninh Thuận, thì dành chút thời gian trong hành trình ghé lại công viên 16/4 hay đoạn cuối đường 16/4 gần nhà máy Tiến Thuận, để thử món bánh tráng mắm ruốc nướng Phan Rang tuyệt ngon này.

Đến đây nhất là vào tầm chiều, mùi bánh phảng phất khắp không gian hấp dẫn đến không thể cưỡng lại, và cảnh người đứng đợi, kẻ ngồi chờ bánh, chắc chắn sẽ làm cho bạn thêm phần chộn rộn, thêm bao thi vị, cũng như chẳng thể quên những chiếc bánh tráng mắm ruốc nướng bình dị nhưng thật ngon của xứ này.

 

 

chúng tôi

Lô B3 Trần Quang Diệu, P. Mỹ Bình, Phan Rang, Ninh Thuận 090 4848 093 – 0933 699 814 tochucsinhnhatninhthuan@gmail.com

 

Món Bánh Tráng Cuốn Mắm Ruốc

Bánh tráng cuốn mắm ruốc không giống như bánh tráng nướng chấm mắm ruốc truyền thống ở Phan Thiết vì dùng loại bánh mỏng hơn, thêm nhiều nguyên liệu hơn, cách chế biến cũng cầu kỳ hơn. Món này về hình dáng tương tự bánh tráng cuốn ở Nam bộ, nhưng đặc biệt ở chỗ phần bánh tráng cuốn bên ngoài được cuộn lại từng chút một khi nướng trên than hồng.

Thành phần tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn này là bên cạnh mắm ruốc với độ mặn vừa phải để phết lên bề mặt bánh tráng, còn có trứng gà hoặc cút luộc, nem chua, chả lụa, mỡ hành, tương ớt. Tùy vào từng hàng quán và bí quyết riêng của chủ quán, bánh tráng sẽ có thêm chút đồ chua, bắp cải thái chỉ sợi, bơ…

Bí quyết để làm nên một cuốn bánh đẹp mắt, dễ ăn nằm ở khâu nướng – cuộn bánh. Bánh tráng không quá dày mà cũng không quá mỏng để dễ cuộn hơn khi nướng và không bị vỡ vụn lúc thưởng thức.

Để cuộn được bánh khi nướng, người nướng sẽ dùng hai chiếc đũa sắt dài. Một chiếc đặt phía trong tấm bánh đã trải trên vỉ nướng, một chiếc đặt ngoài. Lúc nướng phải canh lửa thật kỹ sao cho bánh tráng vừa chín tới thì cuộn lại. Cuộn quá sớm bánh tráng không giòn, còn quá muộn bánh thường bị vỡ. Bên cạnh đó, phải cuốn đều tay để cuốn bánh tròn và giữ chặt nhân bánh, tránh bị rơi ra ngoài khi ăn.

Hương vị đầu tiên khi nếm thử món ăn dân dã này là sự pha trộn giữa cái ấm nóng của bánh vừa nướng, âm thanh giòn giòn vỡ vụn của bánh. Rồi sự mềm mại của trứng, chả lụa và sần sật của nem khi ngập vào răng. Hương vị mằn mặn ngòn ngọt của mắm ruốc lẫn trong vị béo của mỡ hành và cay cay của tương ớt chạm vào lưỡi. Tiếp đó là một làn hơi nóng ủ từ lúc nướng, tỏa ra nhẹ nhẹ.

Tất cả quyện vào nhau, pha trộn nhau, bổ sung cho nhau, làm nên cảm giác thật tròn vị liền ngay sau đó. Và rồi để lại cái mong muốn được ăn thêm những cuốn bánh ấy đến khi thật no lòng…

Món dân dã này thường được bán vào buổi chiều như một món ăn lót dạ chờ bữa tối. Chúng tôi nếm thử món này lần đầu khi ánh chiều vừa tắt và những cơn gió biển bắt đầu thổi mạnh, bay cả cát trên làng chài Mũi Né, trong hơi ấm tỏa ra từ lò than cạnh chỗ ngồi dã chiến, của sự nhiệt tình của cô chủ quán.

Và trước ánh mắt ngây thơ đang đau đáu chờ đợi của cô cháu gái khi ngồi nhìn ra đường, chờ đèn sáng để xua đi bong tối loang nhanh trên cả làng chài nhỏ bé ấy. Chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng làm tất cả chúng tôi khi rời Phan Thiết nhớ đến nao lòng.

