Đề Xuất 3/2023 # 10 Món Ngon Làm Từ Chuối Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Cần Thơ # Top 3 Like | Jetstartakeontheworld.com

Đề Xuất 3/2023 # 10 Món Ngon Làm Từ Chuối Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Cần Thơ # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Món Ngon Làm Từ Chuối Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Cần Thơ mới nhất trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuối là một loại trái cây quen thuộc, gần gũi trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Chuối có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn vặt độc đáo, hấp dẫn.

1. Bánh chuối hấp, nước cốt dừa

Chuối chín mùi, trộn với bột gạo cho vào xửng hấp chín, sau đó cắt miếng, rưới nước cốt dừa, cho chút mè rang vàng lên mặt và thưởng thức. Món bánh này tuy đơn giản nhưng được rất nhiều người ưa thích. Một chút ngọt ngọt từ chuối, một chút beo béo từ dừa, tạo nên hương vị khó quên. Chỉ từ những nguyên liệu dân dã đã tạo nên được chiếc bánh chuối hấp thơm ngon.

 Một chén bánh chuối hấp mang đậm hương vị Cần Thơ

2. Bánh chuối nướng

Chuối chín mùi cắt lát mỏng, xấp từng lớp với bánh mì sanwich, sau đó để thêm sữa, nước cốt dừa…rồi mang đi nướng. Bánh chín, có mùi thơm đặc trưng và màu vàng caramen đẹp mắt, nhâm nhi cùng với ly cà phê hoặc trà nóng. Không khí ở Cần Thơ luôn ôn hoà mát mẻ, bạn có thể thưởng thức món bánh chuối nướng bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày.

Những lớp chuối mỏng xếp cạnh bên nhau, được nướng bằng than hồng, hương vị không thể từ chối được

3. Chuối xào dừa

Chuối xiêm mới chín hườm hườm mang đi hấp, sau đó cắt lát mỏng, rưới nước cốt dừa bột báng thơm, ngọt lên đĩa, rắc đậu phộng và thưởng thức.

Công thức ngon đúng điệu với chuối xào dừa

4. Chuối nướng nếp

Món chuối bọc nếp nướng có lớp vỏ nếp bên ngoài dai dai, giòn giòn, quả chuối bên trong mềm ngọt, thêm nước cốt dừa beo béo, thơm thơm thật hấp dẫn, được mệnh danh là món ăn vặt vỉa hè tuyệt ngon, được yêu thích ở Miền Nam. Hoặc những quả chuối bé xinh xinh được quấn trong lớp lá chuối cho lên lò, thơm cả một góc quán nhỏ. Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Rất dễ nghiện với món chuối nướng này đó nha.

Những lớp lá chuối xanh bên ngoài giúp lưu giữ được vị ngọt tự nhiên của những quả chuối nhỏ

5. Chuối chưng

Còn có tên gọi khác là chè chuối, nguyên liệu nấu món chè này ngoài chuối xiêm chín còn có khoai lang, khoai mì, bột báng, nước cốt dừa…được nấu kỹ, hương vị thơm ngon, béo ngậy thích hợp với khẩu vị của người Miền Tây.

Lúc còn nhỏ vẫn là thích nhất món chè chuối này

6. Chuối nướng

Đây là một trong những món ăn vặt phổ biến nhất có bán ở nhiều nơi trong thành phố, đơn giản chỉ là chuối sắp chín mang đi nướng là có một món ăn chơi khoái khẩu. Món này có thể ăn kèm với mỡ hành hoặc không cần mỡ hành tùy khẩu vị mỗi người. Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.

Chuối nướng chung với mỡ hành là ngon bá cháy luôn

7. Kem chuối

Chuối chín mùi, ép tươi, chế nước cốt dừa đã nấu chín, rắc đậu phộng lên mặt và cho vào ngăn đá để đông thành kem chuối. Kem chuối ăn vị ngọt, béo, thơm ngon hấp dẫn.