5 Cách Làm Bánh Tráng Nướng Đà Lạt &Amp; Sài Gòn, Nướng Bánh Tráng Mắm Ruốc Mỡ Hành Bằng Chảo

Cách làm bánh tráng nướng, nhất là bánh tráng Đà Lạt nướng luôn là công thức bỏ túi không thể thiếu của các tín đồ ăn vặt, đặc biệt là trong những ngày đông lạnh. Công thức làm bánh tráng nướng khá đơn giản, chỉ có khâu chuẩn bị nguyên liệu là hơi cầu kỳ, tỉ mỉ. Với món bánh này, bạn thực hiện như sau.

Nguyên liệu làm bánh tráng nướng ngon gồm những gì

Bánh tráng khô: Bánh tráng khô này bạn có thể mua rất dễ tại các cửa hàng, siêu thị. Phần bánh tráng này bạn sẽ chuẩn bị tuỳ số lượng người ăn cũng như tuỳ theo khẩu vị yêu thích của mình. Bạn chuẩn bị từ 1 – 2 bịch bánh.

Trứng chim cút: Trứng chim cút thì bạn sẽ chuẩn bị tuỳ theo lượng bánh tráng bạn định làm. Trung bình, mỗi một chiếc bánh tráng nướng thì bạn sẽ cần tối thiểu 1 quả trứng. Do đó với số lượng bánh trên thì bạn sẽ cần chuẩn bị từ 10 – 20 quả trứng cút.

Xúc xích: Bạn có thể chọn loại xúc xích ăn liền hoặc xúc xích tươi khi làm bánh tráng nướng đều được. Chuẩn bị từ 5 – 7 cây xúc xích.

Ngô ngọt non: Phần ngô ngọt non này bạn sẽ cần từ 300 – 350 gram ngô. Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian thì có thể chọn phần ngô đã tách hạt trước còn nếu bạn muốn tự tách hạt thì có thể chọn ngô nguyên bắp để xử lý.

Thịt ức gà: Chỗ thịt này vừa có độ dai vừa phải, vừa ngọt mềm nên rất phù hợp với bánh tráng. Khi chọn ức gà thì bạn nên lọc bỏ phần sụn và da, chỉ giữ lại phần thịt để dùng. Chuẩn bị khoảng chừng 200 – 300 gram thịt ức gà.

Nguyên liệu gia vị: Để món bánh được thơm, ngon đúng vị thì bạn cần chuẩn bị thêm các phần nguyên liệu sau: sả (5 cây), gừng tươi (2 củ cỡ vừa), hành lá (100 gram), hành tím (3 củ), sa tế, tương ớt, dầu ăn…

Cách làm bánh tráng nướng ngon như sau

Xúc xích: Nếu là loại xúc xích tươi thì bạn có thể lựa chọn cách rán hoặc hấp qua cho chín rồi thái xúc xích thành những miếng vừa ăn. Nếu bạn chọn xúc xích ăn liền thì có thể bỏ qua bước này và thái trực tiếp luôn.

Thịt ức gà: Làm sạch thịt sau đó luộc chín. Luộc xong, bạn dùng tay xé sợi thịt gà nhỏ theo thớ. Khi luộc, bạn nên luộc với một chút hành, sả để miếng thịt được thơm hơn.

Hành: Phần hành tím, bạn cho thái lát mỏng sau đó phi vàng thơm và để cho ráo dầu. Phần hành tươi, bạn rửa sạch, thái nhỏ và cũng phi thơm, chín ½ chỗ hành đó, phần còn lại bạn để nguyên.

Bánh tráng nướng ngon nhất là khi được nướng trên bếp than hoa (than củi). Cách nướng này vừa truyền thống lại không hề độc hại như khi bạn nướng bằng gas hay các loại than khác. Khi nướng, bạn chú ý chỉ dùng bếp than củi ở mức than hồng để tránh bánh bị cháy.

Đặt bánh tráng lên bếp than hồng và nướng cho tới khi bánh chín vừa. Sau đó, bạn dùng cọ phết phần mỡ hành lá đã phi và một lớp sa tế lên mặt bánh. Xong xuôi, bạn đập từ 1 – 2 quả trứng cút và cũng phết đều lên bề mặt của bánh.

Khi phết trứng xong hết lượt, bạn cho tiếp phần bắp ngô non + thịt gà xé + xúc xích và cứ nướng cho tới khi bánh + các nguyên liệu chín thì rắc hành lá lên và gập đôi bánh lại rồi nhấc ra thưởng thức. Để ngon miệng hơn, bạn có thể thưởng thức bánh với tương ớt và sốt mayon.