Món kem chuối giải nhiệt mùa hè

8. Chuối chiên

Chuối xiêm chín mùi đập dẹp, nhúng với bột gạo chiên trong chảo ngập dầu đến khi vàng đều. Miếng chuối chiên bên ngoài giòn khấu, bên trong mềm ngọt, là món khoái khẩu của các em nhỏ Miền Tây.

Những mẻ chuối chiên mới ra lò, vẫn còn giòn và thơm ngon

9. Kẹo chuối

Chuối chín xay nhuyễn, cho đường, đậu phộng, mè rang, cơm dừa, gừng…ngào trên bếp với lửa nhỏ cho đến khi nặng tay, sau đó để nguội ép thành khối vuông hoặc thanh dài. Khách du lịch có thể mua về làm quà cho bạn bè và người thân.

Kẹo chuối vừa dẻo vừa thơm ngon, món ăn vặt cho ngày hè

10. Bánh tét chuối

Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và nhân bánh đa dạng. Đặc biệt là bánh tét nhân chuối, cực thơm, cực ngon, cực hấp dẫn. Muốn bánh ngon phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Lá cẩm phải tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng là đã có thể ăn được rồi nè. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của chuối, của hương thơm hào nguyện với nếp, tạo nên hương vị thơm ngon.

Bánh tét chuối Cần Thơ thơm ngon, hấp dẫn

Ngoài các loại bánh, kẹo kể trên, chuối còn dùng để làm nhân một số loại bánh truyền thống của Nam bộ như: bánh lá dừa nhân chuối, bánh tráng chuối…

Bánh Cuốn Ngọt Món Ngon Không Thể Bỏ Qua Khi Về Miền Tây

Bánh ướt ngọt hay còn gọi là bánh cuốn ngọt, chúng là một món đặc sản của ẩm thực sông nước miền Tây. Nếu ai đã từng du lịch miền Tây mà chưa một lần thử món ăn này thì chưa được gọi là tới miền Tây. Món bánh đơn giản những chỉ cần bạn ăn qua một lần sẽ nhớ mãi.

Có rất nhiều nơi trên đất nước ta nổi tiếng với món bánh cuốn. Nhưng món bánh ướt ngọt thì khó mà lẫn vào đâu được. Phần vỏ bánh dai dai có vừng làm điểm nhấn. Bên trong là sự góp mặt của dừa, đậu xanh và cả khoai môn nữa. Khi bạn cắn một miếng, tất cả những nguyên liệu im lìm ấy lại trở nên sống động ngay trong khoang miệng. Đây cũng chính là một trong những loại đặc sản của miền Tây. Được du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Để có được những chiếc bánh ướt này. Các chị em không cần phải cầu kỳ, công phu nhưng phải có chút khéo léo. Bởi có vậy mới đem đến cho món ăn một hình thù đẹp mắt được. Trước khi làm bánh, có hai phần nguyên liệu rõ ràng mà bạn phải chuẩn bị, đó là phần bột bánh và phần nhân. Để làm bột bánh, bạn cần bột gạo, nước cốt dừa, đường, muối, nước lạnh và mè rang. Tùy muốn làm nhiều hay ít bánh mà bạn điều chỉnh lượng nguyên liệu hợp lý. Trộn tất cả các nguyên liệu này với nhau, tỷ lệ là 1 bột: 1,5 nước: 0.5 nước cốt dừa. Đường, muối và mè rang thì định lượng tùy sở thích.

Tuy nhiên, đường nên cho vào vừa phải, muối thì chỉ cần một ít để “dằn” vị bột thêm đậm đà. Khi pha bột, nên nếm thử, thấy bột có vị ngọt nhẹ là được. Nếu muốn bánh hơi dẻo, bạn có thể pha thêm ít bột nếp hoặc bột năng. Nếu muốn bánh có màu sắc thì cho thêm nước cốt lá dứa (màu xanh), nước lá cẩm (màu tím), nước củ dền (màu hồng).