Với cách làm bánh tráng nướng này, phần gà luộc bạn có thể thay bằng gà nướng hoặc chà bông nếu thích. Bánh tráng nướng Đà Lạt thích hợp khi ăn nóng để có được độ giòn cũng như vị ngon nhất, tránh để bánh nguội vì rất dễ bị ỉu, ăn không ngon.

Mẹo chọn bánh tráng ngon

Mùi thơm: Bánh tráng ngon sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng, không có vị chua, bánh có độ mịn đều và dẻo.

Nên chọn loại bánh tráng dày vừa, đều khổ. Loại bánh tráng này sẽ thơm lừng, giòn tan khi nướng, ngoài ra khi nhúng nước cũng không bị dính và khi cuốn bánh không bị rách.

Những điều cần lưu ý khi làm bánh tráng nướng Đà Lạt

Khi nướng bánh bạn cần thực hiện thao tác nhanh tay và đều để bánh không bị cháy xém sẽ mất ngon.

Nên để lửa nhỏ để bánh chín dần cùng các nguyên liệu.

Bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng trước để khi vào bánh sẽ nhanh và có thời gian để lật bánh hơn.

2. Nguyên liệu và cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt hấp dẫn cách 2

Bánh tráng nướng Đà Lạt đã là món ăn quá nổi tiếng và là một trong những món ăn đang có sức hấp dẫn nhất đối với giới trẻ, và được mọi người cách điệu gọi bằng một cái tên mới vô cùng ưu ái đó chính là bánh”Pizza Đà Lạt”.

Giới trẻ Sài Thành hiện đang lùng sục khắp mọi ngõ ngách để có thể thưởng thức được món này ngon đúng chuẩn này ngay tại Hà Nội và Sài Gòn.

Các nguyên liệu làm bánh

1 bịch bánh tráng trắng dạng cái tròn

10 quả trứng cút tươi hoặc 3 quả trứng gà ta

100gram hành tím

50gram sả cộng

100gram hành lá cộng

100gram sa tế cay

100ml con ruốc Huế

Tương ớt, dầu ăn, sốt mayonnaise, bơ lạc,…

Chi tiết các cách làm

– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu để làm bánh tráng nướng – Hành tím bóc bỏ vỏ, rửa sạch, bào thật mỏng. Cho khoảng 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo đặt lên bếp, phi thơm phần hành tím cho đến khi hành chín vàng và trở nên giòn thì cho ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu, để ráo dầu.

– Bước 2: Sả cộng rửa sạch, đập dập, băm nhỏ. Cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào chảo, cho tiếp phần sả băm nhỏ vào phi thơm trong 1 đến 2 phút thì cho ra 1 chén nhỏ, không cần chín quá.

– Bước 3: Hành lá đem rửa sạch, cắt nhỏ. Dùng 1/2 số hành lá đem phi thơm với 2 khoảng muỗng canh dầu ăn để làm phần mỡ hành; lưu ý, dầu ăn cần nhiều hơn, để phần hành trộn lẫn vào với dầu sánh hơn nhìn ngon ngon béo ngậy, không để phần hành chín quá, các bạn cần cho riêng ra 1 chén con. 1/2 phần hành còn lại để nhuyễn.

– Bước 4:Chuẩn bị nướng bánh tráng nướng từ các nguyên liệu làm bánh tráng nướng. Bạn cũng có thể nướng bánh tráng bằng bếp than hoặc bếp gas. Mở bếp ở lửa vừa, đặt vỉ nướng lên bếp rồi đặt bánh tráng lên, nướng sơ qua 1 vòng.

– Bước 5: Cho 1 muỗng cà phê sả băm, 1 muỗng cà phê sa tế cay, 1 muỗng cà phê mỡ hành, 1 muỗng cà phê con ruốc Huế vào bánh tráng.

– Bước 6: Đập thêm 3 quả trứng cút hoặc 1 quả trứng gà ta lên mặt bánh, dùng cọ thực phẩm đảo nhanh tay phần trứng với các gia vị cho thật đều và quết đều ra khắp mặt bánh. Lúc này cần để lửa nhỏ hơn một tí để tránh làm bánh tráng bị cháy, cũng như giúp cho trứng cùng các gia vị thấm đều và có đủ thời gian để chín.

3. Cách làm bánh tráng nướng mỡ hành và trứng cút ngon đúng điệu

Bánh tráng nướng đang là một trong những món ăn dân dã mà chúng ta thường thấy trên đường phố hoặc tại các quán vỉa hè cho đến cả nhà hàng lớn. Bánh tráng nướng được nhiều người yêu thích bởi vị giòn của bánh, ngon ngọt, mặn mà của gia vị, nghe thôi cũng thấy thèm phải không nào.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm bánh tráng mỡ hành

10 quả trứng cút ( hoặc 5 quả trứng gà ta)

Thịt nạc heo xay nhuyễn

Tôm khô (hoặc con ruốc)

Bánh tráng trắng thường dùng

Gia vị nêm nếm: Tương ớt, dầu ăn, tương cà

Hành lá, hành tím khô, tỏi, sả cộng

Lò vi sóng (hoặc bếp than củi)

Thực hiện cách làm bánh tráng nướng trứng cút thơm ngon tại nhà

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu cho cách làm bánh tráng mỡ hành

Nhặt phần hành lá, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Hành tím khô, tỏi và sả cộng thì bóc bỏ vỏ rồi đem băm nhỏ tất cả.

Bước 2: Tôm khô (con ruốc) các bạn nhặt sạch, rồi đặt một cái chảo lên bếp cho tỏi vào phi thơm. Cho phần tôm khô (con ruốc) vào rang chín cho đến khi thấy chuyển vàng đỏ thì cho tất cả vào cối giã nhuyễn.

Sau đó các bạn cho hành lá đã cắt nhỏ vào và đảo đều tay lại lần nữa rồi tắt bếp. Lấy phần thịt đã xào cho ra đĩa (bạn nên cho phần hành lá vào sau cùng để đỡ bị giừ).

Bước 4: Sử dụng lại chảo vừa xào thịt cho thêm vào chút dầu ăn và sả vào đảo đều tay lên rồi cho mắm ruốc vào tiếp tục đảo khoảng 2 phút thì cho thêm tí đường để giảm bớt vị mặn của phần mắm ruốc rồi tắt bếp múc ra bát.

Bước 5: Lấy miếng bánh tráng ra và phết đều các nguyên liệu đã chuẩn bị lên bề mặt của bánh. Đầu tiên, bạn phết phần thịt bằm đã phi với hành tím.

Tiếp đến phết thêm một chút mắm ruốc với sả, cuối cùng bạn đập vào 2 quả trứng cút (hoặc 1 quả trứng gà ta loại nhỏ) lên trên bề mặt của bánh và phết cho đều tay để các nguyên liệu dàn đều, cuối cùng cho thêm ít hành lá cắt nhỏ lên bánh tráng.

Chuẩn bị công đoạn nướng của cách làm bánh tráng mỡ hành

Bước 6: Chuẩn bị lò vi sóng ở mức nhiệt 150 200 độ C, cho miếng bánh tráng vừa rồi vào nướng trong khoảng 1’30s đến 1’45s rồi lấy miếng bánh tráng ra thưởng thức (nên canh thời gian cẩn thận kẻo làm cháy lớp bánh tráng bên ngoài).

4. Cách làm bánh tráng nướng mắm ruốc mỡ hành phô mai trứng cút ngon

Bánh tráng nướng là một món ăn vặt ngon khoái khẩu của nhiều người. Mỗi vùng miền lại có cách chế biến bánh tráng nướng khác nhau những đặc trưng nhất vẫn là bánh tráng nướng trứng cút mắm ruốc mỡ hành. Với nguồn nguyên liệu dễ tìm kết hợp lại thành một món ăn vặt vô cùng thơm ngon bắt mắt được ví như là món Pizza Việt được bày bán rất nhiều nơi.

Nguyên liệu làm bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng hoặc bánh tráng cuốn loại dày

Trứng cút hoặc trứng gà

Tôm khô chọn loại con nhỏ còn vỏ

Thịt nạc xay

Mắm ruốc

Hành lá

Hành tím

Tỏi

Sả

Tương ớt

Dầu ăn

Hạt nêm

Bếp than hoặc lò nướng

Cách làm bánh tráng nướng

Hành lá, tỏi, hành tím, sả sau khi nhặt rửa sạch thì cắt nhỏ cho vào dĩa. Tôm khô nhặt sạch. Bác chảo lên bếp cho 2 muỗng canh dầu ăn vào nấu nóng thì cho tỏi vào phi thơm sau đó cho tôm vào rang qua cho chín giòn thì cho vào cối giã nhỏ.

Bắc chảo lên bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nấu nóng thì cho hành tím vào phi thơm sau đó cho thịt nạc xay vào xào chín thì nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, đảo đều mới cho hành lá và ít ớt băm nhuyễn nếu thích vị cay.

Gạn thịt xào mỡ hành ra dĩa sau đó thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào phi thơm sả mới cho 2 muỗng canh mắm ruốc, 1 muỗng cà phê đường đảo đều rồi cho ra bát.