Nếu không có nồi tráng bánh chuyên dụng, bạn có thể tráng bánh theo cách thủ công. Bạn chuẩn bị một nồi hấp sâu lòng, đường kính nồi khoảng 30cm là vừa, cho nước vào. Sau đó, dùng tấm vải mỏng căng phủ lên miệng nồi, dùng dây buộc chặt cố định xung quanh, kéo cho vải thật căng. Đun nước sôi cho hơi nóng bốc lên rồi dùng vá múc bột, lật phần lưng vá xuống, tráng đều. Mẻ bột đầu tiên nên tráng một ít để thử trước, đồng thời làm vải mềm.

Khi tráng bột bánh phải thật khéo sao cho lá bánh càng mỏng càng ngon bởi vì điểm đặc biệt nhất của bánh cuốn là mỏng và trong đến mức có thể nhìn rõ phía sau nên từng được ví là thứ bánh “gió thổi bay”. Bánh dày hay mỏng là tùy thuộc vào lượng bột cho vào và thao tác của người tráng, nếu quen tay bánh sẽ mỏng đều và có độ lớn nhất định. Tuy nhiên, nếu bột quá loãng, bánh làm ra dễ rách, nhưng nếu bánh khó tráng, dày là do bột quá đặc thì nên cho thêm nước. Và trong suốt quá trình tráng bánh nên giữ nồi nước ở trạng thái sôi để cung cấp đủ nhiệt độ cho quá trình tạo màng của tinh bột, vì vậy cần thường xuyên quan sát để bổ sung thêm nước vào nồi.

Sau khi tráng xong, dùng nắp có chóp cao đậy lại, khoảng vài phút mở nắp ra, mở nhanh tay, tránh để nước đọng mặt bánh. Bánh chín, vít ra, để lên mâm có thoa dầu. Cứ thế tiếp tục đến khi nào hết bột.

Làm nhân bánh, bạn cần chuẩn bị đậu xanh cà vỏ, ngâm nở, nấu nhừ với ít nước, nếu thích béo có thể nấu thêm nước cốt dừa. Khi đậu xanh chín, hơi cạn nước thì tán nhuyễn, cho thêm ít đường, bột vani cho thơm. Nhân bánh còn có thêm dừa bào sợi. Dừa chọn loại “cứng cạy”, tức không quá cứng cũng không quá non rồi dùng dụng cụ cạo cơm dừa thành sợi (có thể dùng nắp chai bia, có các khía xung quanh).

Công đoạn tiếp theo, người chế biến sẽ xếp nhân đậu xanh. Khi bánh chín, dùng thanh tre lấy ra dĩa, sau mỗi lớp bánh còn ướt nóng hổi vừa ngả xuống, phải nhanh tay rắc một lớp đậu xanh và dừa vào rồi gấp hai mí bánh bên cạnh vào để bịt kín hai đầu bánh và cuộn tròn bánh cho đến hết. Có lẽ vì vậy mà dân gian người gọi là bánh ướt, người khác kêu bánh cuốn cũng không sai. Nếu muốn bánh ngắn thì cuốn xong dùng dao cắt đôi ra, còn không cứ để nguyên cho đẹp mắt. Bánh được sắp lên dĩa, rắc thêm mè và đậu phộng rang vàng giã nhỏ lên khắp bề mặt bánh để tăng thêm hương vị cho bánh. Không giống bánh ướt mặn, bánh ngọt ăn nguội vẫn rất ngon, bóng dầu và bùi bùi đậu xanh… Hương vị món này dễ làm mê mẩn những ai chưa từng thưởng thức qua và có phần hảo ngọt. Bánh có thể chấm kèm muối mè hoặc đậu phộng. Đặc biệt để qua ngày hôm sau trong tủ lạnh mà bánh vẫn còn độ dẻo trong, chỉ cần hâm cho ấm là ăn y như mới làm.