Lấy một cái bánh tráng cho lên mâm sau đó múc phần thịt vào dàn đều. Tiếp theo là phần mắm ruốc lên trên dàn đều và cuối cùng là đập 2 trái trứng cút lên dàn đều rồi rắc thêm chút hành lá lên trên cho lên bếp nướng.

Khi bánh gần chín thì xịt tương ớt lên trên, thêm phô mai lên trên và nướng thêm chút xíu cho bánh tráng nướng chín hẳn thì dùng đũa gặp đôi bánh lại lúc trên bếp vì bánh còn dẻo và lấy bánh ra dĩa.

Trình bày và thưởng thức

Dùng kéo hoặc dao cắt bánh tráng nướng thành 3 hay 4 miếng tùy kích thước bánh để nguội cho bánh giòn. Như vậy là chúng ta đã hoàn tất Cách làm bánh tráng nướng trứng cút mắm ruốc mỡ hành phô mai ngon thơm lừng đơn giản tại nhà rồi. Trông những chiếc bánh tráng nướng thật bắt mắt với màu vàng ruộm và giòn tan.

5. Cách làm bánh tráng nướng bằng chảo chống dính giòn ngon tại nhà

Nổi lên như một trào lưu mới cho thế giới đồ ăn vặt ở Đà Lạt, bánh tráng nướng đã nhanh chóng thu hút được đông đảo thực khách và được nhiều người xem là món ăn khoái khẩu. Nhâm nhi một chiếc bánh tráng tám chuyện với bạn bè hay người thân trong ngày se lạnh quả là vô cùng tuyệt vời bằng, từng miếng bánh giòn tan hòa quyện cùng topping bánh với trứng cút, tôm khô, hành phi… tạo nên hương vị đặc biệt.

Nhắc đến bánh tráng nướng, bạn thường hình dung đến hình ảnh bếp than đỏ lửa, những chiếc bánh được xoay tròn đều nhẹ nhàng cho đến khi chín. Nướng bánh tráng bằng than khá phức tạp và bất tiện nên nhiều người vẫn hay chọn mua bánh ở các hàng rong ven đường. Tuy nhiên, bạn chỉ cần ở nhà và chuẩn bị một số nguyên liệu đơn giản, bắt tay vào bếp là đã có món bánh tráng nướng siêu ngon chiêu đãi cả nhà rồi đấy. Cách làm bánh tráng nướng bằng chảo chống dính rất dễ, chắc chắn bạn sẽ thành công ngay từ lần đầu thử nghiệm đấy.

Sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu

Bắc chảo chống dính lên bếp, đợi cho chảo nóng thì cho 1 miếng bánh tráng vào chảo. Quết bơ và dàn đều mặt bánh, đập 2 trái trứng cút vào chảo dùng muỗng dàn đều mặt bánh. Hành lá cắt nhỏ rắc lên trên. Nếu dùng trứng gà bạn sử dụng 1 trứng, đập ra chén đánh lên cho đều rồi đổ lên mặt bánh với lượng vừa phải, quá nhiều trứng sẽ làm bánh bị nhão, mềm và ngấy.

Công đoạn nướng bánh bằng chảo

Khi thấy bánh gần chín thì lấy xúc xích cắt thành khoanh, cho thêm khô bò xé nhỏ, tôm khô rải lên đều mặt bánh cho đẹp mắt.

Đợi thêm 1 – 2 phút là được, dùng tương ớt mà maiyonaise xịt đều lên mặt bánh cho đẹp mắt, gấp đôi bánh tráng nướng lại và lấy ra khỏi chảo. Bạn nên xịt tương ớt và xốt theo hình tròn thân bánh giống như món bánh pizza cho đẹp mắt.

Hoàn thành và thưởng thức

Địa chỉ 5 quán bán bánh tráng nướng Đà Lạt ngon nhất tại thành phố Đà Lạt

Bánh tráng nướng Dì Đinh ở Đà Lạt

Cách trung tâm Thành phố không xa. Bánh tráng nướng dì Đinh được ví là quán bánh tráng nướng Đà Lạt ngon nhất. Tọa lạc trên một vị thế đắc địa ngã ba Hoàng Diệu, Trần Nhật Duật. Trung tâm của những địa chỉ vui chơi, giải trí của giới trẻ quán thu hút một lượng khách hàng đông đảo.

Mặc dù chỉ hoạt động trong vòng 14h- 18h30 nhưng không thể phủ nhận độ hấp dẫn mà quán bánh tráng nướng Dì Đinh mang lại. Lần đầu đặt chân đến với quán chắc hẳn bạn sẽ ấn tượng với vị ngon giòn hòa quyện với nước chấm đậm đà đầy hấp dẫn.

Quán dì Đinh hội tụ đầy đủ các thứ vị khác nhau. Từ hải sản đến phô mai thơm mát, dẻo hấp dẫn khách thập phương. Đôi chân thoăn thoắt không ngừng nghỉ của chị chủ cùng với nụ cười thân thiện, trìu mến. Đó là điểm cộng cho quán bánh tráng ngon nổi tiếng này.

Giá bình dân dao động thì 6 nghìn đồng đến suất đặc biệt 27 nghìn đồng. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái ăn uống thỏa thích mà không sợ “cắt cổ” khách du lịch. Trời se se lạnh cùng nhóm bạn hẹn hò quán quen nhâm nhi thưởng thức bánh tráng nướng ở Đà Lạt ngon giòn nóng hổi không gì thú vị bằng.

Bánh tráng nướng 61 Nguyễn Văn Trỗi ngon nổi tiếng ở tp. Đà Lạt

Bên cạnh quán bánh tráng nướng Dì Đinh, ắt hẳn mỗi ai khi đến với Đà Lạt không thể quên bánh tráng nướng 61 nằm trên dọc đường Nguyễn Văn Trỗi thơ mộng. Được đặt biệt danh quán bánh tráng ở Đà Lạt “nhất định phải thử” quán bánh tráng nướng 61 mang một hơi thở riêng không trộn lẫn với bất kỳ nơi nào. Quán đã lâu đời nên bạn chỉ cần hỏi đường bác xe ôm hay cô bán hàng rong là dễ dàng có thể tìm đến nơi mà không mất công tìm kiếm.

Men theo đường Bùi Thị Xuân với món bánh tráng nướng Đà Lạt

Cái tên bánh tráng trộn Minh Châu ở đường Bùi Thị Xuân ắt hẳn không còn xa lạ. Đặc biệt với những ai ưa thích khám phá ẩm thực Đà Lạt. Được mệnh danh là quán bánh tráng nổi tiếng Đà Lạt bởi hương vị mới lạ, đế bánh siêu mỏng được làm từ bột gạo hòa quyện với lớp nhân trứng, phô mai, tép khô, bò khô… giòn từ vỏ, ngon đến tận ruột ăn một lần mãi không quên.

Bánh tráng nướng BTX nằm ngã ba Bùi Thị Xuân trung tâm những địa điểm vui chơi giải trí của giới trẻ. Mỗi lần muốn ghé đến quán cô chú thì phải đi từ sớm không “mất lượt”. Mặc dù đông khách nhưng cô chú rất vui vẻ, ai đến trước thì sẽ được ăn trước. Trong lúc chờ đợi có thể ngắm phố phường thậm chí trò chuyện cùng cô chú, cô chú cực kỳ tâm lý đấy nha.

Quán bánh tráng nướng ở Đà Lạt hấp dẫn du khách hương vị độc lạ, sự niềm nở trong cách phục vụ cũng như giá thành cực kỳ bình dân. Trời se se lạnh bước chân vào quán bánh tráng nướng ngon nhất Đà Lạt bạn sẽ cảm nhận được hơi ấm bốc lên lan tỏa vào sống mũi, địa điểm đầy thú vị mà bạn nên trải nghiệm.

Bánh tráng nướng 112 khá nổi tiếng ở Đà Lạt

Không biết bắt đầu từ đâu nhưng bánh tráng nướng Đà Lạt 112 trở thành đại diện cho ẩm thực xứ sở được mệnh danh là “Paris thu nhỏ”. Món ăn được mang ra phục vụ du khách bốn phương bởi hương vị đậm đà mê lòng người thưởng thức. Hương vị không trộn lẫn với vùng miền nào. Phải nói giữa tiết trời se se lạnh ở Đà Lạt được thưởng thức món bánh tráng nướng nóng giòn không gì hấp dẫn hơn cả.

Điều làm nên sự hấp dẫn cho quán bánh tráng là cô chủ cực kỳ gần gũi. Mặc dù đông khách nhưng nụ cười thân thiện luôn nở trên môi. Vào chỉ cần đợi 5-10 phút bạn sẽ được thưởng thức món bánh tráng nướng nóng hổi, giòn từ vỏ ngọt đến tận nhân giá lại cực kỳ bình dân nữa chứ. Đặt chân đến xứ sở thơ mộng này mà không ghé đến địa chỉ quán bánh tráng nướng ngon nhất Đà Lạt này quả là một sai lầm đáng trách !