Bánh cuốn ngọt có vị ngọt vừa của đường, vị béo của dừa, bùi của đậu mùi thơm của bột, của lá dứa và các thành phần bên trong, khi ăn cảm nhận được cái dai, cái dòn của vỏ bánh. Bánh cuốn ngọt có thể được xem là một món ăn thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn so với các loại bánh ngọt khác.Nếu có dịp du lịch Miền Tây, bạn có thể tìm thưởng thức món này dễ dàng ở các buổi chợ quê. Bánh thường được bán chung với bánh da lợn, bánh bò, bánh ú, bánh chuối, bánh tét. Một cuốn bánh dài giá chừng khoảng 2,3 ngàn đồng, mỗi người chỉ cần khoảng vài 3 cuốn là đã thấy… no.

ẩm thực Miền Tây Bánh cuốn ngọt Miền Tây

Những Món Ngon Giải Nhiệt Mùa Hè Từ Sữa Đậu Nành Chị Em Không Thể Bỏ Qua

Cách làm sữa đậu nành mè đen

Đậu nành, mè đen đều là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nếu sữa đậu nành giúp làm đẹp da, tăng kích thước vòng một, giảm nguy cơ mắc ung thư vú,… thì mè đen có tác dụng hỗ trợ thanh lọc cơ thể, trị táo bón, kích thích mọc tóc, cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho tim mạch. Uống sữa đậu nành mè đen không chỉ giúp bạn bồi bổ cơ thể mà còn giải nhiệt trong những ngày hè oi bức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đậu nành (100g), mè đen (15g), đường, nước sạch (1 lít) và các dụng cụ hỗ trợ như máy làm sữa đậu nành, chảo, rây lọc.

Hướng dẫn cách nấu sữa đậu nành mè đen

Bước 1: Đậu nành đem ngâm trong nước khoảng 6 – 8 tiếng sau đó đãi sạch vỏ. Mè đen cho vào chảo rang nhỏ lửa đến khi chín và có mùi thơm.

Bước 2: Cho đậu nành, mè đen và nước đã chuẩn bị vào trong máy làm sữa đậu nành, chọn chế độ phù hợp.

Bước 3: Khi máy báo hoàn thành, bạn chỉ việc cho sữa lọc quay rây, thêm đường và thưởng thức.

Sữa đậu nành mè đen – đồ uống thơm ngon giải nhiệt mùa hè

Cách nấu sữa đậu nành lá dứa

Chỉ cần kết hợp với vài chiếc lá dứa, món sữa đậu nành vốn đã thơm ngon nay lại càng trở nên hấp dẫn, đẹp mắt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đậu nành (100 gram), lá dứa (nhiều hay ít tùy sở thích người dùng), nước (1 lít), đường và các dụng cụ như máy làm sữa đậu nành, rây lọc. Nếu không có máy làm sữa đậu nành, bạn có thể thay bằng máy xay sinh tố.

Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành lá dứa

Bước 1: Ngâm đậu nành trong nước khoảng 6 – 8 tiếng rồi đãi sạch vỏ. Lá dứa đem rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2: Cho đậu nành, lá dứa và nước đã chuẩn bị vào trong máy làm sữa đậu nành rồi chọn chế độ phù hợp.

Bước 3: Đợi đến khi máy báo hoàn thành, đem sữa đậu nành lá dứa đổ qua rây lọc để sữa mịn hơn. Thêm đường theo ý thích và thưởng thức.

Nếu không có máy làm sữa đậu nành, bạn cần cho đậu nành, lá dứa và nước vào máy xay sinh tố, xay đến khi hỗn hợp mịn nhuyễn. Tiếp theo, cho hỗn hợp qua rây lọc để loại bỏ phần bã. Cho sữa vào nồi, đun nhỏ đến khi sôi, thêm đường rồi thưởng thức.

Sữa đậu nành lá dứa

Cách làm sữa chua đậu nành

Sữa chua đậu nành với hương vị thanh mát và thành phần giàu dinh dưỡng chắc chắn sẽ là món ăn giải nhiệt cực tốt cho cả gia đình bạn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hạt đậu nành (200g), sữa chua (1 hộp), nước (1 lít) các hũ thủy tinh nhỏ để đựng sữa, máy xay sinh tố, nồi, thùng xốp, rây lọc.

Hướng dẫn cách làm sữa chua đậu nành tại nhà

Bước 1: Ngâm đậu nành trong nước khoảng 6 – 8 tiếng cho các hạt đậu nở to. Cho đậu đã ngâm ra rổ, bóp mạnh và đãi sạch vỏ.

Bước 2: Cho đậu nành vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc qua rây. Đổ nước đậu vào nồi, đun sôi. Trong quá trình đun không nên để lửa quá to, luôn khuấy đều tay và vớt bớt bọt phía trên.

Bước 3: Khi sữa đậu nành đã sôi, bạn nêm nếm thêm đường cho vừa ăn và đợi sữa nguội bớt (còn khoảng 40 độ C).

Bước 4: Cho sữa chua vào sữa đậu nành, khuấy cho tan đều.

Bước 5: Chia sữa chua đậu nành vào các hũ thủy tinh đã chuẩn bị từ trước, đậy kín nắp sau đó xếp vào thùng xốp để ủ trong khoảng từ 6 – 8 tiếng (nên ủ qua đêm).

Bước 6: Sau khi ủ xong, cất các hũ sữa chua đậu nành vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Sữa chua đậu nành

Cách làm tào phớ từ sữa đậu nành

Tào phớ là món ăn ưa thích của nhiều người vào những ngày hè nắng nóng. Ngoài thưởng thức tại quán, bạn hoàn toàn có thể tự làm tào phớ tại nhà từ sữa đậu nành vừa thơm ngon, đảm bảo vệ sinh lại rẻ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hạt đậu nành (200g), nước (1,5 lít), lá Gielatin (5 lá), đường, gừng (1 củ nhỏ), máy làm sữa đậu nành, rây lọc.

Hướng dẫn cách làm tào phớ từ sữa đậu nành tại nhà

Bước 1: Ngâm đậu nành trong nước trong 6 – 8 tiếng để hạt đậu nở to. Dùng tay bóp mạnh và đãi hạt đậu với nước sạch để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài. Lá Gielatin ngâm 10 phút trong nước đá.

Bước 2: Cho nước và đậu nành vào trong máy làm sữa đậu nành, chọn chế độ phù hợp.

Bước 3: Khi đậu nành đã nấu xong, cho lọc qua rây và thêm một chút đường vào.

Bước 4: Cho lá Gielatin vào sữa đậu nành, khuấy đều cho tan hết.

Bước 5: Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bề mặt sữa, để nguội rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng.

Bước 6: Cho đường và nước vào nồi đun sôi, khuấy đều tay để đường tan hết. Đập nhỏ gừng cho vào cùng với nước đường.

Bước 7: Cho tào phớ ra bát, thêm một chút nước đường và thưởng thức thôi nào!

Làm tào phớ đơn giản từ sữa đậu nành

Cách làm váng sữa đậu nành

Váng sữa đậu nành – một món ngon nữa từ sữa đậu nành mà bạn không thể bỏ qua. Cách làm món này khá đơn giản. Hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây của chúng tôi:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hạt đậu nành (200g), nước (2 lít), ¼ thìa cà phê muối.

Hướng dẫn cách làm váng sữa đậu nành tại nhà

Bước 1: Ngâm đậu nành qua đêm (khoảng 6 – 8 tiếng), đãi sạch vỏ.

Bước 2: Cho đậu nành vào máy xay sinh tố cùng với khoảng 2 lít nước rồi xay cho thật nhuyễn mịn. Lọc hỗn hợp qua rây lọc để lấy phần nước.

Bước 3: Đổ sữa đậu nành trên vào một chiếc nồi rộng miệng, thêm muối, khuấy đều.