Bánh tráng nướng Đà Lạt ở quán Cô Phượng khá ngon và rẻ

Quán bánh tráng cô Phượng được đánh giá cao trong món ẩm thực hấp dẫn tại Đà Lạt. Nhìn đôi tay cực kỳ điêu luyện cùng đôi tay thoăn thoắt của cô chủ bé nhỏ hấp dẫn du khách từ cái nhìn đầu tiên. Chiếc bánh được đặt lên chiếc vỉ nướng trên chiếc bếp than hồng hòa quyện cùng những nguyên liệu trên chiếc bánh, hương thơm ngào ngạt nức mũi thực khách đang chờ đợi.

Trong buổi tối trời se se lạnh cùng người thân, bạn bè hay người yêu tận hưởng món ăn đậm đà ngắm không gian thơ mộng thì còn gì hấp dẫn hơn. Nếu nhà có trẻ nhỏ ắt hẳn đây là món ăn khoái khẩu của bọn trẻ. Với giá thành phải chăng từ 5 nghìn đến 30 nghìn.

Thưởng thức Combo tuyệt cú mèo giữa bánh tráng nướng Đà Lạt cùng sữa đậu nành nóng và những món ngon khác. Đối với mình bánh tráng nướng là một trong những món ăn vặt ngon không thể bỏ qua khi du lịch Đà Lat các bạn ạ.

Khó có thể trộn lẫn những món ngon trong ẩm thực Đà Lạt với những vùng miền khác bởi độ cay cay, giòn giòn tan ngay trên khóe miệng nhất là món bánh tráng ngon nhất Đà Lạt. Còn chần chờ gì nữa! Xách balo lên khám phá top 5 quán bánh tráng nướng ngon nhất Đà Lạt. Cùng bạn bè xua tan cái lạnh, tận hưởng pizza của xứ mình nào!

Nước Mắm Ruốc Huế (Cốt Mắm Ruốc)

Nhắc đến Huế chắc chắn ngoài những danh thắng lịch sử nổi tiếng thì những món mắm đặc sản của Huế cũng khiến người khác phải thèm thuồng. Trong đó phải kể nước mắm ruốc Huế hay còn gọi là cốt nắm ruốc cái tên vừa lạ vừa quen ấy là một nước mắm đặc biệt, thơm ngon và nguyên liệu để làm ra nó không phải là cá mà là con ruốc biển tươi (khuyết biển) được ủ theo phương pháp truyền thống để cho ra thức chấm ngon lành và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích.

Nước Mắm Ruốc Huế – đặc sản mắm Huế ngon độc đáo

Nếu như mắm ruốc làm cho tô bún bò chuẩn hương vị của Huế thì nước mắm ruốc Huế là nước chấm thơm ngon đậm đà phù hợp với nhiều món ăn: Thịt luộc, rau luộc chấm thịt bún bò, bánh bột lọc Huế, là gia vị nêm canh chua, các món lẩu, ….

Nước mắm ruốc Huế hay còn gọi là nước mắm cốt ruốc Huế – nước mắm tinh túy nhất bởi đây là loại nước mắm này được làm từ những con ruốc (có nơi gọi là khuyết) biển tươi rói rói đem đi ủ suốt 6 tháng ròng rồi qua khá nhiều công đoạn nữa mới thành ra sản phẩm. Do đó, hương vị của nó khác hẳn với các loại mắm được làm từ cá, nước mắm ruốc Huế hương vị đậm đà hơn, thơm hơn có phần lạ mà hấp dẫn chỉ cần thưởng thức một lần thôi cũng khiến bạn nhớ mãi.

Nước Mắm Ruốc Huế tinh hoa ẩm thực Huế

Bữa cơm chiều, có món thịt ăn kèm rau lang luộc chấm cùng với chén nước mắm ruốc Huế chẳng phải pha chế cầu kỳ chỉ cần xắt thêm vài lát ớt tươi nữa cũng làm người ăn cảm thấy ngon miệng xơi liền vài bát mà vẫn còn thèm. Hay nước mắm ruốc Huế chấm cùng với bánh bột lọc hay một số loại bánh của Huế như: Bánh nậm, bánh bèo)…hợp vô cùng hương vị thơm thơm béo béo hòa quyện với nước mắm ruốc ngon hết nấc! Nước mắm cốt ruốc Huế còn được xem gia vị nêm cho các món canh chua cá, các món lẩu chỉ cần thêm một muỗng nhỏ thôi cũng giúp cho nồi canh, nồi lẩu thêm ngọt, thêm đậm đà…

Nước mắm ruốc Huế là món quà quê giản dị chân chất mà thấm đượm tình quê vị mặn mòi của biển Huế. Đi đâu xa, có chai nước mắm ruốc Huế làm quà cho người thân cũng thấy quý hơn các loại quà đắt tiền khác.