Bước 4: Bắc nồi lên bếp đun. Đến khi nồi sữa đậu nành sôi thì bật lửa riu riu. Chỉ sau vài phút, trên bề mặt nồi sẽ xuất hiện một lớp màng. Hãy đợi cho lớp màng này lan rộng và dày lên thành lớp.

Bước 5: Dùng một thìa gỗ hoặc đĩa gỗ để hớt lớp màng này lên rồi vắt lên dây phơi. Chỗ sữa còn lại tiếp tục đun nhỏ lửa để lớp váng sữa tiếp theo xuất hiện.

Bước 6: Khi váng sữa đậu nành đã ráo, bạn có thể dùng nó để chế biến các món ăn tùy thích.

Váng sữa đậu nành

Cách làm kem từ sữa đậu nành

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Sữa đậu nành (500ml), whipping cream (100ml), đường (7g), lòng đỏ trứng gà (4 quả). Sữa đậu nành bạn có thể làm theo những hướng dẫn trên của chúng tôi bằng máy xay sinh tố hoặc máy làm sữa đậu nành. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua sữa đậu nành từ bên ngoài.

Hướng dẫn cách làm kem từ sữa đậu nành tại nhà

Bước 1: Đánh tan lòng đỏ trứng gà với một nửa số đường đã chuẩn bị.

Bước 2: Cho sữa đậu nành và whipping cream vào nồi đun sôi.

Bước 3: Đổ sữa từ từ vào trứng, vừa đổ vừa khuấy đều tay

Bước 4: Cho hỗn hợp sữa trứng vừa rồi đun nhỏ lửa đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn.

Bước 5: Đợi đến khi hỗn hợp nguội thì cho vào hộp, để trong ngăn mát khoảng 1 tiếng rồi cho lên ngăn đá. Cứ khoảng 20 phút bạn lại lấy kem ra, dùng thìa đảo đều để tạo độ xốp cho kem (làm khoảng 4 – 5 lần).

Bước 6: Trang trí và thưởng thức!

Kem từ sữa đậu nành

Top 10 Kiểu Chụp Ảnh Gia Đình Đẹp Nhất Không Thể Bỏ Qua

Kiểu chụp ảnh chân dung gia đình

Đây là kiểu chụp ảnh dễ tạo dáng nhất và cũng được nhiều gia đình lựa chọn nhất bởi tất cả mọi người đều chụp đầy đủ và cân đối cả người, mặt mà không bị mất hình ở góc nào cả. Kiểu chụp ảnh gia đình đẹp này thường được các gia đình lựa chọn để phóng to treo trong phòng khách, phòng ngủ của bố mẹ nên cách tạo dáng khá đơn giản, mọi người chỉ cần cười nhẹ, trang phục nhẹ nhàng hài hòa.

Những việc còn lại như căn chỉnh hình sao cho cân đối, bắt nét, độ sáng ảnh…là do các thợ ảnh chuyên nghiệp làm. Và bức ảnh có đẹp hay không một phần lớn là do người thợ ảnh có tay nghề và chuyên nghiệp hay không. Do đó, việc lựa chọn studio để chụp ảnh chuyên nghiệp, uy tín là điều cần thiết.

Với cách chụp ảnh chân dung gia đình này thì được chia thành cách chụp cận mặt và chỉ lấy ngang người. Hoặc chụp lấy toàn bộ cả người thì các thành viên cần tạo dáng nhiều hơn nhưng cũng không quá khó để thực hiện được bức ảnh đẹp.

Kiểu chụp ảnh gia đình đầm ấm

Đây là kiểu chụp ảnh mà bố là nhân vật chính, bởi bố sẽ dang rộng tay để che chở, bao bọc cho cả nhà. Kiểu chụp ảnh này mang đến cảm giác ấm áp, hạnh phúc và bình yên bởi gia đình luôn có bố là chỗ dựa vững chắc.

Kiểu chụp ảnh gia đình vui vẻ

Đây là cách chụp ảnh thoải mái và tự nhiên với những bức ảnh được chụp trong lúc cả gia đình đang vui đùa hoặc thực hiện hoạt động nào đó cùng nhau một cách hạnh phúc và vui vẻ. Với kiểu chụp ảnh này thì các thành viên không cần tạo dáng mà chỉ cần thật thoải mái và nhiếp ảnh gia sẽ bắt được khoảnh khắc đẹp nhất. Không gian phù hợp cho kiểu chụp ảnh này thường là tại nhà hoặc đi dã ngoại, du lịch, picnic…

Kiểu chụp ảnh sanwich

Kiểu chụp ảnh gia đình đẹp này rất phù hợp với các gia đình có con còn nhỏ. Lúc đó, bố mẹ sẽ là vỏ bánh sanwich bao bọc những đứa con nhỏ ở giữa, thể hiện được tình yêu thương của bố mẹ dành cho các con.

Kiểu tạo dáng này ưu tiên cho những thành viên nhỏ ở giữa. Bố và mẹ sẽ là hai lát bánh mì bao bọc đứa con của mình. Nó thể hiện tình yêu thương của những ông bố bà mẹ dành cho những đứa con thiên thần của mình. Đây sẽ là một tạo dáng khá đặc biệt khi chụp ảnh gia đình.

Kiểu chụp ảnh nắm tay nhau

Kiểu chụp ảnh này rất dễ tạo dáng nhưng cần một không gian chụp ảnh đặc biệt một chút ví dụ như trên cánh đồng, nắm tay nhau đi qua đường, dưới tán cây, nắm tay nhau tung tăng trên bãi cỏ…

Những bức ảnh trong tư thế chụp ảnh này mang lại cảm giác vui vẻ, thân thiết và thoải mái cùng nhau. 

Kiểu chụp ảnh ngồi cùng nhau

Đây là kiểu chụp ảnh không mới và có thể chụp trong khung cảnh trong nhà, tại studio hoặc chụp ảnh dã ngoại đều có thể ứng dụng. Khi chụp tại nhà và studio, nhiếp ảnh gia thường yêu cầu các thành viên ngồi thành nhiều lớp từ cao xuống thấp. Thông thường sẽ là người già và trẻ nhỏ được ngồi phía trước, còn các thành viên cao lớn hơn sẽ đứng phía sau để tạo sự cân đối cho bức ảnh.

Khi chụp dã ngoại thì kiểu chụp ảnh ngồi cùng nhau lại thoải mái, tự nhiên hơn. Các thành viên ngồi ăn uống, đàn hát, nói chuyện cùng nhau trên bãi cỏ, hay chỉ đơn giản là ngồi cùng nhau dưới tán cây…Kiểu chụp ảnh này được nhiều gia đình trẻ, hiện đại lựa chọn hơn các gia đình có người già. 

Đây là kiểu chụp ảnh mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng cũng được nhiều gia đình lựa chọn cho album ảnh gia đình của mình. Điểm quan trọng của kiểu chụp ảnh này là mọi người tạo được tư thế đẹp, vui vẻ ấm áp hoặc thật hạnh phúc dưới ánh sáng mặt trời màu đỏ. Nhiếp ảnh gia chụp từ phía trước mặt trời nên hình ảnh thu được gần như là màu đen với ánh mặt trời đỏ ấm áp. Mang lại cho chúng ta cảm giác gia đình thật hạnh phúc và bình yên.

Ảnh viện Suri Studio

Add 1: Quận Đống Đa, 312 Xã Đàn – SĐT: 0247 5721051

Add 2: Quận Hoàn Kiếm, 160 Phố Huế – SĐT: 0243 944 0411

Add 3: Quận Cầu Giấy, 122 phố Trung Hòa – SĐT: 0243 6276 637

Hotline: 0988.677.207

Hotline đặt lịch: 0966.236.669

Website: http://www.suristudio.com/

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Món Ngon Làm Từ Chuối Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Cần Thơ trên website Jetstartakeontheworld.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!