Cách làm nước mắm ruốc Huế truyền thống

Nước mắm cốt ruốc Huế được làm từ những con ruốc tươi từ biển khơi

Nguyên liệu chính để làm nước mắm cốt ruốc Huế đó là ruốc biển, có nơi còn gọi khuyết, moi, tép biển. Loài động vật giáp xác này có kích thước khá nhỏ khoảng 10-40 mm, nhưng có giá trị dinh dưỡng cao: Nhiều đạm, canxi …. phân bố nhiều ở các tỉnh ven miền Trung nhất là Huế. Ruốc vào mùa thường vào các tháng 5 đến tháng 7 đây là thời điểm ruốc có thân chắc và ngọt thịt nhất, màu ruốc sáng hồng trông bắt mắt. Ruốc có thể được ăn tươi nấu canh, xào tép rồi thì làm mắm ruốc, làm nước mắm ruốc….

Cách làm nước mắm cốt ruốc như thế nào nhỉ? Vâng đối với với nước mắm cốt ruốc Huế, người trong nghề cho biết để mắm thơm và ngon thì phải chọn những con ruốc tươi roi rói mới đánh bắt từ biển lên, đem về rửa sạch để ráo rồi ủ cùng với muối theo tỷ lệ nhất định theo bí quyết gia truyền. Phương pháp ủ ruốc mà người Huế sử dụng là phương pháp thủ công truyền thống vốn có từ bao đời nay: Ủ trong các chum/vại cùng với muối, sau đó trãi qua các công đoạn như: Vắt, xay, phơi, ủ xác ruốc lẫn nước mắm ruốc dưới ánh nắng trực tiếp….Thời gian ủ, phơi ruốc trong suốt 6 tháng đến một năm ròng rã khi ruốc đã dậy mùi thơm phức đặc trưng, nước mắm ngập mặt ruốc là lúc có thể chắt lấy phần nước mắm cốt tinh túy nhất, thơm ngon đậm đà là thức chấm hảo hạng giúp tăng hương vị cho các món ăn.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngoài phương pháp ủ truyền thống, công đoạn phơi ruốc được chú ý hơn phơi trên tấm bạt sạch và đậy bằng kính. Cách làm này vừa đảm bảo vệ sinh vừa giúp tăng nhiệt độ khi ủ ruốc, giúp ruốc mau chín hơn. Do vậy sản sản phẩm nước nước mắm cốt ruốc Huế đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên người têu dùng an tâm hơn.

Nước mắm cốt ruốc Huế chuẩn hiệu Bà Duệ tại VOVE

VOVE – đơn vị phân phối sản phẩm nước mắm cốt ruốc Huế chuẩn

Mắm ruốc hay nước mắm cốt ruốc Huế là thứ nước chấm dân dã nhưng đậm đà tình quê. Mua nước mắm cốt ruốc Huế ở đâu là chuẩn chất lượng? Đây cũng là băn khoăn của nhiều người khi muốn mua sản phẩm này. Hiện nay, nhiều đơn vị cơ sở đều quan tâm đến chất lượng sản phẩm và luôn đặt yêu cầu này lên hàng đầu trong mục tiêu kinh doanh của mình. Và cũng là một đơn vị uy tín phân phối sỉ lẻ các loại đặc sản các vùng miền, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản Huế với nước mắm cốt ruốc Huế.

Sản phẩm mước mắm cốt ruốc Huế hiệu Bà Duệ ở Huế có chất lượng cao uy tín là sản phẩm chuẩn mà đã sưu tầm kỹ và tìm kiếm sản phẩm nước mắm ngon nhất tại Huế để phục vụ thực khách sành ăn….

Hãy gọi cho VOVE để thưởng thức những đặc sản Chính gốc, Thượng hạng và được phục vụ bằng sự Tận tâm, Chuyên nghiệp

CÔNG TY TNHH ĐẶC SẢN BA MIỀN VIỆT NAM

Khách Sỉ (khách buôn) vui lòng gọi: 0903 632 785

Tư vấn quà tặng công ty, quà biếu tết: 0988 118 579

Miền Bắc: Số 4 Ngách 79 Ngõ Thổ Quan, Phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 0983 882 516

Mắm ruốc CHUẨN VỊ cho tô bún bò CHUẨN HUẾ

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bánh Tráng Mắm Ruốc Nướng Phan Rang trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